CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI HUYỆN A LƯỚI
3.1. Phương hướng phát triển inh tế – xã hội huyện A Lưới và định hướng đổi mới c ng tác quản lý nợ thuế
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội huyện A Lưới 3.1.1.1 Quan điểm về định hướng phát triển
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nội lực trong huyện kết hợp với tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài. Xây dựng huyện A Lưới trở thành vùng kinh tế động lực, năng động phía Tây của tỉnh.
Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nâng cao vai trò và tăng tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng phát triển khu vực dịch vụ và kinh tế cửa khẩu thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất gắn với phát triển bền vững.
Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng bền vững, kiên cố hóa, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao đời sống nhân dân.
Đặc biệt, quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng, nhất là cho khu vực vùng sâu, vùng xa.
81
Gắn phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc; bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di tích gắn với các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.
Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Củng cố tuyến hành lang biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau.
3.1.1.2. Định hướng về phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2015, đạt 13,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tính đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 52,1%, ngành công nghiệp – TTCN - xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ chiếm 11,4%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt gần 6.000 tỷ đồng, bình quân đạt gần 1.200 tỷ đồng/năm. Tính đến năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn đạt 128,64 tỷ đồng, trong đó, huyện thu 19,29 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 17,6 triệu đồng/người/năm.
- Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đạt 16-17% trong đó giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng 24,0%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 22,0%/năm và nông lâm thủy sản tăng khoảng 9,0 – 10,0%/năm. Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện là: dịch vụ 22,0%; công nghiệp - xây dựng 43,0%; nông nghiệp 35,0%.; giá trị sản xuất bình quân đầu người trên 33-35 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020: 135 tỷ đồng (trong đó: phần huyện thu 34 tỷ đồng). [29]
82
3.1.1.3. Định hướng về phát triển văn hoá xã hội
- Tốc độ tăng dân số trung bình của huyện đến năm 2020 không quá 1,3%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn dưới 10%. Đến năm 2020 có khoảng 40 - 45% lao động được đào tạo nghề.
- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ em dưới 5 tuổi đến trường mầm non đạt trên 100%; có 95% học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi. Đến năm 2020 có 50%
số trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020 có 40% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Đến năm 2020 hầu hết số hộ được sử dụng nước sạch; 80% rác thải trên địa bàn thị trấn mở rộng được thu gom và xử lý trên 95% hộ gia đình nông thôn có ch chôn lấp, xử lý rác thải và có công trình vệ sinh 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.[29]
3.1.2. Định hướng đổi mới công tác quản lý nợ thuế
Trong những năm tới, mục tiêu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế. Các quy định xử lý đối tượng chậm nộp thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, và đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý một cách công bằng. Do vậy, khi đề xuất và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả cao nhất, cần quán triệt một số quan điểm sau:
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế và hiệu quả công tác quản lý thuế.
Thực tiễn ở huyện A Lưới cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, cố tình chây ỳ nộp thuế bằng nhiều thủ
83
đoạn tinh vi, hành vi chiếm đoạt tiền thuế còn diễn ra không chỉ ở một đơn vị, cá nhân mà còn ở các tổ chức. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế và biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế,thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật Nhà nước.
Hiệu lực của pháp luật thuế chỉ đạt được khi tất cả các khâu trong quy trình quản lý theo chức năng đều đạt hiệu quả. Mặt khác, tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế theo chức năng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, hiệu quả của từng khâu phải đặt trong mối quan hệ với các khâu còn lại và đặt trong hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung nếu công tác: kê khai kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra hay tuyên truyền h trợ NNT không đạt hiệu quả thì chắc chắn công tác quản lý nợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Công tác kê khai kế toán thuế không tốt thì cơ quan thuế sẽ không có dữ liệu chính xác để quản lý nợ thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện không tốt thì nợ cũng sẽ tăng lên, đồng thời việc nắm hồ sơ, tình hình của đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Công tác tuyên truyền - h trợ NNT không tốt thì NNT sẽ không hiểu đầy đủ chính sách thuế, điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế.
Với cách hiểu như trên, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phải nhằm mục tiêu tổng thể là nâng cao hiệu lực của hệ thống thuế, hiệu quả của công tác quản lý thuế từ đó mới phát huy đầy đủ tính hiệu lực của pháp luật thuế.
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh.
84
Đảm bảo số thu NSNN là một trong những mục tiêu cao nhất của công tác quản lý thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những công cụ để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, song song với mục tiêu đảm bảo số thu ngân sách Nhà nước thì các biện pháp quản lý thuế nói chung và quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế nói riêng vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi cho NNT hoạt động SXKD tốt, đảm bảo khuyến khích SXKD phát triển, nuôi dưỡng được nguồn thu cho NSNN. Hơn nữa, việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, sẽ tạo tiền đề để tăng tiềm lực tài chính của người nộp thuế, từ đó, góp phần giảm nợ thuế trong tương lai.
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải được thực hiện phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.
Cơ sở của quan điểm này là nguyên tắc lịch sử cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo đó, chính sách thuế nói chung và chính sách quản lý đôn đốc nợ nói riêng muốn đi vào thực tế cuộc sống thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh có thể dẫn tới vô hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn.