Rủi ro tín dụng Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế (Trang 23 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 7CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Rủi ro tín dụng Ngân hàng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:

Ngân hàng là một trung gian tài chính. Vai trò trung gian của Ngân hàng thể hiện qua việc Ngân hàng là đầu mối kết nối giữa các chủ thể của nền kinh tế. Trong đó, một phía là chủ thể có tiền, còn phía kia là chủ thể cần tiền. Trong vai trò trung gian, Ngân hàng có thể hứng chịu rủi ro đến từ cả hai phía. Trong luận văn này chỉ đề cập đến rủi ro khi cho vay.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng. Trong tài liệu

“Financial Institutions Management – A Modern Perspective”, Anthony Saunders định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi Ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của Ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng lẫn thời hạn”

Theo tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều có ghi trong cuốn “Bài tập và bài giải nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” thì : “Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động Ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.”

Theo khoản 1 điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực thiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Tựu trung lại, ta có thể rút ra các nội dung chính của rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn, lãi hoặc cả hai. Sự sai hẹn có thể là trễ hẹn hay không thanh toán.

- Rủi ro tín dụng dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm gía trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.

Rủi ro tín dụng là biểu hiện tập trung nhất của sự đánh đổi lợi nhuận – rủi ro.

1.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng Có nhiều lý do tại sao người ta quan tâm đến vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng: mục tiêu ban đầu là thận trọng, yêu cầu của quản lý như thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; mục tiêu thứ hai là do các yêu cầu đặc biệt khác. Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh Ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cụ thể:

- Đối với Ngân hàng bị rủi ro

Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi, các khoản chi phí) làm cho nguồn vốn Ngân hàng bị thất thoát, trong khi Ngân hàng vẫn phải trả tiền cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, nếu trầm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản.

- Đối với hệ thống liên Ngân hàng

Hoạt động của các Ngân hàng mang tính chất hệ thống, do đó, nếu một Ngân hàng có kết quả hoạt động xấu thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống liên Ngân hàng. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến các bộ phận kinh tế khác (cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua là một ví dụ). Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và chính phủ thì tâm lí sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đi rút tiền đồng loạt tại các NHTM làm cho các Ngân hàng này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Đối với nền kinh tế

Ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy, rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một Ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…

- Đối với quan hệ kinh tế đối ngoại

Rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống Ngân hàng – Tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của nước đó.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một Ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là Ngân hàng bị giảm lợi nhuận và phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi Ngân hàng không thu hồi được vốn gốc và lãi vay, dấn đến tình trạng Ngân hàng bị mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài và không có cách khắc phục sẽ gây

hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu và tìm ra những giải pháp góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng đối với mọi Ngân hàng.

1.2.3. Các loại rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Rủi ro mất vốn

Là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ. Bản chất của tín dụng Ngân hàng là ứng trước tiền cho doanh nghiệp, sau một chu kỳ sản xuất hoặc luân chuyển hàng hoá thì khách hàng mới có tiền trả nợ Ngân hàng. Nội dung ứng trước của tín dụng Ngân hàng càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Ngân hàng cho vay tín chấp thì mức độ rủi ro cao hơn cho vay có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá thì dễ chuyển đổi ra tiền và ít rủi ro hơn là tài sản thế chấp bằng bất động sản. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản kinh doanh (vì hơn 2/3 tài sản của Ngân hàng là các món cho vay và đầu tư). Do đó, nếu các món cho vay của Ngân hàng không được hoàn trả, Ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn lãi. Số tiền thiệt hại này khi đã vượt qua vốn tự có của Ngân hàng sẽ khiến cho Ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.

1.2.3.2. Rủi ro kỳ hạn

Là các khoản cho vay mà khi đến hạn, khách hàng vì một lí do nào đó vẫn chưa trả nợ cho Ngân hàng (chưa thu hồi được vốn, cố tình không trả, v.v…). Thông thường trường hợp này khách hàng sẽ xin Ngân hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ. Nếu lý do của khách hàng không được Ngân hàng chấp nhận, họ sẽ phải chịu lãi suất phạt. Khoản tiền thu hồi chậm này có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng vì nó luôn tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.

1.2.3.3. Rủi ro lãi suất

Quá trình chuyển hoá tài sản của Ngân hàng bao gồm việc huy động vốn và sử dụng vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các tài khoản nợ thường không cân xứng với kì hạn và độ thanh khoản của các tài sản có.

Vấn đề này có thể khiến Ngân hàng gặp rủi ro lãi suất. Hay nói cách khác, rủi ro về lãi suất là do Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao nhưng cho vay với lãi suất thấp. Rủi ro này thường xảy ra trong hai trường hợp:

- Huy động vốn ngắn hạn, đầu tư cho vay dài hạn - Huy động vốn dài hạn, đầu tư cho vay ngắn hạn.

1.2.3.4. Rủi ro tỷ giá

Rủi ro này thường diễn ra dưới hình thức của một chênh lệch giữa giá đặt mua và giá chào bán một tiền tệ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị các nước trên thế giới.

1.2.4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên:

Là các nguyên nhân bất khả kháng thường thuộc về thiên nhiên, thiên tai, địch hoạ, gây mất mát thiệt hại về tài sản của ngân hàng.

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế:

- Do sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới - Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế : Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với những thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị truờng. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các

khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu;

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa trong một số ngành đầu tư;

- Môi trường kinh tế không lành mạnh, nhịp độ tăng trưởng không ổn định, chu kỳ của nền kinh tế ngắn;

- Môi trường pháp lý không thuận lợi.

Nguyên nhân từ phía người vay:

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay;

- Khả năng quản lý kinh doanh kém;

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:

- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng;

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay;

- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự có hiệu quả.

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt, huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dãn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho cho tất cả chứ không một ngân hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như

hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân của rủi ro cho vay có thể mô tả theo sơ đồ sau:

Nguyên nhân có thể kiểm soát được:

1. Xem xét không kỹ khi cho vay 2. Không nhận biết được rủi ro 3. Không kiểm soát/theo dõi 4. Không xử lý kịp thời

Nguyên nhân không thể kiểm soát được

1. Sự đỗ vở trong kinh doanh của người vay

2. Biến động chính trị và các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)