Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ
3.3. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế
3.2.3. Chuyển đổi qui trình cấp tín dụng
Để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế trong điều kiện hoạt động kinh doanh hiện nay, Ngân hàng TMCP Á Châu đã ban hành kịp thời quyết định 66/QĐ-HĐTV-KH ký ngày 22/01/2014 của Hội Đồng thành viên Ngân hàng TMCP Á Châu về qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu và có hiệu lực từ ngày 01/02/2014.
Tại điều 20 của Quyết định có qui định quy trình xét duyệt khoản vay phải thực hiện qua ba khâu độc lập: Người thẩm định khoản vay - Người kiểm soát khoản vay - Người phê duyệt khoản vay. TMCP Á Châu – CN Huế cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc qui trình này kể từ ngày 01/02/2014.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế nơi cho vay
Người thẩm định khoản vay: tiếp nhận hướng dẫn khách hàng về điều kiện hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay theo qui định, người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay.
Người kiểm soát khoản vay: kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của người thẩm định và đề xuất cho vay hay không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay.
Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay.
Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền, người phê duyệt khoản vay chấp thuận cho vay và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế nơi phê duyệt khoản vay vượt thẩm quyền:
Người thẩm định khoản vay: tiếp nhận và tiến hành tái thẩm định khoản vay theo qui định, người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo tái thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay hoặc báo cáo Người kiểm soát khoản vay đề nghị Chi nhánh bổ sung làm rõ thêm về khoản vay.
Người kiểm soát khoản vay: kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo tái thẩm định của người thẩm định và đề xuất cho vay hay không cho vay hoặc yêu cầu Người thẩm định báo cáo rõ thêm về khoản vay.
Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào tờ trình của Chi nhánh, báo cáo tái thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), quyết định phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay theo thẩm quyền.
Căn cứ vào phê duyệt của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế cấp trên, Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế nơi cho vay thông báo cho khách hàng thực hiện theo các nội dụng phê duyệt; tiến hành ký hợp đồng tín dụng khi đáp ứng các điều kiện giải ngân (nếu có); thông báo từ chối ký hợp đồng tín dụng nếu phát hiện khoản vay không đầy đủ điều kiện theo qui định hoặc có phát sinh các yếu tố, nguy cơ rủi ro làm ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ ngân hàng, đồng thời báo cáo cấp phê duyệt cho vay.
Các khoản cho vay từ 50% trở lên so với thẩm quyền quyết định của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế phải được thông qua hội đồng tín dụng.
Các khoản vay được Trụ sở chính phê duyệt vượt thẩm quyền quyết định cho vay Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế TT Huế không được ủy quyền cho Phòng giao dịch, Chi nhánh loại III thực hiện nghiệp vụ giải ngân và quản lý khoản vay.
Phòng giao dịch được thực hiện nghiệp vụ giải ngân và quản lý khoản vay theo ủy quyền của Chi nhánh cấp trên đối với các khoản vay do Chi nhánh cấp trên trực tiếp thẩm định, phê duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
Do mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế bao gồm: Hội sở chính, các chi nhánh loại II, các Chi nhánh loại III và các phòng giao dịch nên qui trình cho vay sẽ được xét duyệt theo từng cấp và trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt.
Việc thực hiện qui trình này quyết định cho vay sẽ mang tính khách quan hơn, tăng cường khả năng giám sát. Từ đó, giúp cho việc nhận dạng RRTD tiềm ẩn và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Phòng tín dụng của Hội sở Chi nhánh là nơi thực hiện thẩm định các khách hàng và doanh nghiệp có nhu cầu vay số tiền lớn, là phòng chỉ đạo về nghiệp vụ chính của Chi nhánh trong công tác tín dụng do vậy, việc thành lập một tổ chuyên thẩm định cho vay doanh nghiệp do một lãnh đạo phòng phụ trách là rất cần thiết và ở mỗi Chi nhánh tại Phòng kế hoạch- kinh doanh cũng cũng cần cử một lãnh đạo phòng phụ trách công tác thẩm định và kiểm soát thẩm định cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh. Để hình thành nên một đội ngũ CBTD có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, dày dạn kinh nghiệm và kiến thức xã hội. Đây là nguồn lực cơ bản trong công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh.
Để chuyển qui trình cấp tín dụng mới này cần phải giải quyết 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, qui trình cho vay mới này ảnh hưởng tới quyền hạn của các bộ phận có liên quan đến quá trình cấp tín dụng, việc quyết định cho vay hay không cho vay sẽ phụ thuộc vào quyết định của tập thể, các bộ phận độc lập. Đây cũng là một trở ngại lớn khi chuyển đổi qui trình vì CBTD đã quen với cách thức cho vay truyền thống nên cần có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức liên quan đến bộ phận tín dụng, chuyển đổi về cách nghĩ, phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận.
Thứ hai, do thông tin tín dụng chưa đầy đủ. Quy trình mới lại yêu cầu tách bạch giữa các chức năng, nên cán bộ thẩm định (không trực tiếp tiếp xúc khách hàng) phải có đầy đủ thông tin để ra quyết định đúng đắn, hợp lý.
Thứ ba,việc phân định trách nhiệm phải rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý để đảm bảo sợ đây liên kết chặt chẽ, tránh sự e ngại, sợ trách nhiệm trong quá trình cấp tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Huế và khách hàng.