Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế
2.2.2. Tình hình huy động
Bảng 2.6: Tình hình huy động tại ACB Huế từ 2014 – 2016
ĐVT: triệu đồng Năm
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
SL % SL %
1. Theo
hình thức 711,360 878,666 1,173,744 167,306 23.5% 295,078 33.6%
- KKH đến
12 tháng 549,120 668,023 906,048 118,903 21.7% 238,025 35.6%
- Trên 12 tháng đến 60 tháng
162,240 210,643 267,696 48,403 29.8% 57,053 27.1%
- > 60 tháng 2. Theo loại
hình 711,360 878,666 1,173,744 167,306 23.5% 295,078 33.6%
- Tiền gửi
cá nhân 433,680 600,592 837,751 166,912 38.5% 237,159 39.5%
- Tiền gửi
KHTN 135,720 142,292 164,221 6,572 4.8% 21,929 15.4%
- Tiền gửi KH Doanh nghiệp
141,960 135,782 171,772 -6,178 -4.4% 35,990 26.5%
Nguồn: Bộ phận giao dịch và ngân quỹ Nguồn vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ so với nguồn vốn huy động
Dư nợ tín dụng
Tỷ lệ dự nợ so với nguồn vốn huy động 2014: 33,3%
Tỷ lệ dự nợ so với nguồn vốn huy động 2015: 32,8%
Tỷ lệ dự nợ so với nguồn vốn huy động 2016: 35,6%
=> Ta có thể thấy tỷ lệ này tương đối thấp.
Nguồn vốn huy động được chi nhánh phải bán vốn về Hội Sở, điều này không những mang lại thu nhập cho đơn vị và đảm bảo tính thanh khoản tốt cho cả hệ thống ACB.
Theo bảng 2.6 tình hình huy động của ACB Huế từ 2014 – 2016, tỷ lệ huy động vốn không kì hạn và trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Điều này phù hợp với cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Như thế, nó sẽ giúp cho chi nhánh hạn chế được rủi ro lãi suất bởi các khoản huy động ngắn hạn được đem cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng linh động hơn trong việc quản lý tài sản.
Khi phân theo loại hình cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi cá nhân luôn ở mức cao. Đây là một tín hiệu khả quan bởi nguồn vốn huy động từ KHCN chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi không kì hạn có chi phí huy động thấp. Doanh số huy động từ khu vực này càng nhiều, chi nhánh càng có cơ hội nâng cao thu nhập của mình.
Công tác quản lý dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá của tài sản có. Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng.
Theo quy định của Hôi sở ACB, để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành các cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh → Trung Tâm phê duyệt Tín Dụng Cá Nhân/Doanh Nghiệp (Phê duyệt theo cơ chế chuyên viên) → Ban Tín dụng cá nhân/doanh nghiệp Hội sở → Ủy Ban Tín dụng. Ủy Ban Tín dụng ACB
bao gồm các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và thành viên Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, Ủy Ban Tín dụng còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của Ban tín dụng các cấp. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiên trích lập DPRR tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản NQH theo quy định của HĐTD.
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế công tác quản lý dư nợ được thực hiện theo các quy định chung của Hội sở ACB, tuy nhiên để công tác này thực sự có hiệu quả Chi nhánh cũng rất linh động trong việc áp dụng những quy định này sao cho hiệu quả cao nhất nhưng vẫn duy trì được mối quan hệ bền vững với khách hàng. Các biện pháp cụ thể được áp dụng có thể mô tả như sau:
Đối với các khoản dư nợ thuộc nhóm một, nhân viên phụ trách thường xuyên theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, nếu có dấu hiệu gì nghi ngờ khả năng trả nợ của khách hàng hoặc những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tài sản của Ngân hàng phải báo cáo ngay với Trưởng đơn vị hoặc Trưởng bộ phận. Hàng ngày trước khi làm việc cán bộ tín dụng phải truy cập vào hệ thống TCBS xem tình hình trả nợ của khách hàng, nếu có khoản vay nào đến hạn trả (lãi hoặc gốc hoặc cả lãi và gốc) phải thông báo cho khách hàng đến trả ngay trong ngày hôm đó. Các khoản nợ đến hạn trong ngày tiếp theo thì gọi điện nhắc nhở khách hàng (nhắc nhở một cách ân cần và nhẹ nhàng chỉ mang tính chất nhắc nhở để khách hàng nhớ ngày mai có nợ phải trả Ngân hàng chứ không phải đòi nợ). Đối với các khoản nợ thuộc nhóm này nhân viên phụ trách phải hết sức tế nhị khi gọi điện nhắc nhở khách hàng
tránh tình trạng gây cho khách hàng cảm giác khó chịu khi bị nhắc nợ.
Đối với các khoản nợ nhóm hai, đây là bộ phận chiếm phần lớn trong số các món nợ quá hạn của Chi nhánh, do đó cần có các biện pháp mạnh hơn để buộc khách hàng trả nợ có như thế mới thu hồi đầy đủ các khoản đã cho vay. Các khoản nợ này tùy theo mức độ rủi ro của từng món mà Chi nhánh có các biện pháp khác nhau như: đốc nợ, khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm, các biện pháp khác...
- Đốc nợ : là việc áp dụng các biên pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa áp dụng biện pháp khởi kiện;
- Khởi kiện : là biên pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ;
- Xử lý tài sản bảo đảm: thông thường là phát mại tài sản bảo đảm;
- Các biện pháp khác : chuyển nợ sang Ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ (tỷ lệ này rất hạn chế, hiện tại ở chi nhánh không có khoảng vay nào áp dụng biện pháp này).
Đối với món nợ nhóm ba, Chi nhánh cũng sẽ áp dụng các biện pháp như nợ nhóm 2 tuy nhiên với mức độ mạnh hơn và cương quyết hơn.
Trưởng đơn vị sẽ cử nhân viên xử lý nợ đến làm việc với khách hàng thật cụ thể về tình hình của món nợ đó và buộc khách hàng phải có những cam kết nhất định đối với Ngân hàng. Trong thời hạn cam kết nếu khách hàng không thực hiện, Chi nhánh sẽ thông báo tình hình cho khách và tiến hành phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, trong quá trình này nếu gặp phải sự kháng cự nào của khách hàng thì Chi nhánh tiến hành Khởi kiện ra Tòa án Nhân dân để buộc khách hàng làm theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Tuy nhiên để xử lý và thu hồi được các món nợ này không phải là chuyện đơn giản, sẽ gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục và việc có bán được TSBĐ để thu hồi nợ không là điều quan trọng (mặc dù ACB đã có liên kết với Tòa án
Nhân dân trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn theo yêu cầu từ phía ACB), do đó không ai mong muốn rằng việc này sẽ xảy ra và chỉ áp dụng các biện pháp này khi mọi biện pháp trước đó đều bất thành.
Các món nợ thuộc nhóm bốn và nhóm năm, đối với các món vay bị chuyển sang nợ nhóm bốn và năm chi nhánh chuyển hồ sơ cho công ty xử lý nợ (ACBA) và chi nhánh đảm nhận công tác hỗ trợ nhân viên ACBA xử lý các món nợ này. Khi đã chuyển cho ACBA xử lý nợ chi nhánh không thu được bất lãi trong hạn và lãi phạt mà chỉ thu được nợ gốc, phần còn lại thuộc về ACBA nên thiệt hại về lợi nhuận của chi nhánh rất lớn. Tuy nhiên đây là hai nhóm nợ có mức độ rủi ro cực lớn nên Chi nhánh hạn chế tối đa không để các khoản cho vay của mình rơi vào nhóm này, khi bắt đầu phát sinh nợ ở nhóm hai và mức cao hơn là nhóm ba thì Trưởng đơn vị phải có những chỉ đạo để bằng mọi cách phải thu hồi được nợ tránh mọi tình trạng có thể phát sinh nợ nhóm bốn.
Để việc quản lý dư nợ được hiệu quả thì khi giải ngân vốn vay cho khách hàng, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp để đảm bảo sao cho món vay đó thực sự có hiệu quả, và khi có những biến động hoặc thay đổi gì từ phía khách hàng vẫn không ảnh hưởng gì đến tài sản của ngân hàng.
Tại ACB Huế công việc này được thực hiện một cách có hệ thống và đúng theo những quy định của Hội sở ACB cụ thể như sau:
- Trong quá trình thẩm định khách hàng tất cả mọi hồ sơ khi nhận đầy đủ, công tác thẩm định phải được thực hiện ít nhất là hai nhân viên:
- Nhân viên phân tích tín dụng phải phân tích khách hàng trên mọi khía cạnh liên quan đến khách hàng như : tư cách, năng lực, sự tín nhiệm, việc thế chấp, các điều kiện khác, sự kiểm soát.
- Nhân viên thẩm định tài sản (AREV) tiến hành thẩm định tất cả mọi tài sản mà khách hàng đem cầm cố thế chấp để vay vốn. Việc thẩm định tài sản do công ty thẩm định giá và địa ốc ACB phụ trách, công ty này có nhân
viên làm việc trực tiếp tại chi nhánh, hiện ở ACB Huế có 2 nhân viên.
Nhân viên AREV chuyên làm công tác thẩm định nên có nhiều thuận lợi khi tiến hành thẩm định nên con số định giá rất chính xác, điều này tạo điều kiện cho nhân viên phân tích tín dụng quyết định một mức cho vay chính xác hơn.
- Tất cả các hồ sơ vượt mức phán quyết của Ban Tín dụng Chi nhánh (hiện tại 2 tỷ đồng) phải trình cấp cao hơn để phê duyệt (Trung Tâm phê duyệt tín dụng → Ban Tín dụng Hội sở → Ủy Ban tín dụng) để phê duyệt.
- Tất cả tài sản khách hàng cầm cố, thế chấp để vay vốn Chi nhánh đều yêu cầu mua bảo hiểm cho tài sản đó theo đúng quy định (xe ô tô phải mua bảo hiểm thân vỏ xe, tài sản trên đất phải mua bảo hiểm cháy/nổ/hỏa hoạn…).
- Khi thẩm định khách hàng nhân viên thẩm định phải tập hợp tất cả thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: phỏng vấn, quan sát thực tế, lấy thông tin tín dụng từ CIC, đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài các báo cáo khách hàng cung cấp cần phải có thông tin từ báo cáo kiểm toán nếu cần thiết.
- Khách hàng là doanh nghiệp thì khi cho vay họ phải cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính, trên cơ sở các báo cáo này để tính điểm tín dụng thông qua chương trình Scoring để đánh giá xếp loại khách hàng có chất lượng hay không?, triển vọng có tốt không?. Kết quả này cùng với những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm của nhân viên để quyết định có cho vay hay không.
- Thường xuyên phân loại đánh giá khách hàng vay để trích lập dự phòng, hàng quý phải xếp loại khách hàng theo chương trình phân loại nợ Scoring.
- Thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Trích lập DPRR đúng theo quy định của NHNN và của ACB.
- Khi đã giải ngân cho khách hàng vay nếu có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng và khách hàng vi phạm các quy định trong hợp đồng Chi nhánh sẽ thu hồi nợ trước hạn theo quy định.
- Theo quy định của ACB, việc cầm cố hàng tồn kho của khách hàng để vay vốn rất hạn chế, chỉ áp dụng đối với hình thức cầm cố hạt nhựa và các nhà phân phối có ký hợp đồng hợp tác với Hội sở ACB (nhà phân phối có bảo lãnh của công ty mẹ).
Để công tác quản lý rủi ro cho vay đạt hiệu quả cao, sao cho hoạt động cho vay vừa đảm bảo yêu cầu phát triển, an toàn và hiệu quả ACB áp dụng các biện pháp sau cho các Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch:
- Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001- 2000 vào các qui trình hoạt động.
- Quy định, phân công, phân quyền, hạn mức cho từng bộ phận.
- Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nầng cao trình độ cho nhân viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Hệ điều hành hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.
- Định kỳ đánh giá lại hiệu quả của công tác quản lý rủi ro vận hành để có các biện pháp cải tiến kịp thời.
- Trích lập kịp thời DPRR.
- Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên của của ACB.
- Tổng hợp phân tích nguyên nhân của rủi ro trong quá trình vận hành để rút ra bài học phòng ngừa và xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay.
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế việc quản lý rủi ro cho vay trước hết phải thực hiện theo các quy định chung của Hội Sở ACB, còn phải có những biện pháp riêng sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của địa bàn hoạt động. Hiện tại ở Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
chưa có bộ phận chuyên trách để làm công việc quản lý rủi ro tín dụng, công việc này vẫn được thực hiện theo sự giám sát của Trưởng đơn vị ở mức độ quản lý tập trung và sự quản lý trực tiếp của nhân viên cho vay đối với món vay đó.
Đối với việc quản lý danh mục cho vay Hội sở ACB cũng có những quy định chung và bắt buộc các Chi nhánh phải thực hiện đúng theo quy định chuẩn này: Sau khi đã xây dựng và triển khai việc thực hiện danh mục cho vay, TCTD cần phải thường xuyên theo dõi và quản lý quá trình vận hành của hoạt động tín dụng, đảm bảo phù hợp với danh mục cho vay đã được phê chuẩn. Việc theo dõi và quản lý danh mục cho vay cần được thực hiện chi tiết theo từng khoản mục, trong đó đặc biệt chú ý đến từng khoản vay có tính chất như sau:
Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng có giá trị lớn;
Các khoản tín dụng cung cấp cho cổ đông và người thân;
Các khoản cho vay mà việc chi trả vốn gốc hoặc lãi đã quá hạn;
Các khoản cho vay đã được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.
Để quản lý danh mục cho vay các TCTD cần phải tiến hành các công việc sau đây:
Quản lý và theo dõi khoản vay:
- Xác minh : bộ phận theo dõi cho vay phải có trách nhiệm xác minh công nợ, việc xác minh thường được thực hiện theo nguyên tắc nhằm mục đích không để lộ thông tin về tính chất hợp đồng vay nợ với chủ nợ;
- Đến thăm hỏi : các TCTD là người phải chịu trách nhiệm về tính an toàn cho mình do đó chính họ phải đến thăm khách hàng và thực hiện kiểm tra tại chỗ;
- Kiểm tra tại chỗ : khi đã cho vay tiền, bên cho vay có thể cần thực hiện kiểm tra tại chỗ. Một trong những cơ chế giám sát quan trọng nhất chủ
nợ cho vay căn cứ trên tài sản có thể áp dụng chính là kiểm tra tại chỗ. Có bốn hình thức kiểm tra tại chỗ thường được áp dụng sau:
+ Khảo sát;
+ Kiểm tra định kỳ;
+ Kiểm tra đặc biệt;
+ Kiểm tra trước khi cấp vốn.
- Chứng từ : cũng như mọi hình thức tín dụng thương mại căn cứ trên tài sản, có rất nhiều yêu cầu về các loại chứng từ và những loại chứng từ này cũng không phải đặc thù riêng có của loại hình cho vay này. Các loại chứng từ quan trọng cần có khi cho vay là:
+ Ủy thác ký kết vay nợ;
+ Giấy nhận nợ (tín dụng) quay vòng;
+ Thỏa thuận bảo đảm;
+ Đăng ký quyền nắm giữ tài sản thế chấp;
+ Thỏa thuận tín dụng quay vòng;
+ Bảo lãnh cá nhân;
+ Thỏa thuận cấp ưu tiên thấp hơn.