Phân loại nhóm nợ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế (Trang 32 - 36)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 7CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng

1.3.3. Phân loại nhóm nợ

Phân loại nợ là việc phân chia các khoản nợ trong danh mục cho vay của TCTD vào các nhóm khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của khoản nợ đó đối với TCTD.

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD, do khách hàng không

thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro rín dụng xuất hiện ở hầu hết các sản phẩm ngân hàng cung cấp, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của khách hàng;

- Rủi ro tín dụng được cụ thể hoá bằng “Tỷ lệ lỗ dự kiến”. Tỷ lệ lỗ dự kiến là một đại lượng đo lường mức độ tổn thất của TCTD đối với từng khoản vay. Đại lượng này là tích số của: Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ, xác suất vỡ nợ, tỷ lệ lỗ khi thanh lý tài sản bảo đảm. Tỷ lệ lỗ dự kiến được tính toán thông qua mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD.

1.3.3.2. Quy định chung

- Trong thời gian tối đa 03 năm kể từ ngày 22/4/2005 (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN “ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” có hiệu lực thi hành), TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD.

- Trường hợp khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

1.3.3.3. Phân loại nhóm nợ

Việc phân loại nợ và lập DPRR tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ ngày 22 tháng 4 năm 2005 . Quyết định này được

hiểu là các hướng dẫn nhằm giúp Ngân hàng ước tính tốt hơn về rủi ro tín dụng của mình.

Cho đến 31/12/2007, các khoản nợ cho vay khách hàng được phân thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau:

a. Phân loại nhóm nợ theo thời gian quá hạn (1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

(2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu.

(3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2;

- Các khoản được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

(4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

(5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại lần ba trở lên;

- Nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lý.

Trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh;

- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm;

- Khách hàng không cung cấp cho ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, đầy đủ và chính xác để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

b. Phân loại nhóm nợ theo định tính.

Căn cứ vào kết quả từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xác định rủi ro đối với từng khách hàng, TCTD phân loại khách hàng vào các nhóm nợ tương ứng và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định. Trong trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản vay tại TCTD thì tất cả các khoản vay này cùng được xếp vào chung trong một nhóm nợ. Theo đó các nhóm nợ được định nghĩa như sau:

(1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

Là các khoản nợ mà khách hàng đã thực hiện các cam kết trả nợ tốt và không có nghi ngờ gì về việc thanh toán đầy đủ lãi và gốc.

(2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Tổn thất cuối cùng ước tính sẽ không xảy ra trong giai đoạn này nhưng có thể xảy ra nếu những điều kiện bất lợi vẫn tiếp tục tồn tại.

(3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

(4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và TCTD dự trù sẽ gánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi sau khi đã tính đến giá trị thực tế của tài sản bảo đảm.

(5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Là các khoản nợ được TCTD đánh giá không còn khả năng thu hồi sau mỗi nỗ lực thu hồi nợ như phát mãi tài sản đảm bảo, tố tụng.

@ Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ:

- Nhóm 1 : 0%

- Nhóm 2 : 5%

- Nhóm 3 : 20%

- Nhóm 4 : 50%

- Nhóm 5 : 100%

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)