Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ
3.4. Một số kiến nghị khác
3.4.2. Kiến nghị đối với Chi nhánh
- Chi nhánh cần không ngừng tăng cường tính độc lập, tự chủ của mình trong các hoạt động (trong giới hạn cho phép của Hội sở), để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có đầy đủ đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn vững vàng.
- Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tiếp thị hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh đến với khách hàng, Phải thu hút lôi kéo được nhiều khách hàng về với Chi nhánh có như thế mới khuếch trương được hình ảnh của ACB.
- Phải tạo ra một sự độc đáo, khác biệt của Chi nhánh trong giao dịch với khách hàng. Mọi giao tiếp phải hương đến sự thân thiện, lịch thiệp và văn minh.
- Tiếp tục đẩy mạnh huy động và tăng cường cho vay. Một mặt là để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, mặt khác có như thế mới mở rộng thị phần của Chi nhánh trên địa bàn tạo tiền đề cho việc mở thêm phòng giao dịch.
- Phải chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực của Chi nhánh, do đó phải
tuyển dụng những nhân viên thực sự tốt và tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên.
- Phải có những chương trình nghiên cứu thị trường, khách hàng một cách khoa học để có những thay đổi sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của Chi nhánh và nhu cầu của khách hàng.
- Hoàn thành các thủ tục để việc mở Phòng giao dịch được thực hiện nhánh chống.
- Bộ phận thẩm định tài sản phải xây dựng được hệ thống bảng giá về các loại tài sản để công tác thẩm định giảm bớt thời gian, tránh mất nhiều thời gian chờ đợi của nhân viên thẩm định tín dụng.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tín dụng tốt là nhân tố chủ yếu quyết định thành công của ngân hàng. Ngược lại, thất bại của các ngân hàng phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề tín dụng. Do đó, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong hoạt động của bất cứ ngân hàng nào. Trong luận văn này tôi đã trình bày được một số vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dung và có những vấn đề chưa tiếp cận được như sau:
Đề tài đã tiếp cận được những vấn đề cơ bản trong quản lý rủi ro cho vay nói chung và của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế nói riêng, tìm hiểu được nguyên nhân của những rủi ro trong cho vay của ngân hàng và các biện pháp khắc phục cũng như xử lý khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên đây là một đề tài rất lớn còn nhiều vấn đề chưa tiếp cận được.
Đề tài đã đưa ra những nhận xét đánh giá chủ quan của người viết về vấn đề quản lý rủi ro cho vay tại ACB-Huế trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh và thực tế vấn đề quản lý rủi ro ở đây. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp và kiến nghị để hoạt động nói chung và hoạt động cho vay của Chi nhánh thực sự có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, với khả năng phân tích chưa sâu sắc, thời gian tìm hiểu và nghiên cứu ở Chi nhánh không nhiều nên có những vấn đề chưa tiếp cận được, chưa sát với thực tế đó là nhược điểm lớn nhất của đề tài. Bên cạnh đó, đề tài chưa làm rõ được sự liên kết hợp tác giữa các nhân viên ngân hàng trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng của đơn vị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB giao thông vận tải, Hồ Chí Minh.
2. Lê Thị Hồng Diệu (2008), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đăng Đờn (1997) ‘‘Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại ’’, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh.
5. Vũ Văn Đĩnh (2010) “ Biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định” luận văn thạc sỹ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
6. Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng 2006 của Học viện Ngân hàng.
7. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí ngân hàng, số 16, trang 33-35.
8. Nguyễn Tuấn Hải (2012) “Rủi ro tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng ”, Luận văn thạc sỹ, đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
9. Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt nam – cách tiếp cận từ tính chất sử hữu”, Tạp chí Ngân hàng, Số 23, trang 10-12.
10. Trần Huy Hoàng (2004), Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, Phát triển kinh tế
11. Hệ thống hóa các văn bản, định chế của AGRIBANK Việt nam 2012, 2013 và 2014.
12. Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
13. Nguyễn Minh Kiều, “Bài tập và bài giải nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Lao động xã hội, 2008, Tp Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Minh Kiều “2008, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản, Tài chính.
15. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề năm 2005, trang 23-29.
16. Nguyễn Thị Kim Nhung (2006), “Xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính góp phần giải phóng vốn đầu tư phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 8, trang 5-7,12.
17. NHTM Cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế, Bảng cân đối kế toán năm 2014 - 2016, Huế.
18. NHTM Cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 - 2016, Huế.
19. NHTM Cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế, Phòng kinh doanh, Bộ phận tín dụng, Báo cáo hoạt động cho vay năm 2014 – 2016, Huế.
20. NHTM Cổ phần Á Châu, Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Quản lý rủi ro tín dụng, 2009, Tp Hồ Chí Minh.
21. Q Phan Đức Quang (2006), “Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí ngân hàng, số 11, tháng 06/2006.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12.
23. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD”, 2005, Hà Nội
24. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN “ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, 2005, Hà Nội 25. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng”, NXB, Thống kê Hà Nội.
26. Nguyễn Anh Tuấn (2006) “Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo hiệp định Basell II và việc áp dụng tại Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, trường đại học Ngoại Thương Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2006), “Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay”, Tạp chí ngân hàng, số 15, tháng 08/2006.
28. Nguyễn Văn Tiến (2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản, thống kê - Hà Nội.
29. T Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản, Thống kê – Hà Nội.
30. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày – Quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng, 2010, Hà Nội
31. Trang web của ACB www.acb.com.vn Tiếng Anh
1. Anthony Saunders, “Financial Institutions Management – A Modern Perspective”.