CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
3.3.2. Kiến nghị với Hội sở chính
Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, xác định đây là điểm đột phá để sắp xếp lại cơ cấu lao động, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, phấn đấu thanh toán điện tử trong toàn hệ thống BIDV. Từng bước thực hiện sản phẩm gửi tiền một nơi, lĩnh nhiều nơi, thẻ thanh toán, chuyển tiền nhanh, nối mạng với một số doanh nghiệp lớn. Hiện nay, một số đơn vị sản xuất kinh doanh có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rải từ thành thị đến nông thôn, việc thanh toán tiền hàng trở nên gánh nặng cho doanh nghiệp cũng như đại lý, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Qua mạng chuyển tiền điện tử của hệ thống BIDV từ thành thị đến nông thôn sẽ giúp cho các doanh nghiệp này thanh toán nhanh chóng hơn.
- BIDV cần tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông qua tập trung hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng các Trung tâm dữ liệu, mạng truyền thông; nâng cao hiệu năng hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin, tối ưu hóa năng lực xử lý của các hệ thống, bảo trì, quản lý vận hành tốt các hệ thống, đảm bảo giao dịch ổn định, thông
suốt.
- Lựa chọn đầu tư vào công nghệ phần mềm hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động ngày càng hiện đại của dịch vụ NHĐT; Nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật hiện đại để đồng bộ hóa hệ thống kỹ thuật cả về phần cứng và phần mềm xử lý.
- Ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin.
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với dịch vụ internet banking, trên lĩnh vực công nghệ, BIDV cần tiếp tục chú trọng đầu tư vào công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu từ các nước có công nghệ tiên tiến.
- Phát triển kênh phân phối thông qua trang bị máy ATM, POS cho các Chi nhánh cấp I, II, III trong hệ thống.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần chủ động xây dựng và điều hành chính sách giá phù hợp với đặc điểm của từng vùng thị trường và khách hàng khác nhau đồng thời nâng cao sức cạnh tranh về giá theo hướng:
Có chính sách giá phù hợp, hấp dẫn với từng đối turong khách hàng như: Số lượng tiền gửi cảng cao thì mức lãi suất khách hàng nhận được càng cao, khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể chỉ phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, đối với những khách hàng truyền thống, hoạt động có hiệu quả và có uy tín thì được hưởng ưu đãi.... Chính sách này sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng, hạn chế việc khách hàng tìm kiếm ngân hàng khác, như vậy, Chi nhánh sẽ giảm thiểu chi phí cơ hội trong việc xác lập quan hệ với khách hàng nhưng lại có được một lực lượng khách hàng ổn định bền vững. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần quan tâm tìm hiểu giá cả của đối thủ cạnh tranh từ đó có chiến lược về giá cho phù hợp. Nếu chất lượng sản phẩm tốt và mức giá hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác thì khả năng thu hút khách hàng sẽ cao hơn. Hơn nữa, việc tìm hiểu thông tin phản hồi từ khách hàng là rất cần thiết để ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất và phí cạnh tranh.
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến đảm bảo cho phát triển bền vững.
Chuẩn hóa các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo quản lý nội bộ phục vụ công tác quản trị điều hành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những kết quả đạt được về phát triển dịch vụ NHĐT của BIDV Hà Đông trong giai đoạn 2020 - 2022 cùng những hạn chế và nguyên nhân hạn chế Luận văn đã phân tích ở chương 2, Chương 3 của luận văn đã đưa ra 4 giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ NHĐT tại Chi nhánh. Các giải pháp được đưa ra có đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp, phối hợp của một số cơ quan, ban hành. Vì vậy tác giả đã đưa ra một số kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính để cơ chế, động lực, điều kiện cho Chi nhánh phát triển tốt hơn dịch vụ NHĐT trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và rộng lớn cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ toàn cầu của dịch vụ NHĐT là điều kiện tốt cho NHTM Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện thông tin, kỹ thuật, biện pháp ngăn chặn rủi ro, kinh nghiệm tổ chức... để từ đó thực hiện phát triển dịch vụ NHĐT trong nước. Luận văn “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Đông” đã thực hiện được một số kết quả sau đây:
Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về dịch vụ NHĐT của các NHTM và các chỉ tiêu phản ánh cùng các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng.
Qua việc đánh giá thực tiễn triển khai các hoạt động phát triển dịch vụ NHĐT tại BIDV Hà Đông và các kết quả đã đạt được, tác giả đã rút ra được những thành công, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hoạt động này. Từ đó đưa ra được những giải pháp để phát triển dịch vụ NHĐT mang tính chất đúng đắn, kịp thời cho Chi nhánh.
Ngoài ra, Luận văn còn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và BIDV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Hà Đông phát triển dịch vụ NHĐT trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ và giới hạn về khả năng và kinh nghiệm của bản thân nên luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và có kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, Hà Nội.
2. Cox, David (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Trần Văn Dũng (2020), "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Tài chính, số (2), ngày 06/01/2021, tr.10-15.
4. Bùi Thị Thùy Dương, Đàm Văn Huệ (2013), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 188 (II), tr.37-47;
5. Nguyễn Phan Yến Dương (2016), “Dịch vụ ngân hàng điện tử xu hướng thanh toán trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số (16) tháng 8/2016.
6. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Fatimah, F.O, & Suyanto, A. (2016), “Analysis Factor of Using Internet Banking in Indonesia”, Management and Organizational Studies, 3(2), 10-15.
8. Hamdi (2015), “An Empirical Examinating of Consumer Adoption of Mobile Banking (M-Banking)” Journal of Internet Commerce.
9. Lê Quốc Hải (2016), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
10. Tô Thiện Hiền (2021), "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank - Chi nhánh Phú Tân, An Giang", Tạp chí Công Thương, Số 1, tháng 1 năm 2021.
11. Ihab Ali El-Qirem (2013), “Critical factors influencing E-Banking service adoption in Jordanian commercial bank: a proposed model”, International business research, Vol.6, No.3, tr299.
12. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Đông (2020, 2021, 2022), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020,
2021, 2022 Hà Đông.
13. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Hà Nội.
14. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.
15. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, Hà Nội.
16. Quốc hội (2017), Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
17. Sadaf Firdous và Rahela Farooqi (2017), “Impact of internet banking service quality on customer satisfaction ”, Journal of Internet Banking and Commerce.
18. Samar Rahia và cộng sự (2020), “Factors affecting the quality of internet banking:
Customer Perspectives", Journal of Management Science.
19. Trần Thị Thanh Thanh (2015), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thăng Long.
20. Hoàng Thị Phương Thảo (2022), Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng.
21. Nguyễn Văn Tiến (2014), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
22. Nguyễn Thu Trang (2018), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
23. Lưu Quang Vũ (2022), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hồng Yến (2019), Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Kính thưa Quý Ông/ Bà:
Tôi là Đoàn Ngọc Mai - Học viên Cao học của Trường Học viện Ngân hàng.
Hiện nay tôi đang thực hiện công trình nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Đông”. Để việc nghiên cứu được khách quan, chính xác, làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị phù hợp, trân trọng Kính mong sự hợp tác của Quý Ông/ Bà bằng cách Ông/bà trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi cam kết bảo mật thông tin cá nhân, thông tin riêng của Quý Ông/ Bà.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phần 1: Thông tin khách hàng
Họ và tên người được khảo sát:………Tuổi……..
Giới tính: ...
Thời gian sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV:
Dưới 1 năm
Từ 1 đến 3 năm
Trên 3 năm
Điện thoại liên hệ:………
Phần 2: Phần câu hỏi khảo sát
Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi khảo sát bằng cách đánh dấu (X) vào lựa chọn cho mỗi câu hỏi với quy ước: 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý;
3 là bình thường; 4 là đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý.
Quý Ông/ Bà trả lời dựa trên sự so sánh các vấn đề được hỏi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Đông và các ngân hàng khác mà Quý Ông/ Bà đã có giao dịch trong quá khứ.
Nội dung khảo sát:
STT Câu hỏi Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
1 Sự tin cậy
1.1 Ngân hàng thực hiện đúng cam kết đã đưa ra với
khách hàng
1.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động ổn định, chính
xác
1.3 Các thắc mắc luôn được ngân hàng giải quyết thỏa
đáng.
1.4 Các thông báo, cảnh báo từ ngân hàng được đưa ra
đúng lúc, kịp thời
2 Sự đáp ứng
2.1 Các thông tin đăng ký dịch vụ của anh/chị được thực
hiện nhanh chóng
2.2 Thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch đơn
giản, thuận tiện
2.3 Hồ sơ mở tài khoản, đăng ký đơn giản, phù hợp 2.4 Các sai sót được điều chỉnh nhanh chóng và có
thông báo đến khách hàng
2.5 Hệ thống NHĐT thường xuyên nâng cấp hệ
thống và bổ sung tiện ích mới
3 Sự đảm bảo
3.1 Giao dịch viên có kiến thức, kỹ năng truyền đạt, giới
thiệu sản phẩm dịch vụ tốt
3.2 Nhân viên ngân hàng trả lời rõ ràng, chính xác thắc
mắc của khách hàng
3.3 Giao dịch viên có phong cách văn minh, lịch sự 3.4 Nhân viên ngân hàng luôn cung cấp thông tin dịch
vụ cần thiết cho khách hàng
4 Sự cảm thông
4.1 Các vướng mắc của anh/chị được nhân viên ngân