Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chi cục thủy lợi nghệ an (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH

1.5. Đánh giá chung về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi ở nước ta hiện nay

1.5.2. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng

Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Nguồn vốn hàng năm từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm tỷ trọng lên tới 25÷30% GDP. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát công trình xây dựng là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên và xuyên suốt, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của dự án và sự an toàn, đời sống của người dân.

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…, đảm bảo chất lượng xây dựng. Bên cạnh những công trình đạt chất lượng cũng còn nhiều công trình chất lượng kém không đáp ứng được yêu cầu sử dụng như sụt lún, thấm dột, đổ sập, …, gây thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng con người. Nguyên nhân dẫn đến các công trình xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quản lý của nhà nước trong hoạt động xây dựng còn nhiều bất cập và sự yếu kém trong công

tác quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay. Công tác quản lý chất lượng xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị, thực hiện, khai thác theo sơ đồ sau:

Hình 1.3: Các giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình 1.5.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn đầu của dự án xây dựng là ý tưởng của người có quyền lực trong cơ quan nhà nước, hoặc một cá nhân, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng góp hoặc huy động vốn vì lợi ích công và lợi ích tư đưa ra. Đây là vấn đề chủ quan nên có nhiều dự án đầu tư dàn trải, với nguồn vốn đầu tư lớn, xây dựng công trình xong không phát huy hiệu quả (Kênh Lam Trà).

1.5.2.2. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi

Giai đoạn này cần phân tích sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô, hình thức đầu tư, lựa chọn địa điểm xây dựng, lựa chọn phương án, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư nên vai trò của Tư vấn là rất quan trọng. Hiện nay, bên cạnh những đơn vị tư vấn chất lượng

vẫn còn nhiều đơn vị tư vấn năng lực hạn chế, chậm đổi mới, tính cạnh tranh thấp, dẫn đến chất lượng tư vấn đầu tư thấp nên các nhà thầu và nhà đầu tư chịu rủi ro cao.

1.5.2.3. Giai đoạn nghiên cứu khả thi

Giai đoạn này cần kiểm tra lại các những căn cứ, sự cần thiết, hình thức đầu tư, phương án địa điểm, giải phóng mặt bằng, giải pháp xây dựng, vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư, tiến độ dự án. Nhiều dự án chủ đầu tư chưa chú trọng đến tổng mức đầu tư, tổng tiến độ, phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch vốn dẫn đến dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh.

1.5.2.4. Giai đoạn thiết kế

Giai đoạn này là giai đoạn đưa ý tưởng dự án thành hiện thực, cần chú trọng trong khâu khảo sát, thiết kế. Nhiều Tư vấn không đủ năng lực chuyên môn vẫn nhận được hợp đồng dẫn đến các công trình thiết kế mắc lỗi, khảo sát không kỹ, thiếu số liệu thống kê, thiết kế thiếu kinh nghiệm, không tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn, làm sai sót trong hồ sơ, thông đồng với chủ đầu tư gây thất thoát tiền của nhà nước dẫn đến khó khăn trong quá trình thi công và quyết toán công trình.

Hình 1.4: Sự cố sạt lở mái kênh đập Châu Bình

Công trình kênh tiêu nước Châu Bình thuộc dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An), có chiều dài gần 10 km, đi qua 2 xã Châu Bình và Yên Hợp (Quỳ Hợp). Dự án

Công trình kênh tiêu nước Châu Bình được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với mức vốn đầu tư 756 tỉ đồng. Theo Ban quản lý dự án Bản Mồng, dự án kênh tưới tiêu Châu Bình đã hoàn thành trên 98% hạng mục công trình. Tuy nhiên, bờ kênh đã bị sạt lở với chiều dài gần như toàn tuyến, đất mái kênh bị sạt lở nghiêm trọng do quá trình thiết kế chưa khảo sát kỹ địa chất.

1.5.2.5. Giai đoạn đấu thầu

Trong khâu lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư không đủ thông tin để đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu. Các nhà thầu đưa ra giá dự thầu thấp. Nhiều nhà thầu năng lực yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu vẫn trúng thầu dẫn đến quá trình thực hiện cắt giảm nhiều chi phí, thay đổi biện pháp thi công, bớt xén các công đoạn, không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, buông lỏng trong quản lý chất lượng và bằng mọi cách để hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận bất chấp sự an toàn của người lao động.

1.5.2.6. Giai đoạn thi công

Giai đoạn này, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Ở nước ta, vấn đề này chưa coi trọng, đặc biệt là trong quản lý nhà nước, công tác thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo. Khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm, xử lý vụ việc đối với các bên liên quan không rõ ràng.

Lực lượng quản lý xây dựng còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa tổ chức thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước. Quy định về chủ đầu tư cũng vậy, dù không đủ năng lực vẫn được giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng, tất sẽ dẫn đến công tác quản lý dự án không đảm bảo.

Ngoài ra vai trò của giám sát là rất quan trọng, trong khi đó công tác đào tạo đội ngũ Tư vấn giám sát (TVGS) chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất lượng TVGS không đảm bảo. Sự phối hợp giữa các đơn vị giám sát như TVGS, giám sát chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát cộng đồng ở một số công trình chưa được chặt chẽ.

Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng của cơ quan nhà nước còn chưa sâu sát, ít quan tâm đến giai đoạn thực hiện dự án, chỉ chú trọng “hậu kiểm” hoặc

xử lý qua quýt sau khi sự cố công trình xảy ra. Việc phân giao trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng công trình. Các sự cố công trình thủy lợi vẫn thường xảy ra như:

Công trình hồ thủy lợi Sông Dinh, trên địa bàn huyện Hàm Tân xảy ra mưa lớn tạo ra lũ quét làm hư hỏng, lún sụp một phần hạng mục cầu máng số 3, thuộc gói thầu số 5B, Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3, Đơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp Cửu Long và Đơn vị thiết kế do Tổng Công ty tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam. Về nguyên nhân xảy ra sư cố, theo thiết kế phê duyệt, tuyến cầu máng số 3 dài 304m. Trên tuyến cầu máng có 12 lốc với chiều dài 122 m bị lún sụp phải khắc phục. Nguyên nhân gây ra sự cố, theo nhận định ban đầu có yếu tố do mưa lớn tạo ra lũ quét làm lún sụp móng trụ cầu máng kéo theo thân cầu máng bị sụp. Mặt khác, có phần liên quan đến nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế. Để xác định rõ, chính xác nguyên nhân, sau khi xin chủ trương cho phép của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo thuê đơn vị tư vấn kiểm định xây dựng đánh giá chất lượng, nguyên nhân xảy ra sự cố hư hỏng làm rõ và có văn bản báo cáo chính thức với UBND tỉnh.

Hình 1.5: Sự cố hỏng trụ cầu máng dẫn nước hồ chứa nước Sông Dinh 3

Về biện pháp chỉ đạo khắc phục, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở giao nhà thầu tư vấn thiết kế nghiên cứu phương án, đề xuất giải pháp khắc phục cả về trước mắt và lâu dài cho công trình. Đồng thời, chỉ đạo nhà thầu thi công tháo dỡ ngay toàn bộ phần cầu máng bị lún sụp mất ổn định; tập trung thiết bị, vật tư, lao động bằng mọi biện pháp khẩn trương thi công, quá trình tháo dỡ phải tuyệt đối an toàn lao động.

Kinh phí sử dụng từ nguồn chi phí kiểm định chất lượng công trình của dự án. Sau khi có kết quả kiểm định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm, nếu do nguyên nhân chủ quan thì các đơn vị gây ra sự cố công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức kiểm định nguyên nhân sự cố trên.

1.5.2.7. Giai đoạn khai thác, vận hành, sử dụng

Những sai sót trong quá trình sử dụng dẫn đến sự cố công trình xây dựng: Hệ thống thoát nước của công trình bị hư hỏng, hệ thống của van đóng mở, hệ thống quan trắc không hoạt động, … và không được sửa chữa hư hỏng kịp thời và duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Các công trình chịu tác dụng ăn mòn của môi trường, hoá chất không được bảo dưỡng sửa chữa kịp thời và thường xuyên. Khi sửa chữa làm tăng tải trọng của công trình. Các sự cố công trình thủy lợi vẫn thường xuyên xảy ra. Theo báo cáo tại Hội thảo về Sự cố các công trình xây dựng ở Việt Nam do Bộ Xây dựng tổ chức tháng 12/2015 thì có 600 hồ có đập bị thấm ở mức độ mạnh và 695 hồ có đập bị biến dạng mái; 15 hồ có tràn xả lũ bị nứt và 885 hồ có tràn xả lũ bị hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu năng; 851 hồ hư hỏng tháp cống; 72 hồ có cống hỏng tháp van, cửa phai. Năm 2014 Hồ chứa nước Đầm Hà Động xảy ra sự cố vỡ đập phụ hồ chứa nước Đầm Hà Động, tỉnh Quảng Ninh do mực nước tràn qua đỉnh đập.

Hình 1.6: Gãy cửa van ở hồ chứa nước Đầm Hà Động

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chi cục thủy lợi nghệ an (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)