Hệ thống văn bản dưới Luật

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chi cục thủy lợi nghệ an (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG

2.1.2. Hệ thống văn bản dưới Luật

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [2] về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Đây là văn bản dưới luật hết sức quan trọng, gắn liền với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Quản lý chất lượng công trình là nhiệm vụ của các đơn vị tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý khai thác và sử dụng công trình. Về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được thể hiện trong chương 4 của nghị định với các điều khoản sau:

Trong giai đoạn khảo sát, ngoài sự giám sát của CĐT, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát.

Trong giai đoạn thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, nhất thiết phải có các hoạt động quản lý chất lượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

* Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình (điều 25):

- Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

- Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.

- Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng.

- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng.

- Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết

kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

- Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.

- Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

* Nghiệm thu công việc xây dựng (điều 27):

- Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một

hạng mục công trình theo trình tự thi công.

- Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

- Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Và còn một số điều khoản khác như:

- Giám sát thi công xây dưng (điều 26);

- Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng (điều 29);

- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (điều 28);

- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng (điều 30) - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (điều 31); Và còn một số điều khoản khác.

Thông tư số 10/2013/TT-BXD [5] quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, phân cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác và sử dụng công trình được thể hiện trong chương 3 với các điều khoản sau: Kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng (điều 16);

Trước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu; kế

hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:

+ Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;

quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng công trình.

+ Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng.

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.

+ Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị;

xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu.

+ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ trong thi công xây dựng.

+ Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các biểu mẫu kiểm tra; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.

+ Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong thi công xây dựng. Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là người nước ngoài thì ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt Nam và tiếng Anh.

Trong giai đoạn bảo hành, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu

sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó. Ngoài ra còn có giám sát của cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng.

Như vậy, quản lý chất lượng công trình xây dựng cần được coi trọng trong tất cả các giai đoạn từ giai đoạn khảo sát thiết kế thi công cho đến giai đoạn bảo hành của công trình xây dựng.

+ Các nội dung khác có liên quan theo quy định của hợp đồng thi công xây dựng.

Và còn một số điều khoản liên quan khác; Các văn bản, nghị định khác:

Nghị định 59/2015/NĐ-CP [6], ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện, xã thì việc quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ. Mặt khác, sau khi phân bổ vốn, Chủ đầu tư có quyền thực hiện các công đoạn chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, bản vẽ, phê duyệt đấu thầu, mời thầu nên thường xảy ra tình trạng thông đồng để đấu thầu thành công.

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP [7] hướng dẫn về hợp đồng xây dựng thay thế cho Nghị định số 48/2010/NĐ-CP và Nghị định 207/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung 1 số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hoạt động xây dựng có nhiều nội dung chưa phù hợp. Đó là việc chỉ áp dụng đối với các hợp đồng thuộc dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên; quy định giá hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh gây khó khăn cho quá trình thực hiện; quy định về việc điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá cố định và theo thời gian còn chưa phù hợp; quá trình thực hiện các loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh việc kiểm tra, xác định giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu theo giá thị trường gặp nhiều khó khăn.

Nghị định 32/2015/NĐ-CP [8] về quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình quy định chỉ được điều chỉnh tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự án là chưa phù hợp. Hệ thống định mức được công bố chưa đồng bộ, thiếu nhiều định mức công tác đặc thù, công nghệ ít được đổi mới gây vướng mắc trong thanh toán hoặc tranh chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra; một số định mức chi phí tỷ lệ % quy định chưa phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn ĐTXD và quản lý dự án.

- Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ- CP [6] về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 18/2/2015 của Chính phủ về quy hoạch và bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng thi công xây dựng công trình;

Và các văn bản, các quy định nhà nước hiện hành liên quan đến quản lý chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chi cục thủy lợi nghệ an (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)