Khảo sát chuyên gia đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chi cục thủy lợi nghệ an (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG

2.6. Khảo sát chuyên gia đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Qua phân tích, nghiên cứu của tác giả đã nêu ở mục 2.5 và tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, các nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công đã được nêu lần lượt theo mức độ quan trọng như Hình 2.1. Trong đó, nhân tố quan trọng nhất bao quát hết tất cả các nhóm nhân tố đó là nhân tố con người. Con người yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng công trình xây dựng. Con người ở đây không đơn thuần là những người trực tiếp thi công và giám sát tại công trình mà còn bao gồm những con người đã tham gia vào quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, đó là những người khảo sát, thiết kế, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, quản lý dự án rồi đến những công nhân trực tiếp thi công trên hiện trường,... Trong lĩnh vực xây dựng công trình, có thể kể đến các công trình lớn đã được xây dựng trong thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia nước ngoài cùng với sự cố gắng của các kỹ sư, công nhân trong nước như Thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, đường dây 500KV Bắc Nam,...

2.6.2. Thang đo trong tham khảo chuyên gia

Qua quá trình tham khảo từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, nhận thấy trong nghiên cứu có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng. Để đảm bảo tính khách quan, trong nghiên cứu sẽ sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. 5 mức độ ảnh hưởng là: (1) Rất ít ảnh hưởng; (2) Ít ảnh hưởng; (3) Ảnh hưởng; (4) Ảnh hưởng đáng kể; (5) Ảnh hưởng rất đáng kể. Cách thức xây dựng thang đo Likert được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định, đặt tên biến muốn khảo sát

Bước 2: Tham khảo các nghiên cứu trước đó, tham khảo tài liệu, sách báo, để lập nên một danh sách các câu hỏi liên quan tới nhân tố.

Bước 3: Xác định các câu trả lời tương ứng với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Bước 4: Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, kiểm tra lại toàn bộ bảng câu hỏi bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia. Từ các ý kiến chuyên gia, bảng câu hỏi sẽ được chỉnh sửa về hình thức thể hiện, sửa đổi bổ xung những phần còn thiếu.

Bước 5: Sắp xếp bảng câu hỏi theo cách phân chia các câu hỏi thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ, mỗi nhóm câu hỏi có liên quan tới một hay nhiều thành phần, đối tượng của dự án.

Từ việc nghiên cứu và tham vấn các ý kiến chuyên gia về các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến công tác giám sát chất lượng thi công công trình, tác giả đã tổng hợp lại thành các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, các nhân tố trên được mô tả bằng sơ đồ như sau:

Hình 2.1: Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng GS thi công Trên cơ sở đánh giá của chuyên gia kỹ thuật, tri thức kinh nghiệm của chuyên gia kỹ thuật và bằng phương pháp cảm quan để xem xét hiện trường.

- Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp tại hiện trường, Hệ thống đảm bảo chất lượng của Doanh nghiệp;

- Đánh giá chất lượng công trình sau ít nhất là 6 tháng được nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác sử dụng;

- Đánh giá Hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng thi công;

- Đánh giá sự phù hợp của thiết kế qua khai thác sử dụng và việc khai thác sử dụng công trình đúng với công năng thiết kế.

- Bảng khảo sát được trình bày ở phần phụ lục.

Kết luận Chương 2

Ở Chương 2 tác giả giới thiệu về cơ sở lý luận chung của công tác giám sát thi công xây dựng công trình gồm có Quy định về công tác giám sát, Quy định về năng lực của tổ chức tư vấn giám sát về năng lực của nhà thầu thi công, các phương pháp và công cụ giám sát chất lượng xây dựng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng công trình cũng như các tiêu chí đánh giá công tác giám sát chất lượng công trình.

Những cơ sở khoa học và lý luận chỉ ra ở chương này đã bao hàm đầy đủ các nội dung cần thiết trong công tác giám sát chất lượng xây dựng trong giai đoạn thi công. Nhìn chung, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hội nhập quốc tế thì trong những năm qua các hệ thống văn bản pháp lý, công nghệ thi công và quản lý chất lượng, ... không ngừng được hoàn thiện, cập nhật và nâng cao. Các đơn vị Chủ đầu tư cần phải nắm bắt và theo kịp những thay đổi mới này, không những góp phần vào việc nâng cao năng lực giám sát tại cơ quan mà còn cần phải có những đề xuất, góp ý thay đổi nhằm phù hợp với thực tiễn và trong tương lai gần.

Trình bày được một số đặc điểm và xác định được nhóm nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

Từ đó tác giả đã chỉ rõ những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và một số tiêu chí đánh giá công tác quản lý của các yếu tố tác động đến chất lượng thi công công trình. Do đó, chất lượng các công trình xây dựng hiện nay đang ngày càng được quản lý thật chặt chẽ để đảm bảo mọi dự án khi hình thành luôn đạt được hiệu quả về kinh tế, xã hội như mong muốn và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực giám sát thi công công trình thủy lợi tại Ban.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chi cục thủy lợi nghệ an (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)