Các hình thức đấu thầu [1]

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tư vấn tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc ninh (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THIẾT KẾ

2.1 Các hình thức và phương thức đấu thầu của tư vấn thiết kế

2.1.1 Các hình thức đấu thầu [1]

2.1.1.1 Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không han chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham gia đấu thầu. Hình thức này được áp dụng trong đấu thầu.

- Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

- Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh cao, hạn chế tiêu cực, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.

2.1.1.2 Đấu thầu hạn chế

- Đấu thầu hạn chế là hình thức chỉ có một số lượng nhà thầu nhất định tham gia dự thầu ( ít nhất là ba nhà thầu), được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

- Danh sách nhà thầu tham dự do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở đánh giá của bên mời thầu về năng lưc, kinh nghiệm. Điều kiện áp dụng hình thức này chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu gói thầu, do yêu cầu của nguồn vốn sử dụng và do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

2.1.1.3 Chỉ định thầu

- Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo và ký kết hợp đồng. Nhà thầu được lựa chọn có những điều kiện nhất định mà những nhà thầu khác không đáp ứng được.

- Chỉ định thầu được áp dụng đối với các gói thầu khắc phục hoặc xử lý khẩn cấp hậu quả do các nguyên nhân bất khả kháng; gói thầu cần đảm bảo tính bí mật của nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng cộng đồng hoặc không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề; Gói thầu di dời các công

22

trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác GPMB; gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng phục vụ thi công xây dựng công trình...

Việc thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

+ Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

+ Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

+ Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

+ Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ Điều 54 Nghị định 63/NĐ-CP [4] quy định hạn mức chỉ định thầu: đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công không quá 500 triệu đồng; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp không quá 01 tỷ đồng; đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên không quá 100 triệu đồng.

23 2.1.1.4 Chào hàng cạnh tranh

- Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới một định mức nhất định nào đó.

- Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu.

- Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc phương tiện khác.

- Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.

Căn cứ Điều 54 Nghị định 63/NĐ-CP [4] quy định hạn mức chào hàng cạnh tranh: Đối với quy trình thông thường có giá trị không quá 5 tỷ đồng; với quy trình rút gọn, gói thầu dịch vụ phi tư vấn không quá 500 triệu đồng; Gói thầu mua sắm hàng hóa, Gói thầu xây lắp đơn giản không quá 1 tỷ đồng; Gói thầu mua sắm thường xuyên không quá 200 triệu đồng.

2.1.1.5 Mua sắm trực tiếp

- Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.

- Các nhà thầu khác được tham gia gói thầu nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó và nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp.

2.1.1.6 Tự thực hiện

- Là hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

24

2.1.1.7 Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

- Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. (Các nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, Vệ tinh như VinaSat 01 và vinaSat 02)

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc riêng biệt, đặc thù mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2.1.1.8 Tham gia thực hiện của cộng đồng

- Áp dụng với những gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; gói thầu có quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

“Đối với các gói thầu tư vấn thiết kế thường sử dụng 3 hình thức lựa chọn nhà thầu đó là: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế và Chỉ định thầu”

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tư vấn tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)