Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường (7p)
* Hậu quả:
- Gây ung thư và các đột biến.
- Các chất mới có thể gây đột biến gấp rất nhiều lần chất phóng xạ.
* Biện pháp: Cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi
người? bệnh tật di truyền.
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
trường.
HOẠT ĐỘNG 3,4: Hoạt động luyện tập,vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
1/ Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì? (MĐ1
2/ Cơ sở di truyền học trong luật hôn nhân gia đình như thế nào? Giải thích cơ sở sinh học của điều luật trên? (MĐ2)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án:
1/ Ở nội dung 1.
2/ - Cơ sở khoa học của điều luật quy định: “Hôn nhân một vợ, một chồng; Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 -> 4 đời không được kết hôn với nhau”
- Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ Nam/Nữ nói chung xấp xỉ là 1 : 1 và nếu xét riêng ở tuổi trưởng thành (tuổi có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật) thì tỉ lệ đó cũng xấp xỉ 1 : 1 => Điều luật quy định ...là có cơ sở khoa học.
- Vì: các đột biến gen lặn khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp Aa, tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần thì sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể đồng hợp ->
biểu hiện kiểu hình gây hại -> Đây là 1 trong những nguyên nhân làm suy thoái nòi giống =>
Điều luật quy định ... là có cơ sở khoa học và phù hợp) Biểu diễn bài học trên sơ đồ tư duy
3/ Hãy giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên: Người phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? (MĐ3)
3/- Về mặt sinh học: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ sinh ra bị mắc bệnh, tật di truyền tăng theo độ tuổi sinh đẻ của người mẹ, đặc biệt là khi người mẹ từ ngoài 35 tuổi trở đi, vì ở tuổi này trở đi, yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào bố, mẹ nhiều hơn và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.
- Về mặc sức khỏe: Việc sinh con ở ngoài độ tuổi 35 sẽ kéo dài sự lo toan con cái và gia đình ở người phụ nữ làm giảm sức khỏe của người mẹ -> ảnh hưởng đến công tác.
3. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi -Trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc bài 31.
*****************************************************************
CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
I. Nội dung chuyên đề 1. Mô tả chuyên đề Sinh học 9
+ Bài 31. Công nghệ tế bào + Bài 32. Công nghệ gen
+ Bài 40. Ôn tập học kì 1 (Di truyền và biến dị) + Kiểm tra học kì 1.
+ Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phấn gần + Bài 35. Ưu thế lai
+ Bài tập tự thụ phấn ở thực vật + TH – Tập dợt thao tác thụ phấn
+ TH – Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
- Chuyên đề được học sau khi học sinh đã nghiên cứu xong các cơ chế di truyền, giúp học sinh nghiên cứu những ứng dụng di truyền học trong đời sống thực tế.
3. Thời lượng của chuyên đề
II. Tổ chức dạy học chuyên đề Tổng
số tiết
Tuần thực hiện
Tiêt theo PPCT
Tiết theo chủ đề
Nội dung của từng hoạt động Thời gian của từng hoạt động
2 16,17, 18
32 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
công nghệ tế bào 10 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng
công nghệ tế bào 25 phút
33 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
15 phút Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng công
nghệ gen 25 phút
37
3 Hoạt động 5: Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa giống
15 phút Hoạt động 6: Tìm hiểu nguyên nhân của
hiện tượng thoái hóa giống 10 phút Hoạt động 7: Tìm hiểu vai trò của
phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết
10 phút
38
4 Hoạt động 8: Tìm hiểu hiện tượng ưu
thế lai 10 phút
Hoạt động 9: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
10 phút Hoạt động 10: Tìm hiểu các phương
pháp tạo ưu thế lai 15 phút
34 5 Ôn tập học kì I 1 tiết
35 6 Kiểm tra học kì 1 tiết
1. Mục tiêu chuyên đề 1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết
- Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.
- Học sinh hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen.
- Học sinh nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.
1.1.2. Thông hiểu
- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
1.1.3. Vận dụng
- Từ kiến thức về khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học hs biết ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
1.1.4. Vận dụng cao
- Ứng dụng kiến thức đã học về công nghệ gen và công nghệ tế bào để ứng dụng vào thực tế trong sản suất tạo giống cây trồng co năng suất cao.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, nhận biết, vận dụng kiến thức, trình bày, phản hồi, lắng nghe.
- Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời) : con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.
1.3. Thái độ
- Có kiến thức, nhìn nhận đúng đắn đầy đủ về công nghệ tế bào.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học.
1.5. Phương pháp dạy học
* Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi - Dạy học theo nhóm
- Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật:
- Kỹ thuật phòng tranh
- Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề Nội
dung
Mức độ nhận thức Các Kn/NL
hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
cao Bài 31.
Công nghệ tế bào
- Nắm được khái niệm công nghệ tế bào, các công đoạn của công nghệ tế bào
- Tìm hiểu các ứng dụng của công nghệ tế bào trong đời sống sản xuất
- Giải thích được cơ sở khoa học của các ứng dụng công nghệ tế bào trong đời sống
- Tìm hiểu các thành tựu về công nghệ tế bào trong thực tế ở Việt Nam
* Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác,
* Năng lực chuyên biệt:
NLkiến thức sinh học Bài 32.
Công nghệ gen
- Nắm được khái niệm công nghệ gen, các công đoạn của công nghệ gen
- Tìm hiểu các ứng dụng của công nghệ gen trong đời sống sản xuất
- Giải thích được cơ sở khoa học của các ứng dụng công nghệ gen trong đời sống
- Tìm hiểu các thành tựu về công nghệ gen trong thực tế ở Việt Nam
* Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác,
* Năng lực chuyên biệt:
NLkiến thức sinh học Bài 34.
Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Nắm được khái niệm thoái hóa.
- Nguyên nhân gây thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần.
- Giải thích được nguyên
nhân gây
thoái hóa giống do tự thụ phấn và giao phối gần theo cơ sở khoa học.
- Vận dụng hiện tượng đã học biết được lợi ích của việc tự thụ phấn và giao
phối gần
trong sản xuất.
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt:
Năng lực kiến thức sinh học.
Bài 35.
Ưu thế lai
- Nắm được thế nào là ưu thế lai.
- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- Giải thích trên cơ sở khoa học tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 và giảm dần qua các thế hệ.
- Nắm được các phương pháp tạo ưu thế lai.
- Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai trong thực tế ở Việt
Nam =>
những lợi ích khi thực hiện ưu thế lai.
* Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác,
* Năng lực chuyên biệt:
NLkiến thức sinh học IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập
1. Nhận biết
Câu 1. Công nghệ tế bào gen là gì?
Câu 2. Công nghệ tế bào gồm những công đoạn thiết yếu nào?
Câu 3. Có những ứng dụng của công nghệ tế bào trong thực tế?
Câu 3. Nêu khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen?
Câu 4. Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào?
Câu 5. Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chính nào của đời sống?
Câu 6. Nêu hiện tượng thoái hóa giống ở động vật và thực vật?
Câu 7. Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống?
Câu 8. Nêu hiện tượng ưu thế lai ở thực vật?
Câu 9. Nêu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ?
Câu 10. Trong đời sống, người ta sử dụng phương pháp gì để tạo ưu thế lai 2. Thông hiểu
Câu 11. Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
Câu 12. Cho biết vai trò của Công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống?
Câu 13. Hiện tượng thoái hóa giống được biểu hiện ở cây tự giao phấn như thế nào?
Câu 14. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa. Cho ví dụ?
Câu 15. Nêu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng cơ thể F1 để nhân giống?
Câu 16. Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 17. Lai kinh tế là gì? Cho ví dụ?
3. Vận dụng
Câu 18. Để nhận được mô non, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
Câu 19. Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào?
Câu 20. Theo em, hiện nay người ta dùng những phương pháp nào để hạn chế sự tự phấn.
4.Vận dụng cao
Câu 21. Trong công nghệ tế bào, tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống như dạng gốc?
Câu 22. Nêu ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 23. Ở VN, đã có những thành tựu tạo trong công nghệ gen được đưa vào ứng dụng thành công trong đời sống và sản xuất?
Câu 24. Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để nhằm mục đích gì?
Câu 25. Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới những hình thức nào? Cho ví dụ và phân tích?
V. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên:
- Các tranh ảnh trong SGK Sinh học 9/ Bài 31, 32, 34, 35.
- Sưu tầm các hình ảnh về những thành tựu khoa học kĩ thuật trong công nghệ gen, công nghệ tế bào, các hình ảnh về các hiện tượng như thoái hóa giống, ưu thế lai.
- Phiếu chấm
- Laptop và máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các tranh ảnh về công nghệ gen, công nghệ tế bào, ưu thế lai, thoái hóa giống,…
- Ảnh về các thành tựu khoa học của việc ứng dụng di truyền học.
VI. Hoạt động dạy và học