PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
+ Địa lý 9 - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng
lực hướng tới trong chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
1. Quần thể sinh vật
- Nêu được khái niệm quần thể sinh vật.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể.
(Câu 1,5,6)
- Phân tích các ví dụ, xác định quần thể sinh vật.
- Lấy được ví dụ minh họa một quần thể sinh vật, ví dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
(Câu 7,8,9 )
- Xác định và phân tích được đặc điểm của các quần thể sinh vật ở địa phương và đặc
trưng của
chúng.
(Câu 15)
Xác định những ảnh hưởng của môi trường đến các quần thể này.Từ đó có biện pháp tác động vào quần thể.
(Câu 22)
- NL định nghĩa - NL quan sát.
- NL giao tiếp - NL hợp tác
2. Quần thể người
So sánh quần thể người với quần thể sinh vật khác.
(Câu)
- Giải thích lí do quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người , liên quan tới vấn đề dân số.
- Phân tích, so sánh 2 dạng tháp dân số.
- Phân tích ảnh hưởng của tăng dân số tới phát triển xã hội.
( Câu 10,11,12,13)
- Nhận định tình hình gia tăng dân số ở địa phương.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sự gia tăng dân số ở địa phương.
Ảnh hưởng của tăng dân số tới đời sống xã hội.
- Đề ra các biện pháp thực tế nhằm hạn chế gia tăng dân số ở địa phương.
(Câu
- NL quan sát - NL Tìm kiếm MLH:
giữa con người và môi trường.
- NL giao tiếp - NL hợp tác
- NL phân tích
3. Quần xã sinh vật
- Nêu được khái niệm quần xã sinh vật, cân bằng sinh học.
- Nêu được các dấu hiệu
- Phân biệt quần xã với quần thể.
- Lấy được ví dụ minh họa các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
- Mô tả được một số dạng biến đổi
Xác định và phân tích được đặc điểm của các quần xã ở địa phương.
( Câu 16)
Xác định những ảnh hưởng của môi trường đến các quần xã ở địa phương. Từ đó có biện pháp tác
- NL định nghĩa - NL quan sát.
- NL giao tiếp - NL hợp tác
điển hình của quần xã.
( Câu 2,3)
phổ biến của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định, và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.
( Câu 14)
động vào quần xã.
4. Hệ sinh thái
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
- Xác định thành phần của HST.
(Câu 4)
- Lấy được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
- Phân tích các mối quan hệ trong HST.
- Xác định các HST, thành phần HST ở địa phương.
- Vẽ được sơ đồ chuỗi, lưới thức ăn.
(Câu 17,18)
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay ở địa phương.
- Đề ra các biện pháp bảo vệ, phát triển các HST.
(Câu 19→26)
- NL định nghĩa - NL quan sát.
- NL giao tiếp
- NL hợp tác
IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH NHẬN BIẾT
1 Thế nào là quần thể sinh vật? Lấy ví dụ minh họa.
2 Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
3 Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật.
4 Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
5 Vẽ sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể.
6
Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
- Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.
- Tập hợp các con voi trong vườn thú, Hà Nội.
- Tập hợp các con cá mè cùng loài trong ao đình.
- Tập hợp các con chim công trong vườn thú, Hà Nội.
- Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.
- Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú.
THÔNG HIỂU
7 Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.
8 Hãy lấy 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
9 Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
10 Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật hác không có?
11 Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
12
Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau:
a. Thiếu nơi ở b. Thiếu lương thực c. Thiếu trường học, bệnh viện d. Ô nhiễm môi trường e. Chặt phá rừng f. Chậm phát triển kinh tế
g. Tắc nghẽn giao thông h. Năng suất lao động tăng
13 Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì?
14 Trình bày mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã?
VẬN DỤNG
15
Cho bảng số lượng cá thể của 3 loài sau:
Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha
a. Em hãy vẽ tháp tuổi của từng loài trên và cho biết tháp đó thuộc dạng tháp gì?
b. Nêu biện pháp thích hợp tác động vào các quần thể.
16
Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật ở địa phương em và trả lời câu hỏi sau:
- Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó.
- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
- Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.
17 Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái ở địa phương em và phân tích các thành phần chính trong HST đó.
18
Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ Bò Người
Em hãy cho biết vì sao người không sống trong vùng bị nhiễm chất độc, nhiễm xạ … vẫn có khả năng bị bệnh liên quan đến hóa chất, chất phóng xạ?
VẬN DỤNG CAO
19 Con người phải có trách nhiệm gì để góp phần phát triển bền vững môi trường?
20
Sau khi thu hoạch mùa màng xong bà con nông dân thường có thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng, thậm chí ngay cả trên đường giao thông gây hiện tượng khói bụi và mất an toàn giao thông. Theo em, hành động này ảnh hưởng như thế nào đến HST?
21 Hãy vẽ một lưới thức ăn của HST đồng ruộng tại địa phương (ít nhất 10 mắt xích).
Phân tích mối quan hệ của các loài trong lưới thức ăn đó.
22 Cho các quần thể sau: Cào cào, ếch, thỏ, rắn, thực vật, chuột, đại bàng, vi sinh vật.
a. Hãy thành lập lưới thức ăn giữa các quần thể
b. Nêu điều kiện để quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật.
c. Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã đó để chứng minh rằng:
+ Có thể bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia.
+ Bảo vệ loài này đồng thời lại gây tác hại cho loài kia.
d. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì trạng thái cân bằng của quần xã sẽ biến động như thế nào?
23
Một lưới thức ăn đơn giản thuộc hệ sinh thái trên cạn gồm 6 loài và nhóm loài như trong sơ đồ dưới đây (mũi tên chỉ dòng năng lượng):
B
A D F E
C
a/ Hãy cho biết các loài, nhóm loài trên thuộc mắt xích dinh dưỡng nào?
b/ Nếu nguồn thức ăn bị nhiễm độc thuốc trừ sâu DDT, loài động vật nào trong lưới thức ăn sẽ bị nhiễm độc nặng nhất? Vì sao?
24
Trong một vùng nước biển có các loài thủy sinh: tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, sứa, mực, trùng bánh xe, tôm, cá nhỏ, ốc, trai, lơn biển, tảo silic, tảo đỏ và cá lớn.
Mỗi loài tùy theo đặc điểm sinh thái mà phân bố chủ yếu Ở một lớp nước, từ lớp nước bề mặt tới các lớp nước phía dưới và vùng đáy biển.
Hãy sắp xếp các loài trên theo bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái.
25
Cho quần xã sinh vật có lưới thức ăn sau:
a. Em hãy cho biết: loài nào là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật tiêu thụ bậc 3, sinh vật tiêu thụ bậc 4?
b. Giả sử chim ăn hạt là loài chim quý hiếm cần được bảo vệ thì việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu có phải là biện pháp hữu hiệu hay không? Vì sao?
26 Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường nói chung và môi trường ở địa phương em nói riêng?
V. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên:
- Các tranh ảnh trong SGK Sinh học 9/ Bài 47, 48, 49, 50/ Trang 139->153
- Sưu tầm các hình ảnh về quần thể, quần xã, hệ sinh thái tại địa phương, ở Việt nam và trên thế giới.
- Phiếu điều tra, phiếu chấm, bản đồ tư duy.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các tranh ảnh về quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
VI. Hoạt động dạy và học