PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 52: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI (TT)
II. Xây dựng chuỗi thức ăn
1.6. Kiến thức bổ trợ (tích hợp liên môn)
+ Bài 29: Bệnh và tật di truyền - Sinh học 8: Bài 22: Vệ sinh hô hấp - Sinh học 7: + Bài 11 “Sán lá gan”
+ Bài 13 “Giun đũa - Sinh học 6: Bài 50 ”Vi khuẩn”
- Môn Giáo dục công dân.
+ Giáo dục công dân 6: Bài “Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên”
+ Giáo dục công dân 7: Bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”
- Môn Hóa học 8: Bài Ô xi – Không khí - Môn Công nghệ.
+ Công nghệ 7: Bài “Đất trồng và thành phần của đất trồng”
- Môn Địa lý 7: Bài “Sông và hồ
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề
Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các
năng lực
hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp Vận dụng cao
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Nêu được khái niệm ÔNMT.
(Câu 1, 2, 7)
Chỉ ra một số địa điểm ô nhiễm môi trường ở địa phương.
(Câu 2, 8)
Nhận biết một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường
Câu 22
- NL định nghĩa - NL quan sát.
- NL giao tiếp
2. Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả
Nêu được các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
(Câu 3,4,5,6)
- Xác định nguồn gốc của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường - Kể tên một số bệnh tật do ô nhiễm môi trường.
- Mô tả được con đường phát tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên.
- Trình bày được vòng đời sinh sản của sán lá gan, trùng sốt rét.
- Nêu được cơ sở khoa học của việc giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt.
-Lấy được ví dụ về việc sử dụng quá mức năng lượng và các nguồn tài nguyên khác dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường.
(Câu 11, 12, 13, 14,
- Chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa
bàn Xã
Nghĩa An.
(Câu 20, 23)
- Đánh giá các tác nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn Xã Nghĩa An và chỉ ra được tác nhân chính gây ra ô nhiễm.
(Câu 26, 29, 33, 34, 35, 36, 39.)
- NL phân loại - Quan sát - NL Tìm kiếm MLH:
giữa con người và môi trường.
- NL giao tiếp - NL quản lí
15, 16, 17, 18)
3. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trưòng
-Nêu được một số biện pháp hạn chế ÔNMT ( Không khí, nước, thuốc BVTV) ( Câu 15)
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp hạn chế ÔNMT.
( Câu 10, 15, 19)
- Đề xuất các biện pháp hạn chế gây ÔNMT tại địa phương.
( Câu 21, 24, 25, 28)
- Vận động tuyên truyền người dân bảo vệ môi
trường ( Câu 27, 30, 31, 32, 38, 40, 41, 42)
- NL phân loại - Quan sát - NL Tìm kiếm MLH:
giữa con người và môi trường.
- NL giao tiếp - NL quản lí
IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH NHẬN BIẾT
1 Thế nào là ÔNMT?
2 Em hãy kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí?
3
Các tác nhân chủ yếu gây ÔNMT là:
A. Ô nhiễm không khí, hóa chất, chất phóng xạ, chất thải rắn.
B. Ô nhiễm không khí, hóa chất, chất phóng xạ, chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh.
C. Cháy rừng, sản xuất công nghiệp, chất phóng xạ, vi sinh vật gây bệnh.
D. Cháy rừng, sản xuất công nghiệp, hóa chất, chất phóng xạ, chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh.
4 Không khí bị ô nhiễm là do những loại tác nhân nào?
5
Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu?
A. Đất, nước B. Nước, không khí
C. Không khí, đất D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật
6 Em hãy nêu ít nhất 15 biện pháp hạn chế ÔNMT?
7 Chọn từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống sao cho phù hợp:
ÔNMT là hiện tượng môi trường tự nhiên bị …(1)… , đồng thời các tính chất …(2)… , …(3)… , sinh học của môi trường bị …(4)… , gây tác hại tới đời sống của …(5)… và các …(6)…
A. vật lí B. sinh vật khác C. thay đổi D. ô nhiễm E. bẩn F. con người G. thực vật H. hóa học
THÔNG HIỂU
8 Hãy quan sát tranh và nêu các loại môi trường mà em quan sát được? Các môi trường này có sự thay đổi như thé nào?
9
10
Biện pháp tốt nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường là
A. Sử dụng các kĩ thuật tiên tiến giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường B. Thu gom và xử lí tốt rác và nước thải
C. Trồng cây gây rừng
D. Giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của tất cả mọi người
11 Em hãy phân loại các chất thải rắn được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt? Lấy ví dụ?
12 Vẽ sơ đồ vòng đời sinh sản của sán lá gan?
13 Nêu những nguyên nhân dẫn đến bệnh giun sán ký sinh?
14 Vẽ sơ đồ vòng đời sinh sản của trùng sốt rét?
15 Đề xuất biện pháp khắc phục ÔNMT ở địa phương em?
16 Trình bày nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị?
17
Con đường phát tán các hóa chất BVTV và chất độc hóa học trong tự nhiên diễn ra như thế nào? Nêu mặt tích cực và tiêu cực mà hóa chất trên mang lại đối với đời sống con người?
18 Cho biết các tác nhân gây ÔNMT ở địa phương?
19 Hoàn thiện bảng 55: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm / 168-SGK VẬN DỤNG
20 Giải thích cơ chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
21 Việc trồng cây gây rừng có tác dụng gì?
22 Chỉ ra 1 số nơi ở địa phương em đang bị ô nhiễm và chứng minh điều đó?
23
Cho chuổi thức ăn sau: Cỏ Bò Người
Em hãy cho biết vì sao người không sống trong vùng bị nhiễm chất độc, nhiễm xạ … vẫn có khả năng bị bệnh liên quan đến hóa chất, chất phóng xạ?
24 Tại gia đình, em đã làm gì để góp phần hạn chế ÔNMT? Giải thích CSKH của các biện pháp đó?
25 Tại khu vực em đang sinh sống(xóm, tổ), đã triển khai những việc làm nào mà em cho là đã góp phần bảo vệ môi trường? Thái độ của mọi người khi tham gia
các chiến dịch đó như thế nào?
26 Khu vực miền Trung hoặc khu vực miền núi phía Bắc nước ta hàng năm vẫn phải đón nhiều trận lũ quét, sạt lở đất từ thượng nguồn đổ xuống. Bằng kiến thức Địa lý và Sinh học, em hãy giải thích hiện tượng trên?
27 Để khắc phục tình trạng hạn hán, lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất thì trồng rừng là 1 giải pháp cực kì quan trọng. Em hãy chứng minh điều đó.
28
Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ÔNMT? Nêu tác hại của ÔNMT đến sức khỏe của con người? Theo em, phải khắc phục ÔNMT ở khu vực đó bằng cách nào?
29 Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hậu quả xấu tới môi trường: trái đất nóng lên, nước biển dâng cao,… .Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là gì?
30 Bằng kiến thức đã học kết hợp quan sát H55.3 SGK, em hãy cho biết: để có một cánh đồng rau sạch, xanh tốt mà không sử dụng thuốc BVTV, bác nông dân ở trang trại đó đã sử dụng biện pháp nào?
VẬN DỤNG CAO
31 Con người phải có trách nhiệm gì để góp phần phát triển bền vững môi trường?
32 Sau khi thu hoạch mùa màng xong bà con nông dân thường có thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng, thậm chí ngay cả trên đường giao thông gây hiện tượng khói bụi và mất an toàn giao thông. Theo em, cần phải làm gì để thay đổi thói quen đó?
33
Vedan bị điều tra về ô nhiễm môi trường
Thành lập từ 1991 với 100% vốn của Đài Loan, công ty thực phẩm Vedan chuyên làm bột ngọt và bột mỳ nằm sát sông Thị Vải, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, đã gây ra ô nhiễm nước sông Thị Vải. Đoạn chảy qua nhà máy Vedan, có độ ô nhiễm cao, lượng vi khuẩn vượt mức cho phép, chất hữu cơ chưa xử lý làm cho nước sông vẩn đục và bốc mùi là nguyên nhân gây hiện tượng cá tôm chêt hàng loạt. Công ty Vedan đã bị phạt với tổng số tiền 267,5 triệu đồng, truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ đồng và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đến người3dân theo quy định của Pháp luật..
Qua đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
a. Nguồn nước tại sông Thị Vải có gì đặc biệt? Nguyên nhân của hiện tượng trên?
b. Thế nào là ÔNMT?
34 Hiện nay con sông dẫn nước chảy qua thôn An Lá đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, màu nước đen, rác thải sinh hoạt trôi nổi trên mặt sông, nước bốc mùi hôi thối… .Theo em, những hành vi nào của con người đã dẫn đến tình trạng trên?
35
Vụ ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) được Quân đội Hoa Kỳ thực hiện vào năm 1945. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng
xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.
Từ đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
a. Hậu quả của ô nhiễm do các chất phóng xạ tới môi trường sống và con người?
b. Vì sao ngày nay tại Nhật bản có nhiều trẻ em sinh ra bị mắc các bệnh, tật liên quan đến di truyền?
36
Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10%
diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh. Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam. Các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sẩy thai,lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin. Tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người.
Qua đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
a. Hậu quả của ô nhiễm do chất độc da cam/dioxin mang tới môi trường sống và con người Việt Nam?
b. Vì sao ngày nay tại Việt Nam có nhiều trẻ em sinh ra bị mắc các bệnh, tật liên quan đến di truyền? Ảnh hưởng về mặt tinh thần, kinh tế đối với những nạn nhân này là như thế nào?
c. Lấy ví dụ về trường hợp nhiễm chất độc da cam/dioxin mà em biết. Bản thân em đã làm gì để trợ giúp những nạn nhân da cam không may mắn đó?
38 Tình trạng rừng trên thế giới : • Trước đây rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km², đến 1958 chỉ còn 44,05 triệu km² đến năm 1973 còn 37,37 triệu km². Hiện nay
diện tích rừng ngày càng giảm do tác động của con người và chỉ còn khoảng 29 triệu km².
Trước đây, Việt Nam có độ che phủ của rừng vào khoảng 43% diện tích đất tự nhiên. • Từ 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha • Năm 1991 có 20.257 ha rừng bị phá • Năm 1995 giảm xuống còn 18.914 ha • Năm 2000 là 3.542 ha.
a. Từ các số liệu trên, em cón hận định như thế nào về tình trạng khai thác rừng trên thế giới và Việt Nam.
b. Hãy đề xuất phương án khắc phục.
39 Một số người thường ăn gỏi cá, tiết canh. Theo em ăn uống như vậy có hợp vệ sinh không? Vì sao?
40 Hãy đề xuất các biện pháp ăn uống hợp vệ sinh của em và gia đình em?
41
Từ những năm 1980, lỗ thủng tại vùng Nam Cực đã ngày một rộng ra do lượng khí thải từ các hoạt động sản xuất của con người như CO2, NO2, SO2, CFC,…Con người bắt đầu tiến hành đo đạc tầng ozon từ các trạm trên mặt đất vào năm 1956 ở vịnh Halley, Nam cực.
Năm 1979: Việc đo lỗ thủng tầng ozon bằng vệ tinh lần đầu tiên được NASA thực hiện.
Năm 1998: Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 1998.
Năm 2008: Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực có diện tích đến 27 triệu km2 Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết lượng ozon trong tầng bình lưu tại Bắc cực đã giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là “lỗ thủng tầng ozon” như tại Nam cực. Như vậy, các vùng Bắc cực như Scandinavia, Greenland và Siberia sẽ phải nhận thêm một lượng tia cực tím nhiều hơn từ Mặt Trời.
Qua đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
a. Nguyên nhân nào đã gây ra “lỗ thủng tầng ozon”?
b. Hậu quả mà “lỗ thủng tầng ozon” mang lại cho con người là gì?
c. Nếu là một người có trách nhiệm vì cộng đồng, em sẽ làm gì để khắc phục tình trạng trên?
42 Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường nói chung và môi trường ở địa phương em nói riêng?
V. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên:
- Các tranh ảnh trong SGK Sinh học 9/ Bài 54,55/ Trang 161->169
- Sưu tầm các hình ảnh về ÔNMT tại địa phương xã Nghĩa An, huyện Nam Trực và các hình ảnh về ÔNMT ở Việt nam và trên thế giới.
- Phiếu điều tra, phiếu chấm, bản đồ tư duy, -Laptop và máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các tranh ảnh về ÔNMT
- Máy điện thoại có chức năng ghi âm, chụp ảnh (máy quay nếu có
VI. Hoạt động dạy và học