Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phủ lý, hà nam (Trang 64 - 67)

2.4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên nơi dự án được xây dựng là các yếu tố liên quan đến khí hậu, thời tiết, thiên tai như mưa, bão, lũ lụt, động đất...; các yếu tố về địa hình, địa chất, thủy văn.

Các dự án ĐTXD thường trải dài , rộng trên phạm vi diện tích lớn nên điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết thuận lợi hay khắc nghiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc, sức khỏe của con người cũng như năng suất hoạt động của máy móc, thiết bị. Điều này ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện dự án, chất lượng, tiến độ của dự án cũng như công tác quản lý an toàn lao động khi thực hiện dự án.

Có nhiều trường hợp thiên nhiên không ủng hộ, dự án có thể bị phá huỷ, đây là nhóm yếu tố không thể lường trước được.

2.4.1.2 Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLDA ĐTXD.

Do tính chất của dự án ĐTXD là diễn ra trong một thời gian dài nên cơ chế và chính sách của Nhà nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác QLDA. Một môi trường pháp luật đơn giản, ổn định, các văn bản pháp luật không có sự chồng chéo thì các đơn vị dễ áp dụng, dự án khi thực hiện sẽ không gặp khó khăn về cơ chế, trái với luật định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLDA.

2.4.1.3 Yếu tố về thị trường

Các yếu tố về thị trường bao gồm giá cả, lạm phát, lãi suất, khách hàng,… các yếu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chi phí tối thiểu, tối đa mà dự án phải bỏ ra. Thông thường các yếu tố thị trường xảy ra không theo ý muốn chủ quan của CĐT, của Nhà nước. CĐT chỉ có thể dự đoán xu hướng biến động của các yếu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những yếu tố liên quan tương đối ổn định để nắm bắt quy luật vận động của các yếu tố đó để ra các quyết định đầu tư phù hợp.

2.4.2 Yếu tố chủ quan

2.4.2.1 Năng lực tài chính

CĐT phải đảm bảo nguồn vốn khi thực hiện dự án. Các đợt tạm thanh toán, thanh toán hay quyết toán của các nhà thầu phải được hoàn thành đúng theo thời gian quy định, nếu không nhà thầu sẽ không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục thực hiện. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện dự án.

2.4.2.2 Năng lực quản lý của chủ đầu tư

Một dự án có thành công hay không đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ Ban QLDA.

Số lượng cán bộ quản lý trong Ban QLDA: điều này phụ thuộc vào quy mô, tính chất, thời gian thực hiện dự án và điều kiện công nghệ kỹ thuật. Số lượng cán bộ quản lý phải hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả, khối lượng và chất lượng của công việc.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA: Ban QLDA phải có quy chế riêng để cán bộ nắm được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Ngoài ra, quy chế của Ban QLDA phải đầy đủ các quy định về thưởng phạt rõ ràng. Từ đó, khuyến khích cho các cán bộ đã hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ được giao, cũng như khiển trách các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Điều này làm nâng cao chất lượng quản lý dự án của Ban QLDA.

2.4.2.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý

Công tác quản lý có thể bị hạn chế bởi không gian làm việc và trang thiết bị phục vụ cho công việc. Việc QLDA diễn ra trong một thời gian dài tại dự án, nếu như không gian làm việc không tốt (quá nhỏ, ô nhiễm tiếng ồn, không đảm bảo vệ sinh,...) hoặc thiếu các trang thiết bị cần thiết (máy tính, giầy bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay bảo hộ, khẩu trang, đèn pin,...) thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả kém, không đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Ban QLDA phải được cung cấp đầy đủ các phần mềm quản lý, tài liệu,... đó sẽ là các công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý để lưu trữ, xử lý cũng như đưa ra các điều chỉnh cần thiết một cách nhanh nhất.

2.4.2.4 Thông tin thu thập được

Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tin đóng vai trò rất quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ bị lệch hướng, ra quyết định không chính xác, gây thiệt hại đối với dự án. Ngược lại, thông tin thu thập được là đầy đủ, đa chiều, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra các quyết định chính xác.

Đối với các dự án xây dựng, thông tin luôn đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác; đặc biệt là các thông tin vĩ mô, liên quan đến quy hoạch, định hướng, chiến lược,... trong tương lai.

Kết luận chương 2

Trong chương này tác giả đã tập trung làm rõ các cơ sở khoa học về QLDA ĐTXD công trình bao gồm các cơ sở lý thuyết và thực tiễn, cơ sở pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật và các mô hình, hình thức QLDA ĐTXD công trình.

Đồng thời, tác giả cũng đã tổng quan được các nội dung về năng lực nói chung, từ đó nêu lên được năng lực QLDA, các loại năng lực của ban QLDA ĐTXD và các yếu tố ảnh hưởng đến QLDA ĐTXD công trình.

Trên đây đều là các cơ sở khoa học quan trọng về QLDA ĐTXD công trình, kết hợp với những cở sở lý luận đã phân tích, nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là căn cứ để tác giả thực hiện đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án ĐTXD công trình cho Ban quản lý dự án ĐTXD thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phủ lý, hà nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)