Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.1.6. Tình hình nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội
Những năm qua công tác thu hồi nợ đọng BHXH đối với các đơn vị cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của cơ quan BHXH huyện Sông Lô. Tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn được phản ánh ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu Số đơn vị Số lao động Số tiền phải đóng Số tiền đã nộp Số tiền nợ BHXH
Tỷ lệ nợ BHXH (số nợ/ số phải đóng)
Tốc độ nợ BHXH (năm sau so với năm trước)
Đơn vị Người Triệu đ Triệu đ Triệu đ
%
% Nguồn: BHXH huyện Sông Lô (2016)
Hình 4.3. Tình hình nợ đọng BHXH giai đoạn 2014-2016
Nguồn: BHXH huyện Sông Lô Qua bảng 4.5 cho thấy, từ năm 2014 đến 2016 số tiền phải thu BHXH tăng nhanh, năm 2014 số phải thu là 36,517.17 tỷ đồng, đến năm 2016 số phải thu là 46,946.9 tỷ đồng, tăng 128,56%. BHXH huyện Sông Lô đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để tăng cường thu BHXH, tuy nhiên tỷ lệ nợ BHXH vẫn diễn ra hàng năm, đặc biệt là năm 2015 tỷ lệ nợ đã tăng nhanh từ 0,59% năm 2014 lên 1,98%, đến năm 2016 số nợ có giảm so với năm 2015 nhưng tỷ lệ nợ vẫn còn cao 1,23%. Xét trong 3 năm từ năm 2014 thì tốc độ nợ tồn đọng trong tổng số nợ thì năm sau có xu hướng tăng so với năm trước. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp thu nợ đọng BHXH trong thời gian tới.
Tình hình nợ tiền đóng BHXH ở từng khối có mức độ khác nhau được thể hiện ở bảng số liệu 4.6.
Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy khối HCSN, ĐĐT và khối xã, phường có tỷ lệ nợ khá thấp, đếu dưới 1 tháng, bởi vì 2 khối này không sản xuất kinh doanh, tiền lương hàng tháng đều do NSNN chi trả nhưng cũng chưa thực hiện quán triệt để việc trích nộp BHXH hàng tháng theo quy định. Nguyên nhân, do một số lãnh đạo cơ quan còn quan liêu, chưa thực hiện tốt luật BHXH cũng như quan tâm đến quyền lợi người lao động, mặt khác cán bộ thu BHXh huyện chưa sâu sát cơ sở để đôn đốc thu đơn vị. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có tỷ lệ nợ
BHXH bắt buộc cao nhất trong các khối tham gia BHXH của huyện. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm nộp để lạm dụng quỹ BHXH.
Bảng 4.6. Tình hình nợ đọng BHXH của từ ng khối tham gia BHXH từ năm 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khối quản lý
DNNN DNNQD DN FDI HTX
HC, SN, ĐĐT Phường, xã Tổng cộng
Nguồn: BHXH huyện Sông Lô (2016)
Hình 4.4. Tình hình nợ động của từng khối tham gia BHXH giai đoạn 2014 - 2016
Nguồn: BHXH huyện Sông Lô
Qua phân tích số liệu cho thấy trong các năm qua, mặc dù BHXH huyện Sông Lô đã tích cực và có nhiều biện pháp giảm nợ đọng, năm 2014, các đơn vị nợ đọng với tỷ lệ thấp, nhưng số nợ nhảy vọt nhanh vào năm 2015, đến năm 2016, tỷ lệ nợ mới giảm xuống mức 0,17 tháng. Do vậy để hoàn thành kế hoạch hàng năm, cơ quan BHXH huyện cần có sự phối hợp tốt với các cơ quan liên quan, đơn vị doanh nghiệp đốc thúc để nhóm doanh nghiệp này hoàn thành kế hoạch nộp BHXH bắt buộc đầy đủ cho người lao động theo quy định.
BHXH đã thực hiện nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng đối với các doanh nghiệp chây ì đóng BHXH như: Thường xuyên đến lằm việc đôn đốc thu, phối hợp với các phòng chức năng của huyện cùng đôn đốc, thực hiện tính lãi chậm nộp theo quy định, thực hiện quy chế phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trích chuyển tiền nợ BHXH từ tài khoản của các doanh nghiệp tại Ngân hàng chuyển cơ quan BHXH, báo cáo BHXH tỉnh, thực hiện thanh tra, xử phạt hành chính, phối hợp với Liên đoàn lao động khởi kiện ra Tòa lao động đối với các đơn vị cố tình chây ì, kéo dài thời gian nợ đọng BHXH…Tuy nhiên, hiện trên địa bàn huyện vẫn còn một số đơn vị nợ đọng lớn, số tháng nợ kéo dài. Cụ thể: Công ty TNHH Việt Thắng, số nợ BHXH 175,1 triệu đồng, Công ty TNHH Gốm Xây Dựng Yên Thạch, số nợ 237,3 triệu đồng, công ty TNHH một thành viên TM Bình Minh, số nợ là 127,8 triệu đồng... với số tháng nợ là trên 6 tháng.
Hộp 4.1. Tình hình nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội
Giai đoạn từ 2014-2016, tình hình nợ đọng, chậm đóng BHXH trên địa bàn huyện có xu hướng giảm, tuy nhiên tỉ lệ nợ đọng vẫn còn cao, tính đến 31/12/2016 tỉ lệ nợ đọng là 1,23%, trong đó số tiền nợ động chủ yếu ở các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều đơn vị nợ đọng kéo dài trên 12 tháng, như Công ty TNHH Việt Thắng, Công ty TNHH Gốm Xây Dựng Yên Thạch, Công ty TNHH một thành viên TM Bình Minh Công ty...Mặc dù BHXH huyện đã có nhiều biện pháp đôn đốc thu nợ như:
Thường xuyên cử cán bộ chuyên quản đến đôn đốc, thực hiện tính lãi chậm nộp, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trích chuyển tiền nợ BHXH từ tài khoản của các doanh nghiệp tại Ngân hàng chuyển cơ quan BHXH.