Tình hình thực hiện công tác kiểm tra trên địa bàn huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 107)

Nguồn: Ông Nguyễn Đình Dương, Giám đốc BHXH huyện Sông Lô 4.1.8 Kết quả thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện

Trên cơ sở dự toán lập hàng năm cũng như kế hoạch giao thu của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, BHXH huyện Sông Lô luôn tập trung cao độ, vợt qua khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Số liệu ở bảng 4.9 cũng cho thấy trong giai đoạn 2014-2016 năm nào BHXH huyện Sông Lô cũng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về thu BHXH bắt buộc. Năm 2014 hoàn thành kế hoạch đạt 103%, năm 2015 đạt 101% kế hoạch, năm 2016 đạt 101,3% kế hoạch được giao.

Qua bảng số liệu, mặc dù hàng năm BHXH huyện Sông Lô đều hoàn thành và hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc nhưng vẫn còn một chênh lệch giữa chỉ tiêu tổng mức BHXH bắt buộc phải thu với mức BHXH bắt buộc thực tế thu được. Cụ thể, chênh lệch này của năm 2014 là 214,17 triệu đồng đã tăng lên 810,13 triệu đồng vào năm 2015. Đến năm 2016, số chênh lệch này tuy có giảm nhưng còn khá cao 576,9 triệu đồng.

73

Bảng 4.9. Kết quả thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô 2014-2016

Chỉ tiêu

Số đơn vị (ĐV) Số lao động (người) Tổng quỹ lương

Tổng số BHXH phải thu (Tr. đồng) Kế hoạch thu (Tr. đồng)

Kết quả thu (Tr. đồng)

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Thiếu so với tổng phải thu (Tr. đồng)

Nguồn: Báo cáo của BHXH huyện Sông Lô

Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy kế hoạch thu của năm 2016 đã được giao là 45.750 triệu đồng, số tiền này đã được xây dựng kế hoạch từ tháng 7/2015 đến đầu năm 2016 BHXH tỉnh mới giao kế hoạch chính thức.

Nhìn chung, qua kết quả thu BHXH bắt buộc đã cho thấy người lao động một phần đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, công tác thu ngày càng hoàn thiện hơn, trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác thu không ngừng nâng cao trong việc quản lý đối tượng, quản lý tiền thu, quản lý đơn vị nợ đọng; công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện công tác thu BHXH phần nào đã đạt được những kết quả nhất định. Đồng thời, cho thấy sự hiệu quả của việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thu BHXH.

4.1.9. Đánh giá chung về quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

4.1.9.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân * Những kết quả đạt được

Công tác thu BHXH là nhiệm vụ xương sống của ngành BHXH, bởi vậy luôn được BHXH huyện Sông Lô chú trọng, đây không những là yếu tố đầu vào, là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện chế độ chính sách cho người được hưởng bảo hiểm, mà quan trọng hơn nữa, công tác thu BHXH còn góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ngành, đó là mục tiêu: Thực hiện BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân.

Cùng với việc Nhà nước ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thực hiện các chỉ đạo của Ngành, BHXH huyện Sông Lô luôn tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng tham gia BHXH. Tranh thủ sự lãnh, chỉ đạo của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về chính sách BHXH. Đồng thời, BHXH huyện Sông Lô luôn thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan như: Phòng Lao động TBXH, Liên đoàn lao động huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, phòng Y tế huyện…nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo các quy định của pháp luật.

- BHXH huyện Sông Lô đã chủ động thực hiện được các nghiệp vụ quản lý thu theo yêu cầu của ngành.Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn đã được củng cố hoàn thiện, tất cả các hoạt động thu, quản lý đối tượng, mức đóng... đều được thực hiện trên phần mềm quản lý thu (SMS).

- Nghiệp vụ quản lý thu được hoàn thiện, bảo đảm việc quản lý chặt chẽ

đối tượng theo nguyên tắc có đóng có hưởng.

- Đổi mới tác phong làm việc từ hành chính sự vụ sang tác phong phục vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ của ngành, thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đã đơn giản hóa các thủ tục bước đầu đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo quy định của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và UBND huyện Sông Lô.

- Tổ chức bộ máy, năng lực của cán bộ thu BHXH huyện Sông Lô ngày càng

được nâng cao và hoàn thiện dần, đáp ứng yêu cầu quản lý thu BHXH. Các cán bộ thu sử dụng thành thạo máy vi tính và phần mềm quản lý chuyên ngành SMS.

- Công tác thanh tra, kiểm ka, đối chiếu công nợ đối với từng đơn vị sử dụng lao động ngày được tăng cường, hạn chế thấp nhất việc lạm dụng chính sách, chế độ, gây thất thoát quỹ BHXH.

- Về công tác tuyên truyền, BHXH huyện Sông Lô đã tăng cường mở rộng về phạm vi và nội dung thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức (phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi, áp phích…). Phương pháp tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, sát cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH, tạo lập quỹ BHXH.

* Nguyên nhân đạt được

Một là, sự phối hợp giữa cơ quan các cấp tham gia thu và quản lý BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đã ký với BHXH Việt Nam Chương trình phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật về BHXH số 1901/CTPH- BLĐTBXH-BHVHVN ngày 11/6/2010. Thực hiện Chương trình phối hợp này, trong thời gian qua, ngành LĐTBXH và BHXH đã có nhiều hoạt động phối hợp, nhất là các hoạt động phối hợp tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; báo cáo và trao đổi thông tin; quy định nội dung phối hợp giữa Sở

LĐTBXH và BHXH tỉnh.

BHXH Việt Nam ký Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH- TCT ngày 31/12/2014 với Tổng Cục thuế trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động quản lý thu BHXH và thu Thuế. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc năm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn cũng như số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc.

BHXH Việt Nam cũng đã ký quy chế phối hợp số 3601/QCPH-TLĐ- BHXH ngày 20/9/2016 với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong việc cung cấp thông tin trong việc khởi kiện ra tòa đối với các vi phạm về luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, cụ thể:

Các thông tin chuẩn bị cho việc khởi kiện và thông tin bổ sung trong quá trình khởi kiện do ngành BHXH cung cấp:

- Danh sách của các đơn vị nợ tiền BHXH cần phải khởi kiện (bao gồm:

số tiền phải đóng, số tiền nợ, thời gian nợ, tiền lãi chậm đóng BHXH);

+ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS);

+ Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C05-TS) nếu có.

- Bản cập nhật đến tháng trước thời điểm nộp đơn khởi kiện ra tòa án về tình hình nợ và tình trạng áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với các đơn vị sử dụng lao động mà tổ chức công đoàn đã gửi danh sách thông báo cho cơ quan BHXH trước khi khởi kiện (thông tin cung cấp theo Mẫu B03-TS).

- Danh sách của đơn vị sử dụng lao động mà cơ quan BHXH đã áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

- Thông tin khác của đơn vị sử dụng lao động và người lao động do cơ quan BHXH quản lý để phục vụ việc khởi kiện hoặc theo yêu cầu của Tòa án (nếu có).

Trường hợp văn bản quy định về hồ sơ xác định nợ được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Thông tin do tổ chức Công đoàn cung cấp:

- Danh sách đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị bị khởi kiện để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu, cập nhật tình hình nợ và việc áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với đơn vị sử dụng lao động.

Các thông tin về kết quả khởi kiện: Công đoàn các cấp thông báo về tình

hình và kết quả khởi kiện các đơn vị nợ BHXH tại địa phương cho cơ quan BHXH cùng cấp.

Bên cạnh đó, ở địa phương huyện Sông Lô những năm qua các phòng, ban ngành, hội đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp tốt với nhau trong quá trình thực hiện Luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra theo tinh thần Nghị Quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Chương trình hành động số 22A-CTr/HU, Kế hoạch 1013/KH-UBND, chỉ đảo tất cả các cấp, các ngành, UBND các xã, thịt rấn trên địa bàn huyện tích cực triển khai, thực hiện. Từ đó, cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc thúc đẩy sự tham gia BHXH của người lao động, nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức và mỗi người dân về chính sách pháp luật BHXH.

Hai là, chính sách pháp luật về thu BHXH được ban hành ngày càng chặt chẽ:

Luật BHXH đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 (Luật số 71/2006/QH11), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 sửa đổi(bổ sung) được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, đã tạo ra cơ sở pháp lý cao nhất để khuyến khích và tạo điều kiện phát triển BHXH.

Sau khi Quốc hội thông qua Luật BHXH, các văn bản hướng dẫn cụ thể đã được các cơ quan Nhà nước ban hành:

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định 115/NĐ- CP ngày 11/11/2015 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.

- Bộ lao động TBXH đã ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của

Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc

Liên bộ LĐTBXH - Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh.

- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH, ngày 25/10/2011, về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

- Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 ban hành quy định quản lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế.

So với trước khi Luật BHXH được ban hành, sau khi ban hành Luật BHXH, chính sách pháp luật về thu BHXH ngày càng chặt chẽ hơn, thể hiện:

+ Tính pháp lý của các quy định về thu BHXH cao hơn

+ Bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm về thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, như: tính lãi suất chậm đóng BHXH.

+ Ban hành quy trình thủ tục về thu BHXH, BHYT.

Ba là, năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan BHXH được nâng cao - Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phân làm 3 cấp theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam đã được củng cố, đổi mới sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008, Nghị định 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt nam đã ban hành Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày

21/10/2008, Quyết đinh 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXh địa phương; Quyết định số 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 799/QĐ-BHXH ngày 24/7/2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- BHXH Việt nam đã xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 vào các quy trình thu BHXH bắt buộc. Từ đó tạo sự chặt chẽ từ khâu đăng ký, xác nhận, đôn đốc trong việc thu nộp BHXH. Đồng thời, BHXH Việt nam đã ban hành về cấp và quản lý sổ BHXH, cấp và quản lý thẻ BHYT đồng bộ với quy trình thu, nhằm quản lý chặt chẽ dữ liệu của NLĐ tham gia BHXH.

- Để tăng cường công tác quản lý, BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định số 800/QĐ-BHXH ngày 24/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các tổ nghiệp vụ thuộc BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH cấp tỉnh(Tổ Thu; Tổ Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra; Tổ thực hiện chính sách BHXH; Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ; Tổ Kế toán - chi trả và Giám định BHYT); yêu cầu BHXH địa phương đăng thông tin các doanh nghiệp nợ BHXH trên Báo BHXH, trên trang Web của ngành và chỉ đạo BHXH các tỉnh đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; xây dựng cơ chế trách nhiệm trong công tác thu BHXH; chỉ đạo và hướng dẫn BHXH các tỉnh lập hồ sơ chuyển Cơ quan liên đoàn lao động khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH ra Tòa án.

- Nhằm thống nhất dữ liệu, đảm bảo sự chặt chẽ trong quản lý thu, thuận lợi và nhanh chóng trong việc xác định nợ đọng của từng đơn vị, BHXH Việt nam đã tập trung xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH trong toàn ngành trên phần mềm SMS - Hệ thống thông tin quản lý thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

Bốn là, nhận thức của NLĐ, NSDLĐ về tham gia đóng BHXH ngày càng nâng lên:

Việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, thực thi chính sách BHXH ngày càng được nâng lên. Người sử dụng lao động đã nhận thức được việc tham gia BHXH cho NLĐ là thực hiện bảo hiểm cho chính doanh nghiệp, đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Người lao động đã ý thức được tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của bản thân mình đối với xã hội. Việc thực tế đã có nhiều đấu tranh đòi quyền lợi về tham gia BHXH nổ ra ở các doanh nghiệp đã thể hiện rõ nguyện vọng, nhận thức của người lao động về việc tham gia đóng BHXH.

4.1.9.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

- Tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, số doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động so với số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa đóng BHXH chiếm tỷ lệ thấp (tỷ lệ trung bình giai đoạn 2014-2016 là 41,7%). Việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH dưới nhiều hình thức khác nhau như không tham gia, khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có, hoặc khai báo mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức thực trả...có những doanh nghiệp còn thỏa hiệp với người lao động cùng trốn đóng BHXH, đây là hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

Đối tượng tham gia đã được quy định rõ trong Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị và người lao động trong diện bắt buộc nhưng chưa tham gia (tập trung ở khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã). Tình hình trốn đóng BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh thể hiện qua bảng 4.10

Bảng 4.10. Tình hình trốn đóng BHXH khối DNNQD từ năm 2014-2016 Năm

Chỉ tiêu

Tổng số DN hiện có Tổng số DN tham gia Số đơn vị trốn đóng Tỷ lệ tham gia

Nguồn: Chi cục thống kê huyện và BHXH huyện Sông Lô (2016) Bảng 4.11. Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2016

Chỉ tiêu

Khối tham gia DNNN

DNNQD, DNFDI HCSN, ĐĐT HCSN TW Phường, xã Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể Tổng cộng

Nguồn: Chi cục thống kê huyện và BHXH huyện Sông Lô (2016)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w