BHXH là chính sách của nhà nước, nhưng chúng tôi đang hiểu nó cũng như hình thức kinh doanh, giống như bảo hiểm thương mại nên không tham gia, bên cạnh đó sản xuất kinh doanh của đơn vị nhiều năm qua còn gặp khó khăn, cùng với người lao động không muốn trích một phần từ tiền lương hàng tháng của mình nên tới giờ chúng tôi vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động.
Nguồn: Ông Đỗ Viết Chanh,Giám đốc Công ty Vận tảy đường bộ 12 -Xã Lãng Công Bảng 4.17. Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về mức
đóng BHXH đối với 40 DN điều tra
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
Chỉ tiêu
Số lượng DN Tỷ lệ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Số liệu ở bảng 4.17 cho thấy có đến 19/20 DN đang tham gia BHXH biết chính xác tỷ lệ phải đóng, 15/20 DN chưa tham gia không biết chính xác tỷ lệ phải đóng. Chính vì một bộ phận chủ sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHXH đã dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng tăng lên, gây khó khăn rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của cơ quan BHXH huyện đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động cũng như ảnh hưởng đến gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
4.2.2. Tốc độ tăng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Sông Lô những năm qua có những bước phát triển với tốc độ liên tục các năm đều tăng trên 9%, thu nhập đầu người năm 2016 đạt 37 triệu đồng/ người/năm (so với 25 triệu đồng/người/năm 2014 và 10 triệu đồng/người/năm 2009 khi huyện mới thành lập) đã giúp đời sống của người lao động dần được cải thiện; Việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong những năm 2014, 2015, tuy nhiên sang năm 2016 đã có nhiều khởi sắc, vì thế các chủ doanh nghiệp có ý thức hơn với trách nhiệm tham gia BHXH cho người
lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tuy vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sông Lô vẫn còn những tác động xấu từ tình hình kinh tế của thế giới và Việt Nam nên thu nhập của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng khiến công tác thu nộp BHXH trong những năm qua ở một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn thể hiện qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp thu nhập bình quân của người lao động tại 40 DN điều tra
Đơn vị: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Số lượng DN Tỷ lệ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Bảng số liệu cho thấy trong 20 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH được điều tra ngẫu nhiên thì có 8 đơn vị có thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ 40%. Trong khi có ở 20 doanh nghiệp được điều tra đang tham gia BHXH thì có 11 doanh nghiệp có thu nhập trên 3 triệu đồng chiếm 55%. Như vậy, thu nhập ít nhiều có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của doanh nghiệp và người lao động. Khi thu nhập tăng thì xu hướng người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH tăng và ngược lại.
4.2.3. Qui mô doanh nghiệp
Huyện Sông Lô chủ yếu các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng lao động ít. Kết quả điều tra tại 40 doanh nghiệp trên địa bàn về số lao động của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 4.14.
Qua bảng 4.14 ta thấy Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH càng được chặt chẽ. Các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng trốn đóng BHXH. Trong số 20 Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH được điều tra ngẫu nhiên có 8 doanh nghiệp có từ 10 lao
động trở lên chiếm 40% và có 12 doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 60%.
Đối với 20 doanh nghiệp đang tham gia BHXH thì có 13 doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên chiếm 65% và có 7 doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 35%. Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì uật BHXH tốt hơn và ngược lại.
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp điều tra số lao động tại 40 DN điều tra Đơn vị: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Số lượng DN Tỷ lệ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) 4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp chính quyền
Công tác thanh tra, kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa những phát sinh những vi phạm pháp luật BHXH.
Theo số liệu điều tra tại 40 doanh nghiệp trên địa bàn ta có bảng 4.15.
Qua việc thanh tra kiểm tra, tổng số 20 doanh nghiệp được điều tra ở nhóm chưa tham gia BHXH thì có 03 DN bị cơ các quan quản lý Nhà nước trên địa bàn thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện Luật BHXH (chiếm 15%), ngay trong tháng đó đã có 01 doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động.
Trong khi đó 20 doanh nghiệp đang tham gia BHXH được điều tra thì có 4 doanh nghiệp đã bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện Luật BHXH trên địa bàn (chiếm 20%). Trong số 4 doanh nghiệp tại thời điểm thanh tra, kiểm tra thì cả 4 doanh nghiệp nợ BHXH và đóng không đủ số người phải tham gia.
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp tình hình thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện Luật BHXH tại 40 DN điều tra
Đơn vị: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Số lượng DN Tỷ lệ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Kết quả sau kiểm tra 2 tháng 03 đơn vị nộp hết số tiền nợ BHXH và đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động, 01 đơn vị nộp được 70% số tiền nợ BHXH và đăng ký đủ số người tham gia BHXH. Qua đó chúng ta thấy công tác thanh tra, kiểm tra có tác động tích cực đến công tác thu BHXH trên địa bàn.
Với cơ quan BHXH Việt Nam được Chính Phủ trao quyền thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT thì công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật BHXH ngày càng được quan tâm, đầu tư thực hiện, công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Sông Lô nói riêng, trong cả nước nói chung sẽ ngày càng thực hiện tốt.
4.2.5. Tổ chức bộ phận quản lý thu BHXH
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, hỏi ý kiến các cán bộ quản lý, cán bộ hiện đang làm công tác thu tại BHXH huyện, qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế hệ thống tổ chức bộ phận thu tại cơ quan BHXH huyện Sông Lô còn bộc lộ những bất cập:
+ Một số cán bộ chuyên quản còn có ý thức trách nhiệm chưa cao khi thực thi công vụ.
+ Trình độ một số cán bộ chuyên quản thu BHXH còn có hạn chế, nhất là những cán bộ nhiều tuổi, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn gặp nhiều khó khăn.
+ Cán bộ chuyên quản chưa thực sự bám sát, đôn đốc, nhắc nhở đơn vị trong việc thu nộp BHXH, thông báo kết quả thu nộp BHXH cho đơn vị thường xuyên dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH.
+ Sự phối hợp giữa các bộ phận trong BHXH huyện còn nhiều hạn chế:
việc đối chiếu thu, nộp BHXH giữa bộ phận thu BHXH với đơn vị SDLĐ tham
gia BHXH chưa được thường xuyên, chưa kịp thời đối chiếu với những sổ sách, biểu mẫu đang quản lý tại đơn vị nên dễ bỏ sót đối tượng, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; Bộ phận kế toán cập nhật tiền đóng BHXH của các đơn vị còn chậm dẫn đến công tác đôn đốc thu nợ BHXH cũng bị ảnh hưởng, thời hạn lập, gửi báo cáo tổng hợp giữa bộ phận thu BHXH và bộ phận kế toán không khớp nhau nên khó khăn trong việc đối chiếu, tổng hợp thu BHXH.
Chính những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức của BHXH huyện đã có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả công tác quản lý thu BHXH tại huyện Sông Lô thời gian qua.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC
4.3.1. Căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp
4.3.1.1. Quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Sau Cách mạng tháng tám thành công, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã ban hành một số quy định về chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước. Cơ sở pháp lí tiếp theo của BHXH được thể hiện trong hiến pháp năm 1959 đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hoá trong điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Trong kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH ở Việt Nam đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Sự đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Trong văn kiện đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ, cần đổi mới chính sách
BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách. Tiếp đến văn kiện đại hội Đảng lần VIII đã nêu “Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”. Như vậy, các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là sự quan tâm và cần thiết của BHXH đối với nền kinh tế cũng như an sinh xã hội.
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện chính sách này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006) đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung chính sách BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020, khảng định BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng và là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với chính sách mang tính nhân văn, tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc này.
4.3.1.2. Chủ trương, biện pháp của cấp uỷ, chính quyền Huyện Sông Lô về chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2015-2020 dưới sự lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác thực hiện chính sách BHXH các năm trước đó, đưa chính sách BHXH gần với cuộc sống người lao động. Tích cực tìm ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Tỉnh Ủy đã
ban hành Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 16/5/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, tiếp đó, Huyện Ủy Sông Lô ban hành Chương trình hành động số 22a-CTr/HU về thực hiện Chương trình hành động số 49- CTr/TU của Tỉnh ủy. Đồng thời, khảng định việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của tất cả các cấp các ngành, các đơn vị doanh nghiệp và của mỗi người dân.
Mục tiêu phát triển đối tượng, tăng số thu, giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN luôn được Huyện ủy, UBND huyện hết sức quan tâm, coi trọng.
Chính sự quan tâm như vậy nên trong những năm qua công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn, huyện luôn đạt được số thu năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ khai thác đối tượng phát triển tăng hàng năm.
Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan chức năng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong quản lý và mở rộng đối tượng tham gia, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra về BHXH, BHYT; giám sát, giám định công tác khám chữa bệnh BHYT theo quy định, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Cụ thể:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức với bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi để thật sự là những công chức mẫu mực, tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân chuyển đổi tác phong làm việc hành chính sang phục vụ, tiến hành cải cách thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho người tham gia.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tuyền truyền chính sách BHXH, BHYT; nâng cao tính thiết thực, chiều sâu trong nội dung tuyên truyền BHXH, BHYT; đổi mới hình thức, biện pháp tuyên truyền BHXH, BHYT, đảm bảo tính phong phú, đa dạng, phù hợp.
- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để động viên đội ngũ cán bộ, viên chức trong đơn vị nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn.
- Kiểm tra, theo dõi, quản lý chặt chẽ đối tượng, chính sách chính xác, báo tăng giảm kịp thời, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia. Tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động gắn với tuyên truyền pháp luật lao động,
theo dõi sát tình hình, kịp thời xử lý có hiệu quả để ngăn ngừa đình công, lãn công trái pháp luật.
- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý của ngành; đảm bảo thu đúng, thu đủ và chi trả kịp thời, an toàn các chế độ BHXH, BHYT... nhằm hướng đến mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, BHYT cho toàn dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyệnSông Lô nói riêng và của cả tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
4.3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô
4.3.2.1. Tăng cường công tác công tác thông tin tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo số liệu khảo sát thống kê thì có đến 85% số doanh nghiệp chưa tham gia BHXH chưa biết về tỷ lệ và mức đóng BHXH, đối với các doanh nghiệp đang tham gia thì tỷ lệ này là 5%; chưa hiểu biết về chính sách BHXH trong số DN tham gia BHXH có 5%, DN chưa tham gia thì tỷ lệ này chiếm 55%. Như vây, có thể thấy công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn huyện thời gian qua còn nhiều hạn chế. Theo quy định của Luật BHXH thì trách nhiệm tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH đối với người lao động là của Tổ chức công đoàn nhưng hầu như Liên đoàn lao động tỉnh chưa phát huy được chức năng của mình. Do vậy, BHXH huyện cần thiết lập bộ phận chuyên trách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, trong việc hiểu biết về pháp luật BHXH và phương thức thu nộp BHXH.
Nội dung tuyên truyền phải căn cứ vào đối tượng để tuyên truyền. Đối tượng nào chưa hiểu về chính sách chế độ nào thì phải tuyên truyền về chính sách chế độ đó. Với người lao động nói chung cần giải thích để họ thấy được số tiền mà họ phải trích từ lương ra đóng là hữu ích và hợp lý để khi giảm hoặc mất thu nhập họ có thể nhận được trợ cấp từ BHXH, được trợ cấp khi ốm đau, thai sản, khi hết tuổi lao động họ sẽ có lương hưu. Đối với doanh nghiệp khi người lao động gặp phải rủi ro thì việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, việc tuyên truyền tham gia BHXH cần nhấn mạnh để cho doanh nghiệp thấy được tham gia BHXH cho người lao động không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự cần thiết trong việc đảm bảo công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Hình thức tuyên truyền phải áp dụng đa dạng và phong phú như: Tổ chức