Tình hình kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu, nộp BHXH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 88)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1.7. Tình hình kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu, nộp BHXH

Kiểm tra là công cụ giúp cho người lãnh đạo phát hiện những nhân tố tích

cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm nhằm điều chỉnh trong quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý của mình để đạt hiệu quả cao. Những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Thanh tra BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nên công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của BHXH huyện Sông Lô có nhiều thuận lợi. Cùng đó là Lãnh đạo BHXH huyện Sông Lô đã xác định kiểm tra là hoạt động cần thiết, quan trọng hàng đầu, là một công cụ hữu ích trong công tác quản lý vì vậy luôn quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đảm bảo vừa hồng, vừa chuyên, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm để nhắc nhở, uốn nắn hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên công tác kiểm tra cũng gặp một số khó khăn như điều kiện về địa lý không thuận lợi, địa bàn rộng, nhiều đồi gò, cơ sở vật chất cũng như biên chế của BHXH huyện Sông Lô còn thiếu (trụ sở BHXH huyện chưa được xây dựng vẫn phải đi thuê nhà dân); cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt đối tượng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, các kết luận xử lý sau khi kiểm tra của BHXH huyện chưa được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Việc theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị được kiểm tra chưa chặt chẽ. Do đó, hiệu quả của công tác kiểm tra còn chưa cao. Kết quả công tác kiểm tra năm 2016 được phản ánh qua số liệu bảng 4.7 và bảng 4.8

Bảng 4.7. Thực hiện kiểm tra của BHXH huyện năm 2016

Nội dung

1. Số đơn vị được kiểm tra Trong đó:

+ Đơn vị sử dụng lao động + Cơ sở khám chữa bệnh + Đại lý thu, đại diện chi trả 2. Số đơn vị được kiểm tra đã có kết luận Trong đó:

+ Đơn vị sử dụng lao động + Cơ sở khám chữa bệnh + Đại lý thu, đại diện chi trả

Nguồn: BHXH huyện Sông Lô (2016)

Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra của BHXH huyện năm 2016

Nội dung 1. Số tiền phải thu hồi

- Chi BHXH ngắn hạn - Chi BHXH dài hạn

- Chi khám chữa bệnh BHYT - Truy thu tiền BHXH

2. Số tiền đã thu hồi - Chi BHXH ngắn hạn - Chi BHXH dài hạn

- Chi khám chữa bệnh BHYT - Truy thu tiền BHXH

3. Số tiền phải truy hoàn - Thu BHXH, BHYT, BHTN 4. Số tiền đã truy hoàn - Thu BHXH, BHYT, BHTN

5. Kết quả kiểm tra thu BHXH, BHYT, BHTN - Số lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc

- Số lao động truy đóng không đúng quy định -Số tiền truy hoàn do thu không đúng quy định 6. Kết quả kiểm tra sổ BHXH

- Số lao động chưa được cấp sổ

- Số lao động ngừng làm việc chưa được nhận sổ - Số lao động chưa được in tờ rời

- Tổng số sổ BHXH thu hồi

- Tổng số sổ BHXH ghi sai nội dung 7. Kết quả kiểm tra thẻ BHYT

- Tổng số đơn vị chưa được cấp thẻ - Tổng số lao động chưa được cấp thẻ - Tổng số lao động cấp thẻ chậm

- Tổng số thẻ BHYT thu hồi

Nguồn: BHXH huyện Sông Lô (2016) Từ kết quả kiểm tra 10 đơn vị sử dụng lao động, 1 cơ sở KCB BHYT, 4

đại lý thu, đại diện chi trả BHXH trên địa bàn huyện cho thấy:

- Nhìn chung, các đơn vị được kiểm tra đã có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện quy định pháp luật về BHXH, BHYT, đã thực hiện đăng ký tham gia BHXH cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH...Tuy nhiên, qua kiểm tra BHXH huyện đã phát hiện một số vi phạm còn tồn tại trong việc thực hiện quy định pháp luật về BHXH, BHYT cần phải khắc phục như:

+ Đối với Đại diện chi trả: Nhìn chung các đại diện chi trả trên địa bàn huyện đều thực hiện tốt các quy định về chi trả cho người thụ hưởng, như niêm yết công khai danh sách báo tăng giảm người thụ hưởng, mỗi điểm chi có từ 02 người trở lên, có công an xã bảo vệ... Tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện có Đại diện chi trả thiếu trách nhiệm trong quản lý đối tượng nên đã không kịp thời cắt chế độ khi người hưởng đã mất.

+ Đối với đơn vị sử dụng lao động: Chưa thực hiện lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho số lao động thuộc diện tham gia BHXH, chậm đóng BHXH, một số trường hợp thực hiện chi trả các chế độ BHXH chưa đúng quy định…

+ Đối với cơ sở KCB BHYT: Tình trạng lạm dụng trong khám và điều trị của một số bộ phận, khoa phòng và sự tắc trách của một số cán bộ làm công tác thống kê, tổng hợp còn xảy ra phổ biến làm ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như gây thất thoát quỹ KCB BHYT.

- Kết quả sau kiểm tra đã phát hiện và thu hồi tổng số tiền 1.050.000 đồng tiền chi BHXH dài hạn, yêu cầu đăng ký tham gia BHXH bổ sung cho 39 lao động…

Ngoài các cuộc kiểm tra do cơ quan BHXH tiến hành, hàng năm BHXH huyện phối hợp kiểm tra liên ngành với Phòng LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động huyện. Trong năm 2016, đã tổ chức kiểm tra liên ngành tại 4 doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả, liên ngành đã yêu cầu một số doanh nghiệp được kiểm tra đăng ký tham gia BHXH bổ sung cho 27 lao động và nộp 513 triệu đồng tiền nợ BHXH. Bên cạnh đó, công tác tiếp công dân và trả lời đơn thư được BHXH huyện Sông Lô đặc biệt chú trọng, mặc dù còn gặp khó khăn về trụ sở làm việc nhưng BHXH huyện Sông Lô đã bố trí phòng và cán bộ thường trực tiếp công

dân theo đúng quy định của BHXH Việt Nam. Các nội dung kiến nghị của công dân đều được BHXH huyện Sông Lô giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng góp phần tạo niềm tin cho người tham gia BHXH.

Hộp 4.2. Tình hình thực hiện công tác kiểm tra trên địa bàn huyện Sông Lô Công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH, góp phần quan trọng trong việc thu, thu hồi nợ đọng, chậm đóng BHXH, đồng thời đảm bảo đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH cho người thụ hưởng, tạo được niềm tin cho người tham gia. Những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra được BHXH huyện Sông Lô thực hiện thường xuyên, liên tục, tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra vẫn không tránh khỏi sai sót, tính răn đe chưa được cao. Bên cạnh đó, do nhân lực mỏng, không có cán bộ làm kiểm tra chuyên trách mà phải kiêm nhiệm, kỹ năng kiểm tra còn nhiều hạn chế nên chất lượng các cuộc kiểm tra chưa được cao, số lượt kiểm tra chưa được nhiều. Trong thời gian tới, BHXH huyện sẽ đề nghị với BHXH tỉnh mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ cấp huyện, từng bước đáp ứng được với nhiệm vụ chính trị của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w