Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nước sinh hoạt
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
2.1.5.1. Quy hoạch và chính sách của Nhà nước
Quy hoạch cung ứng nước sinh hoạt bao gồm quy hoạch tổng thể (cho cả vùng) và quy hoạch chi tiết (cho từng công công trình cung cấp nước sinh hoạt).
Quy hoạch cấp nước sẽ là cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước trên địa bàn. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí cho phù hợp với điều kiện từng vùng nông thôn, để nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện quy hoạch, thực hiện việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân (Chính phủ, 2007).
Công tác quy hoạch có đem lại hiệu quả trong việc cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ổn định của quy hoạch, do quy hoạch là bước khái quát tổng thể cung ứng nước sinh hoạt. Quy hoạch không ổn định, phải điều chỉnh nhiều lần sẽ tác động đến tổng thể việc triển khai thực hiện cung ứng nước sinh hoạt (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
Do vậy, công tác lập quy hoạch cung ứng nước sinh hoạt cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân.
Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch cấp nước như một bộ phận không tách rời của đồ án quy hoạch xây dựng và tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Thống nhất tổ chức quản lý nhà nước về ngành nước từ trung ương đến địa phương đối với hoạt động cung ứng nước. Tại mỗi địa phương phải các đơn vị cung ứng nước phải chịu trách nhiệm trước chính quyền về cấp nước cho nông thôn. Thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cung ứng nước theo lộ trình và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Cơ quản quản lý quản lý sát sao các DN cung ứng nước để nhằm quản lý đươc lượng nước cung ứng đáp ứng được cho người dân cả về số lượng và chất lượng (Chính phủ, 2001)
Định mức nước sinh hoạt được xác định trên số nhân khẩu thường trú và tạm trú dài hạn căn cứ theo Sổ hộ khẩu thường trú và Sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp nhiều hộ sử dụng chung một đồng hồ nước (địa chỉ trong hộ khẩu thường trú khác với địa chỉ đặt đồng hồ nước) tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đứng tên thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp người nhập cư, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên, căn cứ vào sổ tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của địa phương) được tính định mức theo số nhân khẩu như trên (Chính phủ, 2007).
Để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người
dân thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng. Chính sách về cung ứng nước sinh hoạt nông thôn được ban hành từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
Các chính sách của Nhà nước liên quan đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi; chính sách về giá nước ...
Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân và là công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý có hiệu quả việc cung ứng nước sinh hoạt, đem lại lợi ích cho người dân (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
2.1.5.2. Công nghệ sản xuất nước sinh hoạt, quy mô công trình dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
Một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn đó là công nghệ xử lý nước. Công nghệ xử lý nước hiện đại sẽ làm giảm tổn thất nước sinh hoạt, đồng thời chất lượng nước sẽ được đảm bảo theo quy định, người dân được cung cấp sản phẩm có chất lượng, hiệu quả về mặt xã hội và môi trường được nâng cao(UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).
Quy mô của công trình cung cấp nước sinh hoạt cũng là tác nhân ảnh hưởng đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân. Các công trình cung cấp nước sinh hoạt có quy mô nhỏ thì cung ứng nước sinh hoạt cho từng cụm dân cư có quy mô xóm làng hoặc liên xóm, chi phí đầu tư không lớn. Các công trình có quy mô lớn (quy mô xã, cụm xã) dùng nguồn nước mặt để ổn định cung cấp trong thời gian dài, tuy đòi hỏi đầu tư tốn kém nhưng giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước sinh hoạt của nhân dân. Do đó, xét lâu dài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).
2.1.5.3. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lýdịch vụ cung ứng nước sinh hoạt Thực tế trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, chương trình nhằm huy động các nguồn lực về tài chính phục vụ
nhu cầu xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân song lại chỉ chú trọng tập trung vào đầu tư mới cho các dự án cấp nước sinh hoạt chứ không tập trung vào đầu tư các công trình đã đi vào hoạt động. Mặt khác hiện nay, việc huy động vốn cho dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt vẫn còn gặp nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực về tài chính, thủ tục trong hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ giá nước sinh hoạt cho các đơn vị cung cấp nước rườm rà tốn rất nhiều thời gian, dẫn đến việc thiếu vốn. Từ những thực tế trên cho thấy, Nguồn lực tài chính của đơn vị cung ứng nước sinh hoạt là điều kiện tiên quyết, là yếu tố cơ bản của dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân (Thanh Quy, 2003).
2.1.5.4. Trình độ nhân lực trong các công ty
Trình độ nhân lực trong các công ty hay trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân làm việc tại các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho công tác nâng cao chất lượng dịch vụ nước sinh hoạt đạt hiệu quả cao, ngược lại, trình độ nguồn lực thấp sẽ làm cho công tác nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
2.1.5.5. Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sinh hoạt
Nước là thành phần cấu thành tế bào và các mô của cơ thể; có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng thể dịch, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể.
Nước còn làm giảm độ quánh của máu tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng.
Rõ ràng, nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ thể, và người ta có thể nhịn ăn hằng tuần nhưng không thể sống nổi vài ngày nếu không được uống nước. Do vậy, sử dụng nước sinh hoạt luôn được coi là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân (Hoàng Uyên, 2019). Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số ngày một gia tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng tăng lên. Do vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt.
2.1.5.6. Nhận thức của người dân về sử dụng nước sinh hoạt
Trình độ dân trí thấp, dẫn đến nhận thức của người dân còn hạn chế, điều