Thực trạng quản lý hoạt động cung ứng nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 109)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ

4.1.4. Thực trạng quản lý hoạt động cung ứng nước sinh hoạt

4.1.4.1. Thực trạng về đăng ký và lắp đặt nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ

Để tiến hành cung cấp nước sạch cho người dân, huyện đã phê duyệt cho doanh nghiệp xây dựng và lắp đặt các đường ống nằm trong phạm vi quy định. Việc đăng ký và ký hợp đồng sử dụng nước do giữa đơn vị cung cấp nước và người dân tuy vậy, dưới dự quản lý của cơ quan nhà nước về giá cả, chất lượng nước...

Tuy nước đã gần như được xã hội hóa, chủ yếu do các doanh nghiệp ngoài đầu tư vào, còn hoạt động của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường là cơ quan nhà nước nhưng hoạt động cung ứng nước cũng như các doanh nghiệp. Tuy vậy, ngành nước có đặc thù riêng, không tạo được sự cạnh tranh vì để xây dựng được 1 hệ thống đường ống nước cấp xuống các hộ dân rất tốn kém, trong 1 đơn vị hành chính thì chỉ có 1 đơn vị được xây dựng hệ thống đường ống. Chính vì đặc thù riêng này mà nhà nước quản lý chặt chẽ cả về chất lượng, giá cả và cam kết về khối lượng đủ để đáp ứng cho nhu cầu người tiêu dùng.

Qua bảng 4.8 cho chúng ta thấy, hiện nay có từ 77-90% số hộ đăng ký sử dụng nước sinh hoạt nông thôn, tùy thuộc vào từng xã thuộc doanh nghiệp hay Trung tâm nước cung cấp dịch vụ thì người dân đăng ký sử dụng nước từ đơn vị đó. Để triển khai các dự án cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Quế Võ, Doanh nghiệp cũng như Trung tâm nước đã triển khai các cuộc khảo sát về nhu cầu sử dụng nước sạch. Kết quả của các cuộc khảo sát đều cho kết quả khá tốt trên 80% các hộ dân có nhu cầu. Từ đó huyện mới tiến hành triển khai dự án nước sinh hoạt và để cho các doanh nghiệp vào đầu tư. Tuy vậy, khi triển khai vào thực tế thì tỷ lệ số hộ đăng ký sử dụng và lắp đồng hồ nước sinh hoạt có thấp hơn so với kết quả đều tra, nhưng cũng đạt được kết quả khá cao trên 70%. Mặt khác, khi lắp đồng hồ thì mức độ sử dụng của mỗi hộ lại khác nhau, thậm chí có hộ lắp mà không sử dụng nước sinh hoạt từ các doanh nghiệp cấp mà sử dụng nước giếng khoan, giếng đào của hộ có từ trước.

Bảng 4.8. Số hộ đăng ký lắp đồng hồ nước qua các năm trên địa bàn huyện

Số hộ

Việt Thống Nhân Hòa Đại Xuân Phố mới Yên Giả Mô Đạo Việt Hùng Bồng lai Phương Liễu Phượng Mao Chi Lăng Hán Quảng Bằng An Phù Lương Quế Tân Đào Viên Cách Bi Đức Long Châu Phong Ngọc Xá Phù Lãng

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh (2018)

- Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

Các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt

Mạng lưới tuyến ống truyền tải

Mạng lưới tuyến ống dịch vụ

Sơ đồ 4.6.Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNNT Bắc Ninh (2019)

Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn của các đơn vị đều tuân thủ theo đúng hệ thống cấp nước, quy trình cấp nước như ở sơ đồ trên. Việc cấp nước từ bể chứa nước, Trạm bơm nước đẩy áp lực nước đến với hộ gia đình qua mạng lưới ống truyền tải, mạng lưới ống dịch vụ, qua đồng hồ các hộ gia đình và vào bể chứa từng hộ.

ĐVT: %

100.00 80.00 60.00

40.00 20.00

Biểu đồ 4.3. Biến độộng về tỷ lệ hộ đăng ký lắp nước sinh hooạt trên địa bàn huyện Quế Võ Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNNT Bắc Ninh (2019)

Qua đồ thị cho thấy, tỷ lệ hộ đăng ký sử dụng nước và đã lắp đồng hồ đối với mô hình của doanh nghiệp cao hơn so với mô hình cung cấp nước là trung tâm nước sạch.

67

Bảng 4.9. Biến động chi phí lắp đặt đồng hồ cho 1 hộ sử dụng nước trên địa bàn huyện Quế Võ

Chỉ tiêu

1. Doanh nghiệp Giá lắp đồng hồ Chi phí phát sinh

2. Trung tâm nước sạch VSMTNT Giá lắp đồng hồ

Chi phí phát sinh

Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh (2019) Giá lắp đồng hồ nước, tùy thuộc vào địa hình của từng xã và chi phí lắp đặt đường ống dịch vụ mà Trung tâm nước hay doanh nghiệp bỏ ra. Nhưng cũng phải nằm trong định mức của nhà nước quy định, cái này đã được quản lý khá tốt.

Giá bình quân lắp đồng hồ của doanh nghiệp và Trung tâm nước khá tương đồng nhau. Nhưng chi phí phát sinh là cái đang khó quản lý nhất, vì tùy thuộc vào từng hộ gia đình mà doanh nghiệp hay Trung tâm nước thu thêm chi phí phát sinh.

Qua khảo sát người dân sử dụng dịch vụ của Trung tâm nước sạch và VSMTNT và của các doanh nghiệp cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Quế Võ đạt được kết quả như sau: Đối với dịch vụ đăng ký lắp đặt cơ bản người dân đánh giá việc đăng ký dễ dàng, người dân đánh giá việc đăng ký lắp đặt từ các doanh nghiệp dễ dàng hơn so với trung tâm. Đối với thái độ phục vụ của nhân viên của đơn vị cung cấp dịch vụ, cho thấy đối với trung tâm và doanh nghiệp có sự khác nhau khá rõ, người dân đánh giá doanh nghiệp phục vụ tốt hơn so với trung tâm.

Đánh giá của người dân về thời gian từ lúc đăng ký đến lúc được lắp đặt còn dài, các đơn vị cung ứng nước chưa triển khai nhanh, có những hộ phải chờ từ 10-15 ngày mới được lắp đặt, mặc dù hệ thống đường ống đã có sẵn.

Chi phí lắp đặt đã dược nhà nước quy định mức giá trần cho các loại vật tư cần thiết, tuy vậy tùy thuộc từng hộ mà chi phí phát sinh khác nhau. Qua khảo sát các hộ chưa thực sự hài lòng với các khoản chi phí phát sinh này, hộ cho rằng chi phí này vẫn đang cao và trong quá trình đăng ký khảo sát cần phải báo với hộ là tổng chi phí và chi tiết để họ được nắm rõ.

Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về dịch vụ đăng ký và lắp đặt nước sinh hoạt

Chỉ tiêu

1. Đăng ký lăp đặt

→Dễ

→Bình thường

→Khó

2. Thái độ nhân viên

→Tốt

→Trung bình

→Kém

3. Thời gian đăng ký đến khi lắp đặt

→Nhanh

→Bình thường

→Chậm

4. Chi phí lắp đặt

→Cao

→Trung bình

→Thấp

5. Chi phí phát sinh

→Nhiều

→Trung bình

→Ít

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) 4.1.4.2. Thực trạng về quản lý hoạt động cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

Thực trạng việc cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ có 3 loại nguồn nước chính là nước sinh hoạt cho hộ gia đình, nước cung cấp cho hành chính sự nghiệp và nước cung cấp cho sản xuất kinh doanh. Trong đó, lượng nguồn nước sinh hoạt vẫn chiếm chủ yếu hơn 66% năm 2018.

Bảng 4.11. Lượng nước được sử dụng tính ở huyện Quế Võ năm 2016-2018

Chỉ tiêu

Tổng

1. Hộ

2. Hành chính sự nghiệp

3. SX kinh doanh

69

Trong việc cung ứng nước sinh hoạt vì đường ống nối mạng và hệ thống mạng lưới đường ống đến các hộ dài và phức tạp, chính vì vậy cần phải thường xuyên bảo trì đường ống nước để hạn chế việc thất thoát nước ở mức tốt nhất.

Bảng 4.12. Biến động về lượng nước sản xuất, tiêu thụ nước sinh hoạt theo các hình thức

Chỉ tiêu

1. Tổng nước sản xuất Trung tâm

Doanh nghiệp 2. Tổng lượng nước tiêu thụ

Trung tâm Doanh nghiệp

3. Tỷ lệ thất thoát (%) Trung tâm

Doanh nghiệp

Qua bảng cho thấy, tổng lượng nước sản xuất của tư nhân chiếm chủ yếu hơn 86% so với tổng lượng nước sinh họat sản xuất của cả huyện và lượng nước tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2016 tổng lượng nước sinh hoạt sản xuất được hơn 2373 nghìn m3 và năm 2018 là hơn 4839 nghìn m3, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 142,8%. Tuy vậy, vì thất thoát do đường ống bị rò rỉ nên thực tế các đơn vị cung ứng nước chỉ tiêu thụ được hơn 1728 nghìn m3 năm 2016 và 3740 nghìn m3 năm 2018. Như vậy, tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế võ cũng khá lớn, chiếm hơn 27% năm 2016 và chiếm hơn 22,72% năm 2018, chứng tỏ cũng đã được cải thiện trong những năm qua, trong đó tỷ lệ thất thoát của Trung tâm nước sạch VSMTNT lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp, cụ thể năm 2018 tỷ lệ thất thoát của trung tâm là 26,01% và của doanh nghiệp là 22,38%.

Qua biểu đồ 4.4 cho thấy, các cán bộ cũng chỉ đánh giá cơ sở hạ tầng hiện nay đang ở mức trung bình, chưa thực sự tốt. Hệ thống mạng lưới đường ống còn phức tạp, khi gặp sự cố mất thời gian tìm kiếm. Chất lượng ống dùng còn ở mức trung bình nên dễ bị vỡ, rò rì làm cho nước bị thất thoát nhiều. Qua khảo sát cho

70

chưa tốt, có hơn 58% ý kiến đánh giá mức trung bình và có hơn 16% ý kiến đánh giá ở mức kém. Còn đối với cán bộ của các doanh nghiệp cung ứng nước qua khảo sát cho kết quả có gần 39% ý kiến đánh giá tốt, có gần 56% ý kiến đánh giá trung bình và chỉ có 1 người đánhg giá chưa tốt.

ĐVT: %

0

Biểu đồ 4.4. Đánh giá của đơn vị cung ứng về cơ sở hạ tầng cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng của các đơn vị cung ứng

nước sinh hoạt tại huyện Quế Võ

Cơ sở hạ tầng

Rất tốt Tốt

Trung bình Kém Rất kém

Qua khảo sát người dân về cơ sở hạ tầng của các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt cho kết quả như sau. Đối với trung tâm nước sạch người dân đánh giá mức trung bình, cụ thể không ai đánh giá rất tốt, chỉ 17,5% người dân đánh giá tốt, có hơn 42% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có hơn 37% ý kiến mức kém và thậm chí có 1 hộ đánh giá ở mức rất kém. Nguyên nhân, đường ống hay

71

52% ý kiến của người dân đánh giá cơ sở hạ tầng tốt và rất tốt, có hơn 32% đánh giá ở mức trung bình vẫn còn 15% người dân đánh giá ở mức kém chủ yếu là những hộ ở cuối đường ống.

Hộp 4.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống cơ sở hạ tầng cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá chung của tỉnh, tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tại huyện hiện đạt trên 85%; Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là 65%. Đây là những con số đang ghi nhận về việc phát triển mạng lưới cấp nước sạch. Tuy nhiên trên thực tế đấu nối, sử dụng nước sạch tại nhà máy cấp nước tập trung hiện mới đạt trên 70% tổng số dân toàn huyện. Ở nhiều nơi, mặc dù đã có đường ống cấp nước sạch nhưng người dân vẫn chưa đấu nối, chưa sử dụng. Nhiều trường hợp đã đấu nối một thời gian nhưng vẫn chưa thực dùng.

Nguyên nhân do phần lớn người dân nông thôn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau, không ít hộ vẫn sử dụng các nguồn nước “miễn phí” như: Nước mưa, nước giếng khoan để tiết kiệm chi phí.Bên cạnh đó, có tới trên 30% mạng lưới đường ống

"có tuổi đời" hơn 10 năm chưa được sửa chữa, thay thế. Tình trạng đục đường ống để đấu trái phép không được kiểm soát. Thêm vào đó, mạng lưới đường ống xây dựng trước đây phần lớn chưa có quy hoạch hợp lý, chồng chéo qua một số giai đoạn nâng cấp, cải tạo. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn cao hơn 30%.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Thanh Bình, phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quế Võ (2019).

Hộp 4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống cơ sở hạ tầng cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Nguồn nước mặt cung cấp cho trạm từ sông Đuống, với lưu lượng và chất lượng nước ổn định, xử lý không phức tạp, theo quy trình khép kín, lắp đặt hơn 10 km đường ống truyền tải trục chính; hơn 65 km đường ống mạng, ống dịch vụ đưa nước về từng hộ dân. Bên cạnh đó, hiện nay trạm còn sử dụng phần mềm Cityword để quản lý, kiểm soát và theo dõi mạng lưới cấp nước, máy móc, đo đếm chỉ số sử dụng nước của khách hàng. Đặc biệt, trong mùa hè, lượng khách hàng sử dụng nước liên tục, hệ thống hỗ trợ báo sự cố và định vị qua hệ thống GPS đồng hồ và van điều tiết để kịp thời hỗ trợ khách hàng, đảm bảo cấp nước liên tục.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Tùng, Phó quản đốc nhà máy nước sạch Đức Long tại Quế Võ (2019).

Giá nước nói chung và giá nước sinh hoạt nói riêng được quy định bởi nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch của Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra quy định riêng trên địa bàn

tỉnh, đến năm 2014 quy định về giá nước sạch được thay đổi theo quyết định số 725/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh về việc điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch và phí thoát nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; giá nước sạch tại thị trấn Phố mới, huyện Quế Võ; thị trấn Thứa, huyện Lương Tài; thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong và giá nước được điều chỉnh tiếp theo vào năm 2018. Tuy vậy, trên thực tế các đơn vị cung ứng nước sẽ đưa ra mức giá phù hợp với quy định và việc mức thu có thể áp dụng theo bậc thang hoặc theo 1 giá.

Bảng 4.14. Bảng tính toán chi tiết giá bán nước sinh hoạt của công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh

STT Nội dung ĐVT Giá trị

A Thông số chung

1 Số khách hàng

2 Giá trị TSCĐ

3 Sản lượng nước sản xuất

4 Sản lượng nước tiêu thụ

5 Tỷ lệ hao hụt

B Chi tiết giá thành

1 Chi phí vật tư trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Quản lý vận hành mạng cấp nước

3.1 Công tác quản lý khách hàng

3.2 Quản lý vận hành mạng cấp nước

3.3 Bảo dưỡng thiết bị trên mạng và xúc xả đường ống cấp nước

Các khoản khác chưa có trong

3.4 mục 3.1, 3.2, 3.3

3.5 _BHXH+KPCĐ+BHYT+BHTN

3.6 _Tiền ăn ca ( CN và kỹ sư)

4 Chi phí sản xuất chung

6 Chi phí quản lý doanh nghiệp

7 Thuế Tài nguyên nước

C Giá nước sạch

1 Gía tiêu thụ bình quân (chưa có VAT)

a Lợi nhuận hợp lý

b Gía thành toàn bộ 1 m³ nước (Ztb)

2 Thuế VAT (5%)

3 Gía tiêu thụ có VAT

4 Làm tròn

Nguồn: Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh (2019)

Cơ chế hình thành giá được các đơn vị xác định và đưa ra dựa vào nhiều yếu tố như: Lượng nước đầu vào, công nghệ xử lý, hóa chất xử lý, chi phí điện năng, chi phí sửa chữa, chi phí quản lý, nhân công, bảo dưỡng…

Qua khảo sát người dân về giá nước sinh hoạt hiện nay cho thấy, đối với mức giá nước có hơn 32% ý kiến đánh giá mức giá nước cao, còn lại cơ bản đánh giá mức giá nước trung bình. Vì thực thế giá nước đang bị quy định mức trần của nhà nước nên các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt cũng đang gặp khó khăn ở đây.

Đối với thay đổi giá sinh hoạt nước, trên thực tế hàng năm UBND tỉnh cũng có những quy định về giá nước và sự thay đổi giá nước sinh hoạt để các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt có thể điều chỉnh.

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về giá nước sinh hoạt nông thôn

Chỉ tiêu

1. Giá nước

→Cao

→Trung bình

→Thấp

2. Sự thay đổi giá nước

→Thường xuyên

→Ít thay đổi

3.Thông báo về thay đổi giá nước

→Thông báo trước

→Thông báo lúc thu tiền 4. Quy định về giá nước

→Biết

→Không biết

Qua khảo sát người dân cho thấy mức giá nước gần như ổn định, ít có sự thay đổi, thường 1 đến 2 năm mới thay đổi 1 lần. Việc thay đổi giá nước thường được các đơn vị cấp nước kèm theo phiếu thu tiền nước tháng trước đó, kèm theo lý do tăng giá, tuy vậy một số người dân vẫn chưa thực sự hài lòng về cách tăng giá này. Khi hỏi người dân về có biết quy định giá nước của nhà nước đưa ra thì

có gần 59% người dân trả lời không biết, họ chỉ biết đến tháng trả tiền theo hóa đơn nhận được.

Bảng 4.16. Đánh giá của đơn vị cung ứng đối với giá nước sinh hoạt

Chỉ tiêu Cao

Trung bình Thấp

Qua bảng 4.17 cho thấy, hầu hết cán bộ của các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện đều cho rằng mức giá nước hiện nay đang thấp, có thời điểm chưa đủ bù chi phí. Nhưng vì giá nước theo quy định của nhà nước, đơn vị không thể tăng vượt ngưỡng, hơn nữa thu nhập ở khu vực nông thôn thấp và mức độ sử dụng nước bình quân 1 hộ còn ít.

Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ quản lý về giá nước sinh hoạt nông thôn

Giá nước sạch tại các vùng nông thôn được ban hành theo hướng tiệm cận, với nguyên tắc tính đúng, tính đủ, nhưng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu đặt ra.

Giá bán nước sạch chưa bao gồm đầy đủ các chi phí đầu tư đảm bảo cấp nước an toàn, giảm thất thoát nước, khấu hao một số hạng mục đầu tư công trình; lợi nhuận doanh nghiệp thấp; việc điều chỉnh giá nước chưa phù hợp với sự biến động giá của thị trường. Nhìn chung, giá tiêu thụ nước sạch chưa thực sự khuyến khích được doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước. Hơn nữa, với mức giá thấp thì đơn vị cung ứng nước mong muốn có khối lượng tiêu thụ lớn để bù lại, nhưng thực tế ở vùng nông thôn các hộ sử dụng nước ít và tỷ lệ hộ thực sự sử dụng nước sinh hoạt mới trên 50%.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Tâm, Trạm phó trạm cấp nước Phù Lãng -Trung tâm nước sạch và VSMTNT tại Quế Võ (2019).

Đối với người dân, thường quan tâm đến 2 vấn đề nhất, thứ nhất là giá và thứ 2 là chất lượng nước. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm đang ngày càng nhiều và cũng nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra nước đang bị ô nhiễm và có những chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chính vì vậy người dân càng mong muốn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w