Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 112)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ

4.1.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã tăng cường kiểm tra đột xuất chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các tỉnh trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình kiểm tra, Bộ Y tế cũng đã tổ chức lấy các mẫu nước tại các nhà máy nước, trạm cấp nước và các hộ gia đình để xét nghiệm đánh giá chất lượng nước. Kết quả kiểm tra cũng phản ánh tương tự như báo cáo của các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Trên cơ sở đó, để quản lý được hoạt động cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện nói riêng thì UBND tỉnh thành lập các ban chuyên ngành hàng năm để đi thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng thì hiện nay mỗi

80

Thực tế trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm qua cũng đã có các đoàn thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt, năm 2016 chỉ kiểm tra được 2 lần theo định kỳ và năm 2017 và 2018 có kiểm tra thêm được 1 lần đột xuất. Trong quá trình tranh kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều có những sai phạm, nhưng hầu hết vẫn có thể cho các đơn vị khắc phục được, tuy vậy vì chỉ có 1 đơn vị hành chính chỉ có 1 đơn vị nước cung cấp nên cũng rất khó trong việc xử lý.

Bảng 4.23. Tình hình thanh kiểm tra của đơn vị nhà nước về dịch vụ nước sinh hoạt ở huyện Quế Võ năm 2016-2018

Chỉ tiêu

1. Số lần thanh tra

2. Số trường hợp vi pham

3. Xử lý vi phạm

Nhắc nhở

Yêu cầu cung cấp lại khi đạt yêu cầu

Theo thống kê báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước cấp từ các nhà máy nước, trạm cấp nước, đa số các nhà máy nước đều có chỉ tiêu chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, một số nhà máy nước thường gặp một số chỉ tiêu không đạt như hàm lượng clo dư thấp do quy trình xử lý nước và mạng lưới phân phối không đảm bảo, bị rò rỉ hoặc do chưa đảm bảo hàm lượng clo dư trong mạng lưới. Hàm lượng nitrit, nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép có thể do chất lượng nguồn nước khai thác bị ô nhiễm hoặc quy trình xử lý nước không đảm bảo hay do mạng lưới đường ống rò rỉ. Hàm lượng pecmanganat cao hơn tiêu chuẩn cho phép cho thấy nguồn nước có thể nhiễm bẩn các chất hữu cơ. Ngoài ra có một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép như độ cứng, man gan, sắt ở các mức độ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kết quả khảo sát các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ cho thấy, hầu hết họ cho rằng số lần thanh kiểm tra còn ít, chưa có đơn vị cụ thể cấp huyện làm chức năng thanh, kiểm tra, chủ yếu tham gia cùng với các đoàn liên ngành để đi thanh kiểm tra. Chính vì vậy, khó có thể kiểm soát được chất lượng nước sinh hoạt một cách tốt nhất. Chất lượng các cuộc thanh

kiểm tra cũng đang mang tính chất cảm quan nhiều hơn, chưa có các máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra nên khó có thể đánh giá chính xác về chất lượng nguồn nước sản xuất ra có đảm bảo hay không.Hơn nữa, sau các cuộc thanh kiểm tra thì thường phải 1 thời gian mới có kết quả kiểm nghiệm nên việc xử phạt cũng ít xảy ra. Nếu trường hợp không đạt, cơ quan quản lý yêu cầu cải thiện chứ không bắt phải dừng sản xuất.

Bảng 4.24. Đánh giá của đơn vị cung ứng nước sinh hoạt về thanh kiểm tra

Chỉ tiêu

1.Số lần thanh kiểm tra Nhiều Trung bình Ít

2.Chất lượng thanh kiểm tra Tốt

Chưa tốt 3.Hình thức thanh kiểm tra Tốt

Chưa tốt 4.Kết luận thanh kiểm tra Sát thực tế Chưa sát thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w