Tình hình nghiên cứu bơ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 31 - 36)

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu

2.6. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây bơ tại việt nam

2.6.1. Tình hình nghiên cứu bơ tại Việt Nam

Theo tài liệu trong nước, từ những năm 1940, cây bơ đã được người Pháp đưa vào trồng ở huyện Di Linh (Lâm Đồng), cho kết quả sinh trưởng tốt. Đến năm 1958, phái đoàn viện trợ Hoa Kỳ đưa vào khoảng 60.000 hạt giống bơ của 3 chủng trồng ở Trung tâm thực nghiệm Bảo Lộc (Lâm Đồng), Trung tâm thực nghiệm Hưng Lộc (Đồng Nai) và Trung tâm thực nghiệm Eakmat (Đăk Lăk). Từ các tập đoàn giống này đã có những nhận xét, đánh giá ban đầu về sinh trưởng và năng suất cũng như một số các mô tả về đặc điểm quả. Sau ngày miền Nam giải

21

phóng, năm 1976, Trạm Giống cây ăn quả Cao Lộc (Lạng Sơn) trồng thử nghiệm tập đoàn giống bơ từ Cu Ba. Kết quả cho thấy cây sinh trưởng, cho năng suất khá và không ra quả cách năm. Hiện tại, vườn bơ kể trên không còn được duy trì. Với một số đề tài nghiên cứu cơ bản của số ít tác giả, nhưng chỉ dừng lại ở các hoạt động điều tra tình hình sản xuất, một số kỹ thuật nhân giống, khảo sát tập đoàn mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về loại cây này. Điển hình có một số nghiên cứu sau:

Các kết quả điều tra, khảo sát của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Phan Quốc Sủng, 1988–1989; Hoàng Mạnh Cường, 2001);

Trường Đại học Tây Nguyên (Lâm Thị Bích Lệ và Hoàng Ngọc Thuận, 1997–

2002); Viện Cây ăn quả miền Nam (Nguyễn Minh Châu, 1998) đã bước đầu thu thập được một số giống bơ và tiến hành một số thí nghiệm nhân giống. Đặc biệt công trình nghiên cứu gần đây về điều tra, thu thập, nhân giống và trồng vườn tập đoàn cây bơ (Lâm Thị Bích Lệ, 2002; Đặng Bá Đàn, 2003; Trịnh Đức Minh và Đặng Bá Đàn, 2002–2005) là những công trình hiếm hoi về cây bơ trên cả nước trong thời gian gần đây đáng được ghi nhận. Kết quả nghiên cứu này đã bước đầu thiết lập được vườn tập đoàn để bảo tồn nguồn gen, với những cây ưu tú chọn lọc từ Đăk Lăk, Lâm Đồng và một số giống nhập nội thu nhận tại Viện Cây ăn quả miền Nam. Ngoài ra, kết quả còn cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ quả bơ và khẳng định khả năng mang lại thu nhập khá cho nhà vườn từ việc trồng loại cây đặc sản này xen trong vườn cây cà phê.

Theo Phan Văn Tây, 1974; Vũ Công Hậu và cs. 1984, các giống bơ đưa vào Việt Nam chủ yếu nhân bằng hạt nên có độ biến dị lớn và thường lẫn nhiều giống trong một vườn. Mặt khác, trong điều kiện không được chăm sóc tốt, đầu tư ít, lại được trồng trong điều kiện nóng ẩm nên chỉ có các giống thuộc chủng West India là tồn tại được. Tuy nhiên, các giống này ngày càng thoái hoá nghiêm trọng, năng suất thấp không đều qua các năm, chất lượng kém.

Theo Vũ Công Hậu và cs. 1984, đã đưa ra kết luận trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như miền Nam nước ta nên trồng các giống bơ thuộc chủng Antilles là thích hợp nhất. Ở các tỉnh Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ hơn có thể trồng các giống thuộc chủng Guatemala và Mexico. Tốt nhất là nhập từ Cuba hoặc Mỹ những giống Antilles như Pollock ; Guatemala như Lula, Hass hoặc các giống lai như Fuerte rồi nhân giống bằng con đường vô tính. Ông cũng đưa ra nhận xét rằng:

Không có vấn đề bơ không ra hoa vì quá lạnh, nhưng nhiệt độ quá cao thì ức chế ra hoa. Điều kiện khí hậu của Việt Nam không có trở ngại gì cho việc ra

hoa đậu quả của cây bơ, lượng mưa tuy có lớn nhưng nó lại tập trung vào thời kỳ quả bơ đã lớn và sắp bước vào thời kỳ thu hoạch. Để trồng bơ có hiệu quả kinh tế cao vấn đề cần quan tâm là chọn giống, đất trồng và kỹ thuật canh tác hợp lý.

Khi đề cập đến cây bơ ở Tây Nguyên tác giả Nguyễn Hiền, 1993 cho rằng cần chú ý đến việc nhập nội các giống bơ mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được sâu bệnh hại và chịu được khí hậu khô hạn ở Tây Nguyên. Trước mắt cần chọn lọc các giống bơ tốt đã thích nghi lâu đời tại địa phương và nhân lên bằng phương pháp vô tính. Thấy được tầm quan trọng của phương pháp nhân giống đối với sản xuất và phát triển cây bơ, trong những năm gần đây một số đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng tập đoàn giống bơ với mục đích: thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác các nguồn gen quý của các giống bơ.

Điển hình là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã xây dựng được tập đoàn 57 giống bơ tại Đăk Lăk từ những cây bơ tuyển chọn trong vùng và 12 giống bơ nhập nội từ tập đoàn đã tuyển chọn và trồng thành công giống bơ Booth là giống thương mại với nhiều ưu điểm nổi trội.

Kết quả nghiên cứu đánh giá bước đầu về cây bơ năm 2005 của nhóm tác giả Chu Thị Thơm, Nguyễn Văn Tố thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã xác định được một số giống bơ lai có nhiều triển vọng, bao gồm (Chu Thị Thơm và Nguyễn Văn Tố, 2005):

Giống Lula: Có nguồn gốc từ giống Taft, có mẹ là chủng Guatemala.

Quả dạng lê, đôi khi có ngấn ở cổ quả, khối lượng quả 350 – 670g. Da quả hơi láng, xanh nhợt. Thịt quả màu vàng nhạt đến hơi xanh, chứa từ 6 – 15% chất béo. Hương vị thơm ngon. Cây trồng mau cho quả và cho năng suất cao. Cây sinh trưởng nhanh, có xu hướng phát triển chiều cao, lá và quả dễ bị nấm Bersicae rekins phá hại.

Giống Booth 7: Guatemala x Antilles, quả hình hơi tròn. Khối lượng quả 280 – 560g. Da quả láng, xanh sáng, chứa khoảng 14% dầu, rất ngon. Hạt tương đối lớn, nằm sát trong lòng quả. Tán cây có xu hướng phát triển theo chiều ngang và rất sai quả, có khi ra quả quá nhiều làm kiệt sức hoặc ra quả cách năm. Quả sẽ rụng khi nhiệt độ xuống đến 30C.

Giống Booth 8: Guatemala x Antilles, quả hình trứng cỡ nhỏ đễn cỡ lớn.

Khối lượng quả từ 250 – 800g. Vỏ hơi dầy và có sớ gỗ. Da quả hơi xanh và sần

23

sùi. Thịt màu kem sáng, chứa khoảng 6 – 12% dầu, khá ngon. Hạt từ cỡ vừa đến cỡ lớn và nằm sát trong lòng quả. Cây ra quả không đều và cách năm.

Giống Hickson: quả như dạng quả xoài, hơi sần sùi. Thịt màu vàng sáng, chứa 8 – 10% dầu, hương vị ngon, năng suất nhưng không đều. Chống chịu gió rất kém.

Giống Monroe: Phát hiện trồng ven trong vườn của các chủng Guatemala và Antilles. Quả có hình thuôn dài nhưng một bên chóp quả hơi bằng phẳng. Khối lượng quả từ 670 – 1200g. Da quả láng, vỏ hơi dày và dai, thịt có màu vàng sáng, chứa 10 – 14% dầu, phẩm chất ngon. Hạt cỡ vừa và nằm sát trong lòng quả. Cây cho năng suất cao.

Giống Hall: Quả hình lê dạng quả đẹp, khối lượng quả từ 560 – 840g. Vỏ hơi dày, da quả hơi láng và có màu xanh sẫm. Thịt màu vàng đậm, chứa 10 – 16% dầu, rất ngon. Hạt hơi lớn, nằm sát trong lòng quả. Cây cho năng suất cao nhưng không đồng đều.

Giống Choquette: Quả hình thuỗn, hơi khuyết vào một bên ở phần cuối quả. Khối lượng quả từ 670 – 1200g. Da quả hơi láng, có màu xanh nhạt đến xanh đậm, vỏ quả hơi dai. Thịt quả màu vàng, chứa 6 – 10% dầu. Hạt cỡ vừa dính sát hoặc hơi sát trong lòng quả, cây cho sản lượng ổn định.

Trong giai đoạn từ 2002 – 2005, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã bắt đầu với các hoạt động nghiên cứu về giống bơ. Viện cũng đã đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống bơ nhập nội khác nhau và đã tuyển chọn được 12 giống bơ thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai, khí hậu tại Tây Nguyên, không những kháng được sâu bệnh mà còn cho năng suất, chất lượng bơ khá, trong đó, nổi trội hơn cả là tập đoàn giống bơ Booth. Viện cũng đã tổ chức hướng dẫn cho đồng bào các dân tộc thực hiện quy trình kỹ thuật, chăm sóc, trồng bơ, thay thế dần các giống bơ đã bị thoái hoá, năng suất kém bằng một số giống bơ cho năng suất, chất lượng khá hơn.

Kết quả nghiên cứu về cây bơ giai đoạn 2006 – 2010, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên do ThS. Hoàng Mạnh Cường chủ trì: đã tuyển chọn và thu thập được 47 giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đã nhập nội được 15 giống bơ thương mại từ Mỹ, Úc và Israel về trồng khảo nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên và được Cục trồng trọt – Bộ NN & PTNT công nhận cho giống sản xuất thử 4 giống bơ TA1, TA3, TA5

và Booth 7 có khả năng chín muộn từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đây là những giống Quốc gia có năng suất và chất lượng cao.

Theo Nguyễn Hữu Quyền, cây bơ có thể ghép mắt hoặc ghép cành theo các kiểu như: ghép cửa sổ, ghép chữ T xuôi hoặc ngược, ghép nêm hay ghép nối ngọn, ghép vạt vỏ hay ghép áp cành…. (Nguyễn Hữu Quyền, 1967).

Theo tác giả Vũ Công Hậu cây bơ có thể chiết, giâm cành (hom rễ hay hom thân). Tuy nhiên, chiết và giâm cành khó ra rễ, cần có sự hỗ trợ của các chất điều tiết sinh trưởng. Phương pháp nhân giống tốt nhất là ghép, cành ghép là cành lấy từ những cây ưu tú được chọn làm cây đầu dòng. Có thể ghép theo nhiều phương pháp, nhưng tốt nhất là ghép nêm chồi ngọn (Vũ Công Hậu và cs., 1984).

Theo tác giả Lâm Thị Bích Lệ, ba loại gốc ghép là Bơ Mỡ, Bơ Sáp và Bơ nước đều có tỷ lệ nảy mầm cao từ 97 – 99% và đều có hiện tượng đa phôi (tỷ lệ đa phôi từ 39 – 47%) và đều có thể sử dụng làm gốc ghép. Phương pháp ghép nêm chồi ngọn cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất, thời gian xuất vườn ngắn nhất.

Như vậy:

- Cây bơ có nguồn gốc ở Trung Mỹ gồm 3 chủng (Mexico, Guatemala và Antilles). Cây bơ có thể sinh trưởng ở độ cao không quá 2.000m so với mực nước biển, lượng mưa thích hợp từ 1.250 – 2.000mm, nhiệt độ thích hợp để cây

bơ sinh trưởng, phát triển từ 12 – 280C. Đặc biệt, cây bơ có khả năng chịu lạnh và sương muối.

- Trên thế giới cây bơ được trồng bằng cây ghép từ những năm 1890. Các quốc gia ở Châu Mỹ chiếm 76% diện tích bơ toàn thế giới, trong đó, Mexico là nước trồng nhiều nhất (130.308 ha). Đến năm 2012, diện tích bơ toàn thế giới là 486.040 ha với sản lượng đạt 4,3 triệu tấn.

- Thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây bơ như: xác định nguồn gốc, chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản chế biến. Mỹ, Israel và Nam Mỹ là những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực tuyển chọn, lai tạo các giống bơ. Tuy nhiên, phần lớn diện tích bơ trên thế giới được trồng từ hạt. Kết quả nghiên cứu của Hume: bóc màng vỏ và cắt hai đầu hạt thì tỷ lệ nảy mầm cao (94%) và thời gian từ gieo đến mọc được ngắn. Cây bơ có nhu cầu dinh dưỡng tương đối lớn, để

tạo ra 14 tấn quả/ha cây bơ phải lấy từ đất 1 lượng dinh dưỡng là 40kg N, 25kg P2O5, 60 kg K2O, 11,2 kg CaO và 9,2 kg MgO/ ha. Cây bơ cần một lượng nước lớn hơn cam quýt, nếu thiếu nước quả sẽ bị rụng từ khi quả còn non, gây nên tình

25

trạng chín ép. Theo nghiên cứu tại Israel, trong giai đoạn kinh doanh cây bơ cần một lượng nước là 8.000 m3/ha/mùa.

- Tại Việt Nam, cây bơ được trồng từ những năm 1940. Đến nay phần lớn diện tích bơ được trồng bằng hạt, phân tán trong vườn tạp, trồng xen trong vườn cà phê, hàng rào… chưa có nhiều diện tích trồng tập trung và sử dụng cây ghép.

- Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cây bơ giống như: giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản chế biến. Các nghiên cứu về bơ chỉ tập trung tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, chủ yếu là về chọn tạo giống.

- Năm 2000, kết quả nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Bích Lệ:

trong điều kiện Đăk Lăk có 3 loại gốc ghép là bơ Mỡ, bơ Sáp và bơ Nước đều có tỷ lệ nảy mầm cao từ 97 – 99%, phương pháp ghép nêm chồi ngọn cho tỷ lệ xuất vườn cao và thời gian xuất vườn ngắn.

- Giai đoạn 2006 – 2010 Viện KHKTNLN Tây Nguyên đã tuyển chọn và thu thập được 47 dòng, giống bơ khác nhau và nhập nội được 15 giống bơ chất lượng cao từ Mỹ, Úc và Israel.

- Giai đoạn 2011 – 2014 Viện KHKTNLN Miền núi phía Bắc đã tuyển chọn và lai tạo được 10 dòng, giống bơ thích hợp với điều kiện Miền núi phía Bắc.

- Nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng của quả bơ Việt Nam đặc biệt là các vùng bơ của Bắc Trung Bộ và Miền núi phía Bắc đã tiến hành giải quyết các vấn đề sau:

+ Tuyển chọn cây bơ ưu tú và các giống bơ mới chất lượng cao cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Miền núi phía Bắc;

+ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bơ;

+ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác;

+ Nghiên cứu kỹ thuật ghép cải tạo cây bơ già cỗi, chất lượng kém ;

+ Nghiên cứu kỹ thuật thu hái và chế biến sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w