Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Thực trạng sản xuất bơ tại mộc châu – sơn la
Tính đến năm 2012, theo thống kê của nhóm nghiên cứu đề tài, diện tích trồng bơ của huyện Mộc Châu – Sơn La được khảo sát và ghi lại trong bảng sau:
Bảng 4.3: Kết quả điều tra về diện tích phát triển cây bơ tại Mộc Châu – Sơn La
Địa chỉ TT Nông Trường TT Mộc Châu Xã Đông Sang Xã Mường Sang Xã Tân Lập 10 xã còn lại
Tổng
Qua bảng số liệu và qua quá trình điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu thì diện tích trồng bơ trong toàn huyện vẫn còn phân tán và mới có số ít các hộ sản xuất bơ tập trung. Các giống bơ chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, việc áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất còn hạn chế, chưa tạo được sản phẩm hàng hoá mang thương hiệu đặc sản của vùng.
Vấn đề về cây bơ giống
Qua thực tế điều tra, hầu hết các hộ trồng bơ chưa chú ý đến khâu chọn giống. Hầu hết các cây bơ trong vùng được trồng từ hạt của những quả bơ mà khi người dân sử dụng cho là ngon, chất lượng chứ không quan tâm đến tên giống, nguồn gốc cũng như năng suất của giống. Khi cây đến thời kỳ cho quả, nếu quả đạt chất lượng tốt thì được gọi là bơ nếp hay bơ sáp, quả có chất lượng kém hơn được gọi là bơ nước. Một số cây trồng nhiều năm không cho quả đã được chặt bỏ và thay thế bằng cây trồng khác. Như tại Đăk Lăk, các hộ điều tra đều trồng giống bơ sáp. Mặc dù là tỉnh đầu tiên trồng bơ nhưng tỷ lệ hộ tự nhân giống và cây được trồng bằng hạt chiếm đến 70%. Số hộ còn lại sử dụng cây giống được mua từ các của hàng nhưng cũng không quan tâm về tên giống, cây bơ ghép hay cây thực sinh.
Tại Mộc Châu, 100% số hộ được điều tra đều tự nhân giống và trồng bơ bằng hạt. Việc trồng bơ bằng hạt và không có định hướng sẽ mang lại những hệ quả không mong muốn như: năng suất không ổn định, chất lượng không đồng đều hay cây không cho quả dẫn đến thiệt hại về kinh tế.
Tại vùng nghiên cứu, cây bơ đang là đối tượng cây trồng được quan tâm vì những giá trị về dinh dưỡng và kinh tế mà cây trồng này đem lại. Diện tích phát triển cây bơ ngày càng được mở rộng tại địa phương, tuy nhiên vấn đề cây giống lại chưa được thực sự chú trọng. Người dân vẫn phải sử dụng các cây giống trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc tự nhân giống từ hạt dẫn đến cây trồng ngày càng bị thoái hoá, năng suất giảm và chất lượng kém, thiệt hại về kinh tế trong việc trồng mới.
Việc trồng bơ không định hướng bằng phương pháp gieo hạt đem đến hai hệ quả trái ngược: do đặc điểm của cây bơ là cây thụ phấn chéo, với phương pháp nhân giống bằng hạt, cây con ít giữ nguyên được những đặc điểm di truyền của bố mẹ, ra hoa kết quả chậm, cùng một giống ban đầu có thể cho ra nhiều dạng quả khác nhau, chất lượng cũng thay đổi so với giống gốc ban đầu.
39
Kết quả là sau nhiều năm trồng trọt, người nông dân thường không thu được sản phẩm như mong muốn, thậm chí do đặc điểm thụ phấn chéo của cây bơ nên một số cây không cho quả. Tuy nhiên, trông bơ không định hướng bằng phương pháp gieo hạt lại mang đến một thực tế có lợi, đó là nhưng cây bơ được người dân giữ lại trong vườn lại là những cây bơ có khả năng tự thụ rất cao, một số cây có năng suất cao và chất lượng ổn định. Những các thể bơ này rất có ý nghĩa trong quá trình chọn giống vì đây có thể là kết quả của quá trình tự thụ của một giống bơ nào đó hoặc là con lai tự nhiên giữa các giống bơ nào đó hoặc là con lai tự nhiên giữa các giống bơ với khả năng phân ly về kiểu gen và kiểu hình đa dạng, được chọn lọc tự nhiên và nhân tạo giữ lại.
Trong sản xuất còn tồn tại nhiều giống bơ, năng suất chất lượng kém, không ổn định. Mặt khác, trong sản xuất người dân chưa chú ý đến các khâu thâm canh, tăng năng suất, chất lượng bơ thương phẩm, sản xuất chủ yếu vẫn theo quảng canh nên năng suất và chất lượng bơ còn thấp. Do vậy, việc xác định những giống bơ tốt có năng suất, chất lượng cao, xây dựng được các vườn giống gốc với những cây mẹ ưu tú để phục vụ cho công tác nhân giống, cung cấp nguồn cây giống tốt đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phục vụ mở rộng diện tích trồng bơ, đồng thời nần cao trình độ thâm canh tăng năng suất chất lượng quả bơ thương phẩm là việc làm rất cần thiết.
Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
Qua quá trình điều tra tại vùng nghiên cứu, các hộ gia đình chưa theo một quy trình cụ thể nào. Tất cả các cây bơ đều được trồng trong vườn tạp bao gồm nhiều loại cây trồng khác nhau hoặc tận dụng đất đai dư thừa.
Gieo hạt: hầu hết hạt được gieo trực tiếp vào đất, không phối trộn giá thể và các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi gieo hạt chỉ xới xáo nhẹ phần đất gieo.
Bón phân: sử dụng phân ít và tuỳ tiện. Một số hộ hầu như không sử dụng phân bón cho cây bơ trong quá trình sinh trưởng, cây cho năng suất hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng từ đất. Một số hộ có cây cho quả nhiều năm, vào những năm sai quả bón thêm một lượng phân hoá học dạng tổng hợp NPK vào giai đoạn sinh trưởng quả.
Các chăm sóc khác: những cây lâu năm được tỉa bỏ các cành già cỗi, cành trong tán, cành la xuống đất. Một số cây được xới xáo cỏ quanh gốc và tưới nước
khi khô hạn. Sâu bệnh hại cây xuất hiện ít, chủ yếu bị ruồi vàng chích hút vào giai đoạn quả gần chín. Sâu đục thân, sâu ăn lá có nhưng không đáng kể. Mỗi gia đình chỉ trồng vài cây nên không gây thiệt hại không nghiệm trọng nên các hộ gia đình không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Về thị trường tiêu thụ:
Vài năm gần đây, cây bơ được người tiêu dùng miền Bắc ưa chuộng – đặc biệt là sản phẩm bơ tươi có nguồn gốc từ miền Bắc được thì trường ưu tiên tin dùng, chính vì thế thị trường tiêu thụ sản phẩm bơ quả ngày càng được mở rộng.
Ởvùng nghiên cứu, khi sản phẩm quả bơ còn chưa được biết đến rộng rãi thì phần lớn người dân trồng bơ chỉ phục vụ nhu cầu cho gia đình, để cho hàng xóm, nếu dư thừa thì mang ra chợ bán tuy nhiên giá trị hàng hoá quả bơ còn thấp và chưa được biết đến. Những năm sai quả, ăn không hết, giá bán thấp nên để rụng nhiều dưới gốc để làm phân bón.
Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng quả bơ mạnh hơn, giá bán cao hơn và thị trường tiêu thụ khả quan hơn nhiều. Ở khu vực thành thị hiện nay, người tiêu dùng đã biết đến bơ là một loại quả giàu dinh dưỡng và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh nên giá bán sản phẩm khá được giá (30.000 – 50.000 đ) so với các sản phẩm hoa quả cùng thời điểm. Như vậy, căn cứ vào giá trị của cây bơ và xu hướng thị trường, việc phát triển trồng bơ cho một số tỉnh miền Bắc có điều kiện thích hợp là cần thiết, tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu, định hướng xây dựng các mô hình, các vườn bơ có diện tích lớn trước mắt để phục vụ nhu cầu nội tiêu và tương lai tiến đến xuất khẩu.
Tóm lại: Mộc Châu là địa phương có khả năng phát triển cây bơ khá tốt, để cây bơ trở thành cây trồng hàng hoá có giá trị kinh tế thì cần khắc phục những khó khăn, hạn chế sau:
- Giống cây: Hầu hết các người dân hiện nay đang trồng các giống bơ theo phương pháp nhân giống bằng hạt. Vì cây bơ là cây trồng đơn tính nên có thể trong quá trình thụ phấn tự nhiên sẽ tạo ra những giống không mong muốn, nguy cơ thoái hoá giống rất cao, độ lẫn tạp cao vì vậy, trong sản xuất còn tồn tại nhiều giống bơ năng suất, phẩm chất kém, không ổn định.
- Kỹ thuật thâm canh: trong sản xuất người dân chưa chú ý đến các quy trình kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, chất lượng bơ thương phẩm nên năng
41
suất và chất lượng bơ còn chưa được nâng cao. Vì vậy, ngoài việc xác định được những giống bơ tốt, có năng suất, chất lượng cao, hình thành được các vườn giống gốc với những cây mẹ ưu tú để phục vụ cho công tác nhân giống, cung cấp nguồn cây giống tốt đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phục vụ mở rộng diện tích bơ, đồng thời chú ý các khâu thâm canh tăng năng suất, chất lượng quả bơ là việc làm cần thiết.
- Khả năng thương mại: cho đến nay, bơ Việt Nam hầu như vẫn chưa được xuất khẩu, chủ yếu là nội tiêu. Chính vì vậy, công tác xúc tiến thương mại, xây dựng các kênh phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ bơ, đặc biệt là xuất khẩu, chính là động lực để thúc đảy phát triển bơ bền vững.