Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
4.1.1. Nghiên cứu về điều kiện khí hậu
Cây bơ là loại cây có khả năng thích ứng rộng, song không phải trong điều kiện nào thì nó cũng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa... là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu của địa phương trong thời gian nghiên cứu, để đánh giá ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng.
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã, do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, lượng mưa trung bình/ năm khoảng 1.560 mm, độ ẩm không khí trung bình 85%.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn các vùng lân cận như TP. Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên. Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Qua quá trình theo dõi diễn biến thời tiết tại huyện Mộc Châu, chúng tôi có bảng sau:
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu tại huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La trong năm 2014 – 2016
Chỉ tiêu Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
35
* Nhiệt độ : Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa và đậu quả của cây trồng. Khi cây trồng tích đủ được tổng tích ôn cần thiết thì cây trồng sẽ ra hoa. Khoảng nhiệt độ thích hợp mà được cho là phù hợp với cây trồng được thể hiện qua các giới hạn nhiệt độ (nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối ưu) mà ở ngưỡng đó, cây trồng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng bơ từ 12 – 280C, cây bơ có thể chịu lạnh với nhiệt độ -70C. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antiles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15 - 200C và ban ngày là 200C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi. Qua bảng số liệu cho thấy, nhiệt độ trung bình năm của huyện Mộc Châu dao động từ 25,40C (năm 2014) đến 26,70C (năm 2016), nhiệt độ này rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bơ. Nói chung, nhiệt độ của huyện Mộc Châu rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây bơ.
* Ẩm độ và lượng mưa : Nước là yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trinh sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và đối với cây nói riêng. Bơ là một loại cây trồng có nhu cầu về lượng nước lớn, tuỳ từng giai đoạn của cây mà cung cấp lượng nước cho phù hợp. Cây bơ không yêu cầu độ ẩm cao nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ, lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 – 1.500mm. Tuy nhiên, trong thời kỳ ra hoa cây vẫn cần vài tháng khô hạn để kích thích mầm hoa, nếu trong quá trình ra hoa mà gặp mưa dầm hay ẩm độ quá cao hoa sẽ bị rụng nhiều, không có khả năng thụ phấn. Thời tiết khô mát sẽ thích hợp đậu quả cho hoa. Sau thời kỳ đậu quả, cây cần cung cấp đủ nước để phát triển kích thước. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp không cao quá 200mm/tháng nếu không cây dễ bị thối rễ. Ẩm độ thích hợp để cây bơ phát triển là 75 – 85%, nếu ẩm quá cao làm giảm hàm lượng lipid. Qua bảng số liệu trên cho thấy, lượng mưa trung bình năm của huyện Mộc Châu dao động từ 84,3 mm (năm 2014) đến 103,5 mm (năm 2015), tương đương với tổng lượng mưa cả năm là 1.011mm (năm 2014) đến 1.242mm (năm 2015). Ẩm độ trung bình năm của huyện Mộc Châu tương đối thích hợp với sự phát triển của cây bơ, dao động từ 85,0 – 86,6%. Như vậy, điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Mộc Châu thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bơ.
4.1.2. Nghiên cứu về điều kiện đất đai
Qua quá trình điều tra và tìm hiểu về Mộc Châu - vùng sản xuất bơ hàng hoá tiềm năng trong tương lai, chúng tôi rút ra những đặc điểm chính của điều kiện đất đai của vùng như sau:
* Địa hình :
Đây là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 – 1.050m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.
Địa hình Mộc Châu thuộc diện đồi bát úp, xen các thung lũng, nương bãi, đồng cỏ tập trung ở độ cao 800 – 1.000m so với mặt nước biển là khu vực quy hoạch của vùng chè.
Địa hình núi đá vôi hiểm trở, được hình thành tập trung ở phía đỉnh cao của cao nguyên và xe lẫn với các lập địa đồi bát úp. Độ dốc của địa hình so với tổng diện tích tự nhiên:
Từ 00 - 150 có 16.458,5 ha chiếm 8,12 % diện tích;
Từ 160 - 250 có 13.219,8 ha chiếm 6,52% diện tích;
Từ 260 – 350 có 41.088,5 ha chiếm 20,28% diện tích.
Địa hình của đất canh tác thuộc huyện Mộc Châu chủ yếu bằng phẳng chiếm khoảng 65%, phần còn lại có độ dốc từ 00 - 350, chiếm khoảng 35%. Như vậy, diện tích đất canh tác của huyện Mộc Châu là tương đối thuận lợi đối với cây ăn quả nói chung và cây bơ nói riêng.
* Đất đai, thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên năm 2015 của huyện Mộc Châu là 107.170 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 33.908,40 ha, chiếm 31,64 %;
- Đất lâm nghiệp: 50.161,9 ha, chiếm 46,80%;
- Đất chuyên dùng: 3.465,5 ha, chiếm 3,23%;
- Đất ở: 860,6 ha chiếm 0,80%;
- Đất chưa sử dụng, sông suối và núi đá: 18.773,6 ha, chiếm 17,53%.
37
Bảng 4.2. Diện tích sử dụng các loại đất tại Mộc Châu – Sơn La (năm 2015)
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Phân chia theo dạng đất thì Mộc Châu có các dạng đất chủ yếu là:
+ Đất đỏ nằm trên đá vôi có 44.552,8 ha, chiếm 22%;
+ Đất vàng đỏ trên đất sét có 22.074 ha, chiếm 10,9%;
+ Đất đỏ trên đất đã biến chất có 10.733,2 ha, chiếm 5,3%;
+ Đất đỏ nằm trên đất cát có 26.326,7ha, chiếm 13%;
+ Đất mùn vàng nhạt trên đất cát có 38.882,5ha, chiếm 19%.
Tầng dầy của đất qua điều tra đánh giá của nhóm nghiên cứu có kết quả là:
+ Đất có tầng dầy dưới 30cm, chiếm 8% diện tích đất tự nhiên;
+ Đất có tầng dầy từ 30 – 50cm, chiếm 5,7% diện tích đất tự nhiên;
+ Đất có tầng dầy trên 50cm, chiếm 76,3% diện tích đất tự nhiên;
Độ pH từ 4,5 – 6,5; hàm lượng mùn tổng số khoảng 4 – 5%.
Tất các các nền đất canh tác của huyện Mộc Châu thuận lợi cho thoát nước và có độ pH, mùn tổng số thích hợp cho phát triển cây bơ.