Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm sinh học, khả năng hình thành năng suất, khả năng nhân giống bằng phương pháp ghép của cây bơ đầu dòng đã được tuyển chọn.
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Các cây bơ ưu tú mới tuyển chọn tại Mộc Châu, Sơn La 3.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Huyện Mộc Châu – Sơn La; Huyện Thạch Thành – Thanh Hoá; Phòng thí nghiệm Viện NC &
PT Vùng.
- Thời gian nghiên cứu: 2016 – 02/2017.
3.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm 4 nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Điều tra về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.
Nội dung 2: Thực trạng sản xuất bơ tại Mộc Châu – Sơn La.
Nội dung 3: Nghiên cứu tuyển chọn cây bơ đầu dòng.
Nội dung 4: Nghiên cứu khả năng nhân giống cây bơ đầu dòng bằng phương pháp ghép nêm.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 1
Thực hiện điều tra về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu;
- Kế thừa số liệu thứ cấp từ các báo cáo sản xuất nông nghiệp về điều kiện tự nhiên của vùng.
3.4.2.2. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 2
Đánh giá về thực trạng sản xuất bơ tại Mộc Châu – Sơn La - Sử dụng phương pháp điều tra theo phiếu in sẵn
- Kế thừa các số liệu báo cáo nông nghiệp của địa phương
3.4.2.3. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 3
Thực hiện các công việc điều tra, bình tuyển cây đầu dòng:
- Bước 1: Điều tra, khảo sát chung những vùng trồng bơ có thể tập trung hay phân tán ở các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Bước 2: Tuyển chọn, xác định những cây bơ ưu tú (tuổi cây, hình thái, năng suất,...);
- Bước 3: Năm thứ nhất: theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng loại bỏ cây không đạt chọn ra các cây bơ ưu tú;
- Bước 4: Năm thứ hai: theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các cây bơ ưu tú. Tổ chức hội đồng đánh giá tuyển chọn cây bơ đầu dòng;
- Bước 5: Lập hồ sơ trình cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận cây đầu dòng.
Tiêu chuẩn lựa chọn cây đầu dòng và các chỉ tiêu đánh giá cây bơ - Tiêu chuẩn chọn cây đầu dòng: Được xây dựng trên cơ sở tham khảo tổng hợp tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV-42 và Codex standard for Avocado – Codex stan 197-1995 của thế giới.
Cây tuyển chọn được theo dõi trong 2-3 năm liên tiếp, đạt các tiêu chí sau:
+ Về cây: Tuổi cây ≥ 8 tuổi, cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại nghiêm trọng như: Chảy mủ gốc, thối gốc;
+ Về quả: Trọng lượng trung bình ≥ 300 gam, quả tròn đến bầu dục, dễ đóng gói. Vỏ dày ≥ 1mm, dễ bóc. Hàm lượng chất khô ≥ 19 %, tỷ lệ thịt ≥ 65%, màu vàng kem đến vàng đậm, ít hoặc không có xơ, hàm lượng chất béo ≥ 10%. Hạt đóng khít vào thịt quả, nhưng vỏ hạt không dính chặt vào thịt quả, dễ tách hạt khỏi thịt quả khi chín;
+ Thời vụ: có khả năng thu hoạch sớm, chính vụ và muộn.
Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây bơ ưu tú
- Chu vi gốc: đo tại vị trí phía trên cách mặt đất 5 cm;
- Đo chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn cây;
- Đường kính tán: đo 2 chiều vuông góc Đông Tây – Nam Bắc theo hình chiếu tán cây, lấy trị số trung bình.
31
* Các đặc điểm thực vật học
- Hình dạng bộ khung, tán của cây;
- Hình dạng màu sắc, kích thước của lá.
* Khả năng chống chịu sâu bệnh hại;
- Sâu hại (%): Sâu cắn lá (Seirarctia echo và Feltia subterrania F.), rầy bông (Pseudococcus citri Risse)...
- Bệnh hại (%): Bệnh thối rễ (do nấm Phytophthora cinnamoni), bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea), bệnh khô cành (do nấm Colletotrichum cloeosporiodes), bệnh héo rũ (do nấm Verticillium albo – atrum) ...
- Phân loại cấp sâu bệnh hại
+ Cấp 0: Không bị nhiễm sâu bệnh hại;
+ Cấp 1: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại ≤ 30% ;
+ Cấp 2: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại từ >30% đến ≤ 70%;
+ Cấp 3: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh > 70%.
* Các chỉ tiêu về chất lượng của cây đầu dòng.
- Tỷ lệ ăn được (%):
+ Thu hoạch quả vào tháng 8 – tháng 9. Lấy 05 quả/ 1 công thức;
+ Quả chín, bóc tách vỏ và hạt. Cân phần thịt quả. Tỷ lệ ăn được tính theo công thức (%): Trọng lượng thịt quả/ trọng lượng quả x 100.
- Màu sắc của quả: Đánh giá bằng cảm quan.
- Khối lượng quả (gam): Lấy 10 quả/1 công thức. Cân khi quả đã chín sinh lý và tính trị số trung bình của quả.
- Hàm lượng đường tổng số (%): Phương pháp xác định hàm lượng đường tổng số theo TCVN 4074-2009.
- Hàm lượng chất khô (%): Phương pháp xác định hàm lượng chất khô theo TCVN 4414-1987.
- Hàm lượng lipit (%): Phương pháp xác định hàm lượng lipid tự do và lipid tổng số theo TCVN 4592-1988.
- Hàm lượng protein (%): Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng số theo TCVN 4593-1988.
3.4.2.4. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 4 Bố trí thí nghiệm 2
- Công thức thí nghiệm:
TA31-1 (MC01) TA31-2 (MC02) TA31-3 (MC03)TA44-1 (MC04) TA44-2 (MC14) TA31-4 (MC15) TA44-3 (MC16) GC (MC17) - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCB). Gồm 08 công thức, mỗi công thức 30 bầu. Tổng là 08 x 30 = 240 bầu.
Phương pháp ghép: Ghép nêm.
Sử dụng chồi cây bơ làm vật liệu ghép. Nên chọn những đoạn ghép ở đầu cành, không quá non (loại đoạn cành vẫn còn màu xanh tươi, độ dài đoạn cành ghép khoảng 10 – 15cm, mỗi đoạn cành nên có ít nhất 3 mắt chồi. Đường kính đoạn cành ghép 0,5 cm.
Cây gốc ghép được nhân giống bằng hạt từ quả đã già, chín và trồng trước khi ghép từ 4 - 5 tháng. Hạt bơ được lấy từ quả bơ sáp tại địa phương. Chọn các cá thể đồng đều có đường kính gốc 0,6cm (được đo tại vị trí cách mặt bầu 20 cm), chiều cao cây đạt 30cm được đo từ mặt bầu tới ngọn, cây gốc ghép có số lá từ 8
– 10 lá, cây không bị sâu bệnh.
Thời vụ ghép: ghép vào tháng 4 Phương pháp theo dõi
Theo dõi cây con sau ghép trong giai đoạn vườn ươm:
- Thời gian nảy chồi ghép (ngày). Theo dõi ngày có >50% cây ghép bật chồi kể từ sau ngày ghép;
- Tỷ lệ sống (%): Đếm tổng số cây ghép sống/ tổng số cây ghép sau 2 tháng;
- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt bầu đến vút ngọn, đo sau ghép 3 tháng và 5 tháng;
- Đường kính đoạn cành ghép (cm): Đo cách chỗ ghép 2-3cm, đo sau ghép 3 tháng và 5 tháng;
- Số lá/ cây: đếm tổng số lá trên cây, đo sau ghép 3 tháng và 5 tháng;
- Thời gian cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn (ngày): Theo dõi ngày có >50% cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn;
- Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%): Số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn/ tổng số cây ghép. (Tiêu chuẩn cây xuất vườn theo tiêu chuẩn quốc gia về cây bơ giống – TCVN 9301:2013).
33
3.4.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
- Quan sát, theo dõi trực tiếp.
- Xử lý các số liệu thu thập được qua quá trình điều tra và các kết quả phân tích bằng chương trình IRRISTART.