Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 66 - 71)

4.2. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam

4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa tham gia thí nghiệm

4.2.3.1. Động thái tăng trưởng chiu cao ca các ging lúa tham gia thí nghim trong v xuân năm 2015

Qua theo dõi quá trình tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm ở vụ xuân năm 2015 thu được kết quả:

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ xuân năm 2015 tại Lý Nhân,

Hà Nam

Đơn vị tính: cm Tên giống

ĐD2 HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9

BT7 (Đ/C) 23,9 CV%

LSD0.05

Trong điều kiện vụ xuân 2015, sau khi cấy thời tiết lạnh, ẩm độ không khí thấp làm cây lúa sinh trưởng phát triển chậm được thể hiện bảng 4.4. Giai đoạn bắt đầu cấy nhiệt độ thấp từ 15-180C do đó cây bén rễ hồi xanh chậm, sinh trưởng và phát triển kém ở giai đoạn đầu.

49

Trong 3 tuần các giống lúa có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động trong khoảng 21,0-26,8 cm. Giống có chiều cao cây phát triển mạnh nhất là giống Thiên ưu 8 có chiều cao đạt 26,8 cm. Giống có chiều cao cây thấp nhất trong giai đoạn này là giống GS333.

Ở giai đoạn sau cấy 32 ngày chiều cao cây của các giống lúa biến động trong khoảng từ 23,8-28,5 cm. Giống LH12 có chiều cao cây đạt cao nhất trong giai đoạn này đạt 28,5 cm, đây là giống lúa mới có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên khả năng phục hồi nhanh, phát triển mạnh hơn so với các giống khác tham gia thí nghiệm. Giống GS333 là giống có chiều cao cây thấp nhất ở giai đoạn này, chỉ đạt 23,8 cm.

Giai đoạn sau cấy 39 ngày chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm có sự biến động từ 25,4-30,4 cm. Giống Thiên ưu 8 có chiều cây cao nhất trong giai đoạn này đạt 30,4 cm, giống BT7 (đ/c), BT9 là giống có chiều cao cây thấp đạt 26,4 cm, các giống khác tham gia thí nghiệm có chiều cao cây trung bình đạt từ 26-29 cm trong giai đoạn này. Giống GS333 là giống có chiều cao cây thấp nhất.

Giai đoạn 46 ngày sau cấy các giống lúa có chiều cao cây rất khác nhau biến động trong khoảng 31,9-37,6 cm. Giống HT9 có chiều cao cây cao nhất đạt 37,6 cm cao hơn giống đối chứng BT7 (đ/c) 2,3 cm. Giống LH12 có chiều cao cây thấp nhất chỉ đạt 31,9 cm thấp hơn giống đối chứng BT7 (đ/c) là 3,4 cm.

Giai đoạn 53 đến 67 ngày sau cấy chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tăng nhanh. Giai đoạn 60- 67 ngày sau cấy chiều cao cây tăng mạnh nhất, giống HT9 là giống có chiều cao cây đạt cao nhất 78,5cm, giống có chiều cao cây thấp nhất là giống RVT, GS333 đều đạt 73,3 cm trong giai đoạn này thấp hơn giống BT7 (đ/c) 0,5cm. Các giống còn lại tương đương với đối chứng biến động trong khoảng 74-77 cm.

Giai đoạn 74 đến 81 ngày sau cấy đây là giai đoạn cây lúa trỗ bông, chiều cao cây của các giống lúa tham gia thí nghiệm tăng cao. Giống có chiều cao cây đạt cao nhất trong giai đoạn này là giống HT9 đạt 108,4 cm. Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống RVT đạt 100,1 cm. Các giống lúa còn lại đều có chiều cao cây đạt trên 100 cm trong giai đoạn này.

Như vậy qua bảng số liệu cho thấy chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ xuân có chiều cao cây cuối cùng biến động trong khoảng 103,1-113,4 cm. Giống có chiều cao cây cuối cùng đạt

cao nhất là giống HT9, thấp nhất là giống GS333, giống đối chứng BT7 105,3 cm.

Hệ số biến động chiều cao cây cuối cùng 9,5%. Qua phân tích thống kê cho ta thấy chiều cao cây cuối cùng các giống lúa tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng BT7 sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trong đó giống GS333, RVT có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn so với giống đối chứng, các giống còn lại có chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với giống đối chứng.

4.2.3.2. Động thái tăng trưởng chiu cao ca các ging lúa tham gia thí nghim trong v mùa năm 2015

Kết quả cho thấy chiều cao cây của các giống tăng dần từ khi cây lúa bén rễ hồi xanh đến khi trỗ thoát hoàn toàn. Các giống có tốc độ tăng trưởng khác nhau nhưng đều có động thái tăng trưởng chiều cao cây nhanh từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ nhánh tối đa, sau đó chậm lại rồi tăng mạnh trở lại ở thời kỳ trỗ bông do lóng đốt thân vươn dài đẩy bông ra khỏi bẹ lá đòng.

Giai đoạn từ 8-29 ngày sau cấy là giai đoạn cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh tối đa, lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều do đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phát triển nhanh. Ngay ở giai đoạn từ 8-15 ngày sau cấy chiều cao cây đã đạt 25,6-28,1 cm. Trong đó, giống LH12 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đạt 28,1 cm, thấp nhất là giống HT9 đạt 25,6 cm. Giống đối chứng BT7 (đ/c) có tốc độ tăng trưởng đạt 25,9 cm.

Giai đoạn tiếp theo từ 36-64 ngày sau cấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động trong khoảng 63,0-70,9 cm trong giai đoạn 43 ngày sau cấy. Phát triển mạnh nhất là giống LH12 đạt 70,9cm. Giai đoạn từ 50 ngày sau cấy là giai đoạn chiều cao cây của các giống lúa tham gia thí nghiệm tăng nhanh nhất đạt từ 87,7-101,4 cm. Giống có chiều cao đạt cao nhất là giống HT9 đạt 101,4 cm. Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống đối chứng BT7 chỉ đạt 87,7 cm.

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa năm 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam

Đơn vị tính: cm

Tên giống ĐD2

HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C) CV%

LSD0.05

Giai đoạn từ 57 đến 64 ngày sau chiều cao cây tiếp tục tăng nhưng chậm dần đây là giai đoạn sinh trưởng sinh thực do vậy cây lúa phát triển chậm và ổn định đến khi đạt chiều cao cây cuối cùng. Trong giai đoạn này giống HT9 là giống có chiều cao cây đạt cao nhất 114,3 cm, giống GS333 có chiều cao cây đạt thấp nhất 102,3 cm thấp hơn giống BT7 (đ/c) 7,2 cm.

Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa dao động trong khoảng 105,8-120,4 cm. Giống có chiều cao cây cuối cùng đạt cao nhất là giống HT9 đạt 120,4cm, thấp nhất là giống GS333. Giống đối chứng BT7 có chiều cao cây cuối cùng đạt 109,6 cm. Hệ số biến động chiều cao cây cuối cùng 11,7%. Phân tích thống kê cho thấy chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng BT7 sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trong đó giống GS333 có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn so với giống đối chứng, các giống còn lại đều có chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w