4.2. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
4.2.4. Số nhánh và động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ xuân, vụ mùa năm 2015
Đẻ nhánh là một đặc điểm nông sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, phân bón, đất đai, các yếu tố khí hậu, chế độ thâm canh…Những giống lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung sẽ cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao. Ngược lại, những giống lúa đẻ nhánh muộn, đẻ nhánh lai rai thì tỷ lệ bông hữu hiệu thấp dẫn đến khả năng cho năng suất thấp. Trong điều kiện thí nghiệm thì mọi yếu tố ngoại cảnh là tương tự như nhau do đó sự khác biệt về tốc độ đẻ nhánh phụ thuộc chính vào đặc điểm di truyền của giống.
4.2.4.1. Số nhánh và động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2015
Kết quả động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân 2015 được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Động thái về số nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ xuân năm 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam
Đơn vị tính: nhánh/ khóm
Tên giống
ĐD2 HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C)
53
Kết quả thu được cho thấy: trong vụ xuân do giai đoạn đầu gặp thời tiết rét đậm rét hại nên tốc độ đẻ nhánh chậm, các giống chỉ bắt đầu đẻ khỏe sau sau cấy 46ngày, lúa đẻ nhánh tối đa khi lúa cấy được 67 ngày: số nhánh/khóm đạt từ 8,6 -10,8 nhánh/khóm, sau đó các nhánh vô hiệu dần dần chết đi, số nhánh hữu hiệu giống RVT đạt cao nhất: 8,3 nhánh/khóm, thấp nhất là giống BT7.
Động thái tăng trưởng số nhánh trong điều kiện vụ xuân cho thấy số nhánh tăng nhanh dần từ 25 - 39 ngày sau cấy, tăng nhanh từ 39 - 67 ngày sau cấy, tăng nhanh nhất ở thời điểm 39 – 53 ngày sau cấy và đạt cực đại ở 67 ngày sau cấy, sau đó lại có xu hướng giảm dần là do số nhánh vô hiệu về sau không đủ dinh dưỡng nên lụi đi. Qua theo dõi nắm được quy luật tăng trưởng số nhánh của các giống sẽ đưa ra được quy trình chăm sóc cho phù hợp tạo điều kiện để các giống đẻ nhánh được tập trung, tăng được tỷ lệ nhánh hữu hiệu từ đó sẽ tạo tiền đề cho năng suất về sau.
4.2.4.2. Số nhánh và động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa 2015
Trong vụ mùa các giống đẻ nhánh đạt tối đa sau 36 ngày, tuy nhiên tốc độ đẻ nhánh mạnh nhất vào thời điểm từ 15 -22 ngày sau cấy bình quân mỗi khóm tăng từ 2-3 dảnh/khóm. Trong vụ mùa số nhánh đạt tối đa sau 43 ngày sau cấy.
Giống có số nhánh đạt cao nhất là giống SH2 và Thiên ưu 8 đều đạt 9 nhánh/khóm. Giống có số nhánh đạt thấp nhất là giống BT9 đạt 7,8 nhánh/ khóm.
Bảng 4.7. Động thái về số nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa năm 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam
Đơn vị tính: nhánh/ khóm
Tên giống
ĐD2 HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C)
Ghi chú: NHH: Nhánh hữu hiệu
Qua bảng số liệu trên cho thấy các giống đều có tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt khá cao dao động từ 71,1% đến 83,3%. Giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt cao nhất là giống SH2 có số nhánh hữu hiệu cao nhất đạt 83,3%. Giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất là giống BT7 đạt 71,1%.
Động thái tăng trưởng số nhánh trong vụ mùa có khác so với vụ xuân, số nhánh của các giống lúa tăng nhanh sớm hơn (8 – 29 ngày sau cấy), tiếp tục tăng và đạt cực đại ở giai đoạn 36 ngày sau cấy rồi giảm dần đến giai đoạn 63 ngày sau cấy. Qua theo dõi cũng cho thấy do điều kiện thời tiết trong vụ mùa nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều ngay từ đầu vụ còn trong vụ xuân đầu vụ trời rét, ít nắng nên vụ mùa đẻ nhánh tập trung, tốc độ nhanh hơn vụ xuân.