4.2. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
4.2.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm
nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào quá trình sinh trưởng diễn ra trong cây lúa gắn liền với điều kiện ngoại cảnh thuận lợi hay bất thuận. Khi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi - khả năng tích luỹ chất khô tăng và ngược lại. Vì vậy, tốc độ tích luỹ chất khô của cây lúa phản ánh quá trình sinh trưởng của cây gắn liền với điều kiện sống cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động, trong các biện pháp kỹ thuật tác động thì yếu tố đạm có vai trò rất lớn. Khả năng tích luỹ chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng của lúa khác nhau và tăng dần từ bén rễ hồi xanh cho tới thu hoạch.
Khả năng tích lũy chất khô cao hay thấp căn cứ vào bộ khung tán mà cây lúa có được trong suốt quá trình sinh trưởng vì vậy để lúa có bộ khung tán lớn cần tạo mọi điều kiên thuận lợi cho cây lúa phát triển để tăng khả năng trao đổi chất và tich lũy diễn ra triệt để tạo cơ sở cho quang hợp.
Theo dõi khả năng tích lũy chất khô trong vụ xuân chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Khối lượng chất khô tích lũy của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam (g/m2 đất)
Tên giống ĐD2
HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C) CV%
LSD0.05
Khả năng tích lũy chất khô của giống lúa tham gia thí nghiệm là khác nhau tăng từ giai đoạn đẻ nhánh rộ cho đến giai đoạn chín sáp. Khả năng tích lũy chất khô tăng nhanh nhất là giai đoạn lúa chín sáp. Giai đoạn đầu chất khô tập
trung chủ yếu trên thân lá, giai đoạn sau chất khô dự trữ ở thân lá được vận chuyển về bông hạt. Trong cùng một thời kỳ, khả năng tích lũy chất khô cũng khác nhau, cụ thể:
Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ, khả năng tích luỹ chất khô của các giống diễn ra chậm do thân lá cây lúa đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên lượng chất khô tích lũy vào thấp, mặt khác trong giai đoạn này lượng dinh dưỡng tổng hợp được chủ yếu cung cấp cho quá trình đẻ nhánh nên chưa tích lũy nhiều vào thân lá. Các giống có khả năng tích lũy chất khô biến động trong khoảng 253,7 – 320,4 g/m2 đất. Giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống HT9 đạt 320,4 g/m2 đất, khả năng tích lũy chất khô thấp nhất là giống BT9 đạt 253,7 g/m2 đất, hệ số biến động 5,9%. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các giống khác nhau có khả năng tích lũy chất khô khác nhau ở độ tin cậy 95%, khả năng tích lũy chất khô giống ĐD2, Nàng xuân, GS333, BT9 tương đương giống đối chứng BT7 ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến thời kì làm đòng khả năng tích lũy chất khô tăng lên đáng kể do thân lá các giống tham gia thí nghiệm phát triển hoàn chỉnh.
Ởgiai đoạn này khả năng tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng 350,4 - 440,1 g/m2 đất. Các giống lúa có khả năng tích lũy chất khô cao trong giai đoạn này là giống HT9 440,1 g/m2 đất, RVT 417,8 g/m2 đất, SH2 420,5 g/m2 đất, Thiên ưu 8 đạt 425,3 g/m2 đất, giống đối chứng đạt 390,5 g/m2 đất, hệ số biến động 4,5%. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các giống khác nhau có khả năng tích lũy chất khô khác nhau ở độ tin cậy 95%, giống BT9 có khả năng tích lũy chất khô thấp hơn so với giống đối chứng, các giống còn lại đều có khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Thời kỳ trỗ khả năng tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm tăng mạnh dao động trong khoảng 1102,5 - 1417,3 g/m2 đất. Giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống HT9 đạt 1417,3 g/m2 đất, giống có khả năng tích lũy chất khô thấp nhất là giống BT9 đạt 1102,5 g/m2 đất, giống đối chứng đạt 1156,2 g/m2 đất, hệ số biến động 5,3%. Trong giai đoạn này các giống tham gia thí nghiệm bắt đầu bước vào giai đoạn tích lũy dinh dưỡng bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực nên khả năng tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm tăng mạnh. Kết quả phân tích thống kê cho thấy giống BT9 có khả năng tích lũy
chất khô thấp hơn so với giống đối chứng, các giống còn lại có khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với giống đối chứng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Khả năng tích lũy chất khô các giống ĐD2, Thiên ưu 8, SH2 tương đương giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Thời kỳ chín sáp: Thời kỳ này khả năng tích luỹ chất khô tiếp tục tăng do cây lúa đã phát triển hoàn thiện cả về chiều cao và số nhánh. Chất dự trữ trong thân lá trước đó cũng được tập trung vận chuyển về bông hạt. Lượng chất khô tích lũy được cao nhất ở giống HT9 đạt 1507,8 g/m2 đất, thấp nhất ở giống BT9 đạt 1254,8 g/m2 đất, giống đối chứng đạt 1308,8 g/m2 đất, hệ số biến động 4,2%. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng tích lũy chất khô giống BT9 tương đương giống đối chứng BT7 với độ tin cậy 95%, các giống còn lại đều có khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với giống đối chứng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Các giống SH2, RVT, Thiên ưu 8 có khả năng tích lũy chất khô tương đương nhau ở độ tin cậy 95%.
Kết quả xác định khả năng tích luỹ chất khô của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa được chúng tôi tình bày tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Khối lượng chất khô tích lũy của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ mùa 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam (g/m2
đất)
Tên giống
ĐD2 HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C) CV%
62
Qua bảng 4.11. chúng tôi nhận thấy khả năng tích luỹ chất khô của các giống lúa tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng. Trong cùng một giai đoạn sinh trưởng phát triển khả năng tích luỹ chất khô của các giống khác nhau là hoàn toàn khác nhau.
Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ, khả năng tích luỹ chất khô của các giống biến động trong khoảng 263,9-385,3 g/m2 đất. Giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống HT9 đạt 385,3 g/m2 đất, thấp nhất là giống ĐD2 đạt 263,9 g/m2 đất, hệ số biến động 9,2%. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng tích lũy chất khô của giống ĐD2 là giống có khả năng tích lũy chất khô tương đương so với giống đối chứng BT7 ở độ tin cậy 95%. Còn các giống còn lại đều có khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Thời kì làm đòng khả năng tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 411,5-564,5 g/m2 đất. Giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống HT9 đạt 564,5 g/m2 đất, thấp nhất là giống đối chứng BT7 đạt 411,5 g/m2 đất, hệ số biến động 4,8%. Giai đoạn này các giống tham gia thí nghiệm có khả năng tích lũy tăng dần, tuy nhiên tốc độ tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm chưa cao. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng tích lũy chất khô của các giống cao hơn so với giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Thời kì trỗ: đây là thời kì các giống lúa tham gia thí nghiệm có khả năng tích lũy chất khô đạt cao nhất so với các giai đoạn đẻ nhánh rộ và thời kì làm đòng.
Qua bảng số liệu cho ta thấy giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống HT9 đạt 1541,2 g/m2 đất, giống có khả năng tích lũy chất khô thấp nhất là giống BT7 đạt 1221,6 g/m2 đất, hệ số biến động 4,5%. Đây là giai đoạn các giống lúa tích lũy các chất nên tốc độ tích lũy chất khô đạt nhanh nhất. Phân tích thống kê cho thấy khả năng tích lũy chất khô các giống đều cao hơn so với các giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Các giống Thiên ưu 8, LH12, SH2 không có sự sai khác về khả năng tích lũy chất khô trong giai đoạn này.
Thời kỳ chín sáp là thời kì các chất dinh dưỡng được vận chuyển từ các bộ phận quang hợp như lá, thân về hạt. Trong thời kỳ này các giống lúa có hàm hượng chất khô cao hơn so với thời kỹ trỗ song mức độ cao hơn không nhiều. Các giống lúa thí nghiệm có lượng chất khô tích luỹ biến động trong khoảng 1346,2 – 1677,5 g/m2 đất. Giống có khả năng tích lũy chất khô đạt cao nhất là
giống HT9 đạt 1677,5 g/m2 đất, thấp nhất là giống BT7 đạt 1346,2 g/m2 đất, hệ số biến động 6,4%. Phân tích thống kê cho thấy khả năng tích lũy chất khô giống GS333 tương đương với giống đối chứng với độ tin cậy 95%. Còn khả năng tích lũy chất khô các giống còn lại cao hơn giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Các giống Nàng Xuân, Thiên ưu 8, SH2, LH12 có khả năng tích lũy chất khô tương đương nhau ở độ tin cậy 95%.