Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 89 - 94)

4.2. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam

4.2.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Năng suất lúa được quyết định bởi các yếu tố đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt và được tính bằng công thức sau:

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = số bông/m2 x số hạt chắc/ bông x P1000 hạt / 10.000

Để có năng suất cao cần tác động các biện pháp như: chọn giống đẻ nhánh nhiều, có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, có tỷ lệ hạt chắc cao và có trọng lượng 1000 hạt cao. Bên cạnh đó có các biện pháp kỹ thuật tác động tích cực đến các chỉ tiêu trên như mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời...Như vậy muốn nâng cao năng suất của lúa chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành năng suất và có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm nâng cao năng suất.

Số bông/m2

Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì yếu tố số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định, bởi vì theo công thức tính năng suất lý thuyết trên thì đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến năng suất của lúa. Muốn có số bông nhiều trước tiên phải có số nhánh tối đa lớn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu phải cao, các yếu tố này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là đặc tính đẻ nhánh của từng giống lúa và các biện pháp kỹ thuật như mật độ cấy, lượng phân bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu.

Qua bảng cho thấy số bông của các giống lúa khác nhau là khác nhau trong cùng một điều kiện canh tác. Mùa vụ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số bông/m2.

Trong vụ xuân các giống lúa tham gia thí nghiệm có số bông/m2 biến động trong khoảng 256-328 (bông/m2) trong đó giống BT7 (đ/c) là giống có số bông/m2 thấp nhất, giống Thiên ưu 8 có bông/m2 cao nhất. Kết quả xử lý thống kê hệ sống biến động số bông/ m2 2,0%. Phân tích thống kê cho thấy số bông/m2 của các giống lúa cao hơn giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, giống HT9 tương đương giống BT9, giống SH2 tương đương giống RVT ở độ tin cậy 95%.

Vụ Mùa các giống lúa tham gia thí nghiệm có số bông/m2 biến động trong khoảng 256-292 (bông/m2) trong đó giống BT7 (đ/c), BT9 là giống có số bông/m2 thấp nhất, giống Thiên ưu8 có số bông/m2 cao nhất. Kết quả xử lý thống kê hệ sống biến động số bông/ m2 2,1%. Phân tích thống kê cho thấy giống BT9 có số bông/m2 tương đương giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, các giống còn lại có số bông/m2 nhiều hơn giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, giống ĐD2, Nàng xuân, GS333, HT9 có số bông/m2 tương đương nhau.

Qua theo dõi cho thấy số bông của các giống lúa vụ xuân cao hơn vụ mùa, điều này được lý giải do đặc điểm thời tiết của vụ xuân khác so với vụ mùa về nhiệt độ, ánh sáng, số giờ nắng nên khả năng tích lũy, quá trình tổng hợp các chất, cách chăm sóc,...kéo dài.

Số hạt/bông

Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng đến năng suất của lúa chỉ đứng sau yếu tố số bông, tỷ lệ hạt lép thay đổi trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5-10%, có khi lên tới 15-30%, thậm chí có khi cao hơn 30% hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh.

Qua bảng 4.14 cho thấy trong vụ Xuân số hạt/bông của các giống lúa biến động trong khoảng 145,4-184,7 hạt/bông. Giống Thiên ưu 8 có số hạt/bông thấp nhất, giống ĐD2 có số hạt/bông cao nhất. Kết quả xử lý thống kê hệ sống biến động số hạt/bông 2,3%. Phân tích thống kê cho thấy giống ĐD2 có số hạt/bông nhiều hơn, các giống còn lại có số hạt/bông ít hơn so với giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Vụ Mùa số hạt/bông biến động trong khoảng 145,1- 187,6 hạt/bông. Giống có số hạt/bông cao nhất là ĐD2, giống có số hạt/bông thấp nhất là giống GS333. Kết quả xử lý thống kê hệ sống biến động số hạt/bông 3,1%.

Phân tích thống kê cho thấy giống ĐD2 có số hạt/bông nhiều hơn, các giống còn lại có số hạt/bông ít hơn so vói đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Bảng 4.14. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân và vụ mùa năm 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam

Số bông/m2 Tên giống

X ĐD2

HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C) CV%

LSD0.05

Ghi chú: X: vụ Xuân 2015; M: vụ Mùa 2015

Tỷ lệ hạt chắc

Trong điều kiện vụ xuân 2015 tỷ lệ hạt chắc của các giống lúa khác nhau có sự khác nhau, biến động trong khoảng 68,2-78,2%. Trong cùng điều kiện giống Thiên ưu 8, RVT có tỷ lệ hạt chắc cao đạt trên 78%, cao hơn so với giống đối chứng BT7 đạt 68,2%. Một số giống mẫn cảm với thời tiết, có tỷ lệ hạt chắc thấp như giống BT9, BT7 đạt lần lượt là 68,2 % và 69,1 %.

Trong điều kiện vụ mùa năm 2015 các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ lép cao hơn so với vụ xuân 2015 do khi trỗ gặp thời bất thuận nên khả năng thụ phấn thụ tinh thấp dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp hơn so với vụ xuân. Tỷ lệ hạt chắc của các giống lúa thí nghiệm biến động trong khoảng 66,2-76,1%, giống Thiên ưu 8,

69

Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. Khối lượng 1000 hạt chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Giống có khối lượng 1000 hạt cao tiềm năng cho năng suất cao. Số liệu bảng 4.13 cho thấy, các giống lúa có khối lượng 1000 hạt biến động trong khoảng từ 18,7-22,9 gram, các giống lúa chất lượng không ngon có khối lượng 1000 hạt cao, các giống lúa chất lượng ngon có khối lượng 1000 hạt thấp.

Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết còn cho biết yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố hạn chế quyết định đến năng suất của mỗi giống từ đó chúng ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống đó. Kết quả thí nghiệm được chúng tôi trình bày tại bảng 4.14.

Vụ Xuân 2015, NSLT của các giống lúa biến động trong khoảng 66,9-84,6 tạ/ha. Các giống có NSLT cao như HT9 (84,6 tạ/ha); ĐD2 (78,4 tạ/ha); GS333 (78,2 tạ/ha); Thiên ưu 8 (78,7 tạ/ha), LH12 (69,4 tạ/ha) cao hơn đối chứng BT7 (68,7 tạ/ha). Vụ mùa 2015, năng suất lý thuyết của các giống biến động từ 61,0- 74,2 tạ/ha, giống ĐD2 có NSLT cao nhất, giống có NSLT thấp nhất là RVT, giống đối chứng BT7 có NSLT 65,3 tạ/ha.

Tóm lại, các giống HT9, Thiên ưu 8, LH12, ĐD2 có tiềm năng năng suất cao và ổn định trong cả hai vụ thí nghiệm, đây là các giống có tiềm năng về năng suất cần được nhân rộng và đưa vào cơ cấu mùa vụ.

Năng suất thực thu

NSTT là kết quả tổng hợp của các yếu tố: giống, phân bón, biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh…NSTT phản ánh một cách chính xác, rõ nét sự tác động tổng hợp của các yếu tố trên và đặc điểm của giống. Các yếu tố đó tác động với nhau hài hoà, tác động bổ trợ cho nhau thì năng suất thực thu cao và ngược lại.

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2015

Vụ Xuân 2015, NSTT của các giống lúa thí nghiệm biến động trong khoảng 51,8-67,7 tạ/ha. Các giống Thiên ưu 8 đạt NSTT đạt cao nhất 67,7 tạ/ha; giống BT7 có NSTT thấp hơn so với các giống khác tham gia thí nghiệm, hệ số biến động 4,3%. Phân tích thống kê cho thấy giống Nàng xuân, SH2 có năng suất thực thu tương đương giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, các giống còn lại có NSTT cao hơn so với giống đối chứng BT7 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Các giống BT9, HT9, LH12 là các giống có NSTT không có sự sai khác ở độ tin cậy 95% so với nhau, các giống RVT, LH12, GS333 có NSTT tương đương nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w