Các chỉ tiêu về chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 94 - 99)

4.3. CÁC CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA CÁC GIỐNG LÚA THAM GIA THÍ NGHIỆM

Chất lượng gạo được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau: màu sắc vỏ hạt, chiều dài, chiều rộng, tỷ lệ dài/rộng, tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo nguyên, chất lượng thử nếm, mùi thơm, hàm lượng amyloza….Do thời gian có hạn chúng tôi

chỉ đánh giá được một số chỉ tiêu chính như chiều dài, chiều rộng hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng, tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, chất lượng thử nếm.

Bảng 4.15: Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng gạo các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ xuân và vụ mùa năm 2015 tại Lý Nhân, Hà Nam

Chiều dài

Tên hạt gạo

giống (mm)

XMXMXMXMXMXMX

ĐD2 6,2

HT9 6,7

Nàng 6,3

xuân

RVT 6,2

GS33 6,1

3

SH2 6,3

LH12 6,6

Thiên 6,4

ưu 8

BT9 6,3

BT7 6,4

(Đ/C)

Ghi chú: X: vụ Xuân 2015, M: vụ Mùa 2015; TB: Trung bình

72

4.3.1. Chiều dài hạt gạo

Chiều dài hạt gạo là một đặc tính của giống ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Các giống lúa khác nhau có chiều dài hạt gạo khác nhau. Hiện nay trên thị trường loại gạo hạt dài được ưa chuộng hơn. Chiều dài hạt gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 6,1-6,7 mm, giống GS333 có chiều dài hạt gạo ngắn nhất đạt 6,1 mm, ngắn hơn đối chứng BT7 đạt (6,4 mm) là 0,3

mm.Các giống có hạt gạo dài như LH2 (6,6 mm), HT9 (6,7 mm) dài hơn so với giống đối chứng.

4.3.2. Chiều rộng hạt gạo

Chiều rộng hạt gạo được đo ở phần rộng nhất của hạt gạo. Kết quả bảng 4.15 cho thấy chiều rộng hạt gạo của các giống khác nhau biến động từ 2,1-3,1 mm, giống HT9 có chiều rộng lớn nhất, giống đối chứng BT7 có chiều rộng thấp nhất (2,1 mm).

4.3.3. Tỷ lệ dài/rộng (D/R)

Tỷ lệ D/R của các giống BT7, BT9, SH2, RVT là các giống có tỷ lệ D/R cao, các giống còn lại có tỷ lệ D/R từ trung bình đến thấp, thấp nhất GS333, HT9.

4.3.4. Tỷ lệ gạo lật

Tỷ lệ gạo lật cao hay thấp phụ thuộc chính vào đặc tính di truyền của giống.

Những giống có vỏ trấu dầy, trọng lượng trấu nặng thì tỷ lệ gạo lật thấp và ngược lại những giống có vỏ trấu càng mỏng, càng nhẹ thì tỷ lệ gạo lật càng cao. Ngoài ra tỷ lệ gạo lật còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, quá trình tích luỹ, vận chuyển các sản phẩm quang hợp vào hạt. Bảng 4.15 cho thấy tỷ lệ gạo lật của các giống thí nghiệm là khá cao 78,9- 81,9%. Giống đối chứng BT7 có tỷ lệ gạo lật cao nhất (vụ xuân 81,9%, vụ mùa 79,1%) sau đó là giống Thiên ưu 8 đạt 81,4% vụ xuân, 79,5%

vụ mùa, giống có tỷ lệ gạo lật thấp nhất là GS333.

4.3.5. Tỷ lệ gạo xát

Tỷ lệ gạo xát của các giống ở mức khá cao biến động trong khoảng 66,8- 69,0%. Các giống có vỏ trấu mỏng cho tỷ lệ gạo xát cao: BT7 (đ/c) đạt 69,9%, BT9, Thiên ưu 8 đạt: 69,4%. Các giống vỏ dầy cho tỷ lệ gạo xát thấp ĐD2, HT9…

4.3.6. Dạng hạt gạo

Các giống lúa tham gia thí nghiệm có dạng hạt gạo dài đến trung bình trong đó giống HT9, LH12 có dạng hạt gạo dài.

4.3.7. Chất lượng nấu nướng

Sau khi thu hoạch chúng tôi tiến hành xát gạo, nấu cơm cho nhiều người ăn thử và đáng giá chất lượng theo khẩu vị của từng người. Người ăn đánh giá bằng cách cho điểm từ 1-5 (điểm thấp là chất lượng kém, điểm cao là chất lượng tốt).

Kết quả thu được chúng tôi trình bày tại bảng 4.16.

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 tại

Lý Nhân, Hà Nam

Tên giống ĐD2

HT9 Nàng xuân RVT GS333 SH2 LH12 Thiên ưu 8 BT9 BT7 (Đ/C)

Về hương thơm thì hầu hết các giống lúa thí nghiệm ở 2 vụ đều có hương thơm từ thơm đến thơm vừa (điểm 2 – điểm 3). Giống đối chứng BT7 có hương thơm (điểm 2).

Về độ dẻo ở cả 2 vụ thì có 6 giống có độ dẻo khá (điểm 3) là giống đối chứng BT7, BT9, Thiên ưu 8, LH12, RVT, HT9; các giống còn lại có độ dẻo trung bình (điểm 2).

Về vị đậm: các giống thí nghiệm ở 2 vụ có vị đậm từ đậm đến ít đậm.

Giống đối chứng BT7, LH12 có vị đậm (điểm 3), giống ĐD2, Nàng Xuân, RVT, GS333 có vị đậm ít (điểm 2), các giống còn lại có vị đậm vừa.

Tất cả các giống lúa thí nghiệm có hạt gạo màu trắng trong.

Qua kết quả đánh giá cho thấy các giống BT7, BT9, LH12, Thiên ưu 8 là những giống lúa chất lượng cao, cơm ngon, có mùi thơm, vị đậm được người dân ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w