Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao vai trò của các HTX đối với xã viên ở một số nước trên thế giới
Tại Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh;
HTX nông nghiệp cơ sở. Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân (Naoto Imagawa, 2000). Có thể thấy ưu nhược điểm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.
Theo Naoto Imagawa (2000), Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất.Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông
nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất cho nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX nông nghiệp cơ sở.
- Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất.
Do đó, mặc dù các hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các hợp tác xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt.
Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác xã lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ
ởchợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.
- Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTXNN tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.
- HTXNN cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTXNN cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để
giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.
- HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu hợp tác xã thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơm nước, máy phân loại, đóng gói nông sản. HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.
- Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương.
- Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.
Như vậy, có thể thấy rằng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó hợp tác xã nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào hợp tác xã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.
Tại Thái Lan
HTX đầu tiên của Thái Lan được thành lập ở huyện Muang tỉnh
Phitsanuloke vào ngày 26 tháng 02 năm 1916, đó là HTX nông nghiệp Wat Chan.
Kể từ đó, số lượng HTX tăng rất nhanh cho đến khi ban hành Luật HTX năm 1968. Một số HTX sau đó đã xác nhập với nhau và thành lập các HTX nông nghiệp cấp huyện. Các HTX này càng ngày càng lớn mạnh, có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho xã viên (Trần Nguyên Năm, 2011).
Theo Trần Nguyên Năm (2011), ở Thái Lan, một số mô hình HTX tiêu biểu là HTX nông nghiệp và HTX tín dụng. HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ững nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực vay vốn, gửi tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác.
Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ. Hiện nay, số HTX tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh này chiếm khoảng 39%. Hoạt động của HTX tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu xã viên về các lĩnh vực: khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; góp cổ phần; cung cấp các dịch vụ vay cho xã viên… HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu. Do hoạt động của HTX trong lĩnh vực này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng đã ra đời trên khắp đất nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của HTX tiêu dùng, các loại HTX công nghiệp cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những yếu tố quan trong trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) là tổ chức HTX cấp cao quốc gia, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và xã viên theo luật định.
Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Bộ nông nghiệp và HTX, trong đó có hai vụ chuyên trách về HTX là Vụ phát triển HTX (để giúp HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra) và Vụ Kiểm toán HTX (thực hiện chức năng kiểm toán HTX và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán HTX). Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách, như chính sách giá, tín dụng với mục tiêu bảo đảm chi phí “đầu vào” hợp lý để có giá bán ổn định cho người tiêu dùng, góp phần ổn định giá nông sản tại thị trường trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu (Trần Nguyên Năm, 2011).
Tại Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc từ khi thành lập vào năm 1961, Liên đoàn quốc gia HTX nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) đã thích lập mạng lưới HTX từ trung ương đến cơ sở.
Trải qua nhiều thăm trầm trong quá trình phát triển, cho đến nay, hệ thống HTX ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của nông dân về hỗ trợ dịch vụ, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường và kinh tế nông thôn, lan ra đan xen vào kinh tế đô thị và từng bước hội nhập vào nên kinh tế thế giới (Đặng Kim Sơn, 2009).
Theo Đặng Kim Sơn (2009), với gần 1.400 HTX thành viên, hoạt động của NACF rất đa dạng, bao gồm từ tiếp thi sản phẩm, chế biến, cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến nông, xuất bản và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nông thôn.
NACF nắm giữ 40% thị phẩm nông sản trong nước và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc. Nhằm mở rộng thị trường nông sản, NACF quản
lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng, giúp người nông dân sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, giảm tối thiểu chi phí lưu thông, hao hụt, thất thoát. NACF cũng điều hành một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất. NACF chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư nông nghiệp bảo đảm cho nông dân có đủ vật tư thiết yếu đúng thời gian, giá rẻ, chất lượng. Trong khâu chế biến, NACF sở hữu một hệ thống hạ tầng và thiết bị hùng hậu giúp tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NACF điều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng của HTX, cung cấp nhiều loại dịch vụ: giao dịch ngân hàng, dịch vụ thẻ tín dụng, tín dụng cho vay, đầu tư, bảo hiểm, giao dịch quốc tế… Hệ thống bảo hiểm của NACF chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nông thôn.
2.2.2. Kinh nghiệm nâng vai trò của các HTX đối với xã viên ở Việt Nam a. Vai trò của HTXDVNN Nhân Lý đối với các xã viên
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý ở xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1957, sau nhiều lần chuyển đổi hoạt động, mặc dù đã có những thay đổi tích cực nhưng hợp tác xã Nhân Lý vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2014 , hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý chính thức chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm 2012 (Nguyễn Thị Thảo, 2017).
Hiện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý có quy mô 3 thôn, 6 tổ sản xuất với 615 hộ thu hút trên 2.600 nông dân tham gia hợp tác xã. Từ khi chuyển đổi cơ chế hoạt động, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý luôn nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển (Nguyễn Thị Thảo, 2017).
Để giúp các thành viên được tiếp cận học nghề ngắn hạn, hợp tác xã phối hợp ngành chức năng vừa sản xuất nông nghiệp vừa áp dụng kiến thức đã được học vào hộ gia đình có thêm nghề phụ như nghề may, nghề thêu. Từ đó, các thành viên nhận biết được cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng lúc, đúng liều lượng; sử dụng phân bón cân đối để trồng rau an toàn; nhận biết được sâu bệnh trên đồng ruộng và kịp thời xử lý (Nguyễn Thị Thảo, 2017).
Xác định việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là cơ sở để hợp tác xã phát triển mạnh và bền vững, thời gian qua, hợp tác xã Nhân Lý đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiện hợp tác xã có 35 mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ năm 2013 đến nay gồm 25 mô hình các loại giống như:
mô hình trồng hoa cúc, trồng ớt, khoai tây, ngô ngọt Thái Lan, giống lúa DQ11; 7 mô hình phân bón và các mô hình khác như: xử lý gốc rạ, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và cơ giới hóa khép kín. Giá bán hoa cúc lúc chính vụ chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/bông nhưng khi trái vụ giá bán được 7.000 - 8.000 đồng/bông. Với giá bán như vậy, mỗi năm xã viên nhập khoảng trên hai trăm triệu đồng từ tiền bán hoa, tạo kinh tế ổn định cho gia đình (Nguyễn Thị Thảo, 2017).
b. Vai trò của HTX DV sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 đối với xã viên HTX Dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hoà Tiến 1, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng thành lập từ năm 1977. Sau nhiều giai đoạn chuyển đổi, HTX tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Như một “bà đỡ” cho kinh tế hộ, Hợp tác xã làm dịch vụ các khâu thủy nông, làm đất, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, sản xuất giống cây trồng kết hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho xã viên (Tuyết Lê, 2017).
Bên cạnh đó, HTX Hòa Tiến 1 xây dựng các vùng chuyên sản xuất giống lúa với quy mô 150 ha, tổ chức xây dựng 50 ha cánh đồng mẫu lớn, đưa năng suất sản lượng cây trồng cao hơn từ 20%- 30% so với trước. Doanh thu bình quân năm của HTX đạt khoảng 6 tỷ đồng. HTX chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp cho các thành viên... nhờ vậy đã nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích từ 50 triệu lên 120 triệu đồng/ha (Tuyết Lê, 2017).
Ngoài ra, HTX Hòa Tiến 1 còn tổ chức vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, giúp nông dân tiếp cận với quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGap, từng bước xây dựng thương hiệu giống lúa, rau an toàn. Lợi thế nhất của HTX sản xuất giống là vừa tiêu thụ được sản phẩm của người nông dân, vừa nâng cao hiệu quả, năng suất lúa lên 20% - 30% và có giá bán cao hơn.
Làm lúa giống giảm thiểu được sức lao động, đời sống các thành viên được nâng cao nên HTX muốn nhân rộng mô hình này (Tuyết Lê, 2017).
Thành phố Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại HTX theo Luật đối với các hợp tác xã nông nghiệp, trong đó hỗ trợ kinh tế hộ phát triển; Hỗ trợ cho các HTX, thành viên tham gia sản xuất nấm, rau an toàn và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Thời gian qua, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có rất nhiều hợp tác xã nổi mạnh, tạo việc làm rất tốt cho các thành viên tương đối hiệu quả (Tuyết Lê, 2017).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Với điều kiện sản xuất nông nghiệp như nước ta (quy mô đất nhỏ, manh mún), để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sản xuất cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức tốt nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp. Bởi vì theo tôn chỉ của HTX từ trước tới nay thì HTX có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho các xã viên và cộng đồng xung quanh.
Thứ nhất, nhận thức được vai trò của các HTX nông nghiệp: HTX nông nghiệp ở các nước Châu Á thường được hiểu là để phục vụ người dân ở nông thôn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp mà nó bao gồm tất cả các khâu dịch vụ liên quan đến đời sống của người dân như dịch vụ đầu vào đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nhu yếu phục vụ đời sống hàng ngày, đồ gia dụng, dịch vụ nâng cao đời sống cho người dân, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (bệnh viện),...Trong khi đó HTX nông nghiệp ở nước ta chỉ chú trọng vào những khâu dịch vụ mang tính chất nông nghiệp đặc thù. Do vậy, mà khái niệm về HTX nông nghiệp của nước ta cũng nên hiểu trên nghĩa rộng hơn là HTX nông nghiệp đa chức năng nhằm phục vụ nông thôn, từ đó có chính sách khuyến khích loại hình này phát triển.
HTX nông nghiệp các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Thái Lan đã chiếm lĩnh được thị phần chi phối trong cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp với hệ thống phân phối rộng lớn khắp khu vực nông thôn. Bên cạnh đó thì dịch vụ chuyển giao KHKT sản xuất nông nghiệp cũng đã được HTX nông nghiệp đảm nhận và thực hiện rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Ngoài những dịch vụ chính, thì các dịch vụ khác như cung ứng tiêu dùng, tín dụng tiết kiệm, tín dụng cho vay cũng được HTX nông nghiệp làm tốt. Trong khi đó ở nước ta HTX nông nghiệp mới chỉ làm được những dịch vụ cơ bản như tưới tiêu, vật tư nông nghiệp... còn những dịch vụ khác có giá trị gia tăng cao thì chưa làm được do yếu về vốn, về con người, về cơ sở vật chất và một vấn đề lớn là niềm tin của