Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 41 - 45)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, liền kề hai thành phố Ninh Bình và Tam Điệp. Huyện Hoa Lư được thành lập năm 1907 và mang tên kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn các di tích của cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên huyện này. Hoa Lư thuộc vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan thiên nhiên như khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động bên cạnh các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ từ hơn 1000 năm trước (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

Huyện Hoa Lư có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây và nam giáp thành phố Tam Điệp, phía tây nam giáp huyện Nho Quan, phía đông nam giáp huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh, phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình.

Hoa Lư có diện tích tự nhiên 1.378.1 km² và dân số 927.000 người. 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn.

Về sông ngòi, huyện Hoa Lư giáp với hai con sông lớn là sông Đáy và sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sông Hoàng Long với sông Vân.

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lư có những dãy núi đá vôi ngập nước được hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp như quần thể di sản thế giới Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Thung Nham...

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa đi qua đang được xây dựng (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

3.1.1.2. Địa hình

Hoa Lư là khu vực chuyển tiếp giữa địa hình vùng rừng núi sang vùng đồng bằng; địa hình bị chia cắt khá phức tạp; là huyện thuộc vùng chiêm trũng, chịu ảnh hưởng của úng lụt, có nhiều núi đá (ở 10/11 xã, thị trấn (trừ xã Ninh An) đều có núi đá), hang động, sông ngòi. Địa hình của huyện chia làm hai vùng:

vùng Đại Phú - sông Chanh; vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc và ven núi đá vôi. Vùng Đại Phú - sông Chanh (gồm các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Trường Yên, thị trấn Thiên Tôn và một phần của xã Ninh Hòa): địa hình tương đối bằng phẳng, xu thế địa hình cao ở khu giữa (phía tây Quốc lộ 1A) và thấp dần về phía sông Chanh, sông đáy. Nơi cao thường là khu dân cư, ruộng màu, dọc theo đường. Nơi thấp nhất là các ruộng nước và ven theo các bờ sông. Trong vùng Đại Phú - sông Chanh có một số quả núi đá độc lập, nằm rải rác ở các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Trường Yên, thị trấn Thiên Tôn. Vùng này nhìn chung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc và ven núi đá vôi (gồm 7 xã: Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Vân, trong đó có 6 xã miền núi - trừ xã Ninh An): đây là vùng có địa hình rất phức tạp. Vùng này bị chia cắt bởi nhiều con sông như: sông Hệ Dưỡng, sông Vó, sông Hang Luồn, sông Ba Hang..., là vùng đất trũng, đất chua, đất lầy thụt; địa hình mấp mô xen lẫn vùng trũng và vùng cao. Những ngọn núi đá chạy dài ra sát sông Chanh chia cắt diện tích canh tác ở nơi đây thành những vùng nhỏ.

Riêng hai xã Ninh An và Trường Yên có diện tích đất canh tác tương đối tập trung và bằng phẳng; còn những nơi khác trong vùng này có diện tích canh tác nhỏ hẹp nằm sát ven chân núi (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Hoa Lư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh có mưa phùn. - Chế độ nhiệt: theo số liệu thống kê của trạm khí tượng Ninh Bình (tính bình quân nhiều năm) thì nhiệt độ trung bình hằng năm của huyện là 23,4oC; nhiệt độ cao nhất là 38-390C, thấp nhất là 5-80C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.620-1.700 giờ, bình quân một tháng là 135 giờ, tháng cao nhất 136-202 giờ, thấp nhất 43-46 giờ. - độ ẩm không khí: độ ẩm bình quân trong năm là 83,4%; độ ẩm trung bình cao nhất là 86,3% (tháng 9), thấp nhất là 75% (tháng 2). Tổng lượng bốc hơi bình quân nhiều năm là 55mm; lượng bốc hơi tháng cao nhất là 92mm (tháng 7); tháng thấp nhất là 39mm (tháng 3). - Chế độ mưa: huyện là khu vực có lượng mưa lớn hằng năm của tỉnh, nhưng chế độ mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm 82-89% lượng mưa hằng năm; trong khi đó vào mùa khô, có năm hằng tháng không có trận mưa nào (dù là mưa nhỏ). Lượng mưa trung bình hằng năm của nhiều năm là 1.820-1-840mm. Về gió bão, trong năm có hai hướng gió mùa chính là gió mùa đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). đột xuất có những năm, địa bàn huyện còn bị ảnh hưởng của

gió Lào khô, nóng (còn gọi là gió tây). Mùa mưa bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, ít khi xảy ra bão lũ vào tháng 6 hoặc tháng 10 dương lịch. Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Hoa Lư khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng. Tuy nhiên do sự phân hóa của thời tiết theo mùa cùng với những hiện tượng như bão, gió mùa đông bắc khô hanh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân. Do đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống thích hợp cũng như kế hoạch sản xuất thích hợp (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

3.1.1.4. Cơ cấu đất đai

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hoa Lư năm 2017

Hạng mục

Tổng diện tích tự nhiên

1. Đất nông nghiệp

- Đất trồng lúa

- Đất trồng cây hàng năm

- Đất trồng cây lâu năm

- Đất rừng

- Đất nuôi trồng thủy sản

- Đất nông nghiệp khác

2. Đất phi nông nghiệp

- Đất an ninh – quốc phòng

- Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp

- Đất cho hoạt động khoáng sản

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng

- Đất phát triển hạ tầng

- Đất di tích, danh thắng

- Đất ở

- Đất sông và mặt nước

chuyên dùng

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

- Đất khác

29

Huyện Hoa Lư có tổng diện tích tự nhiên là 10.072,36 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 5.954,87 ha chiếm 58,56% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 3.735,95 ha chiếm 36,86% diện tích đất tự nhiên; Còn lại là diện tích đất chưa sử dụng.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, giảm 721,7 ha so với năm 2015. Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, tăng 914,03 ha so với năm 2015. Điều này cho thấy sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất đai của huyện từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự chuyển dịch này là do tăng xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, làng nghề,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w