Vai trò liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 84)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

4.1.4. Vai trò liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm

Đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế, HTX nông nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong việc định hướng hỗ trợ và dẫn dắt kinh tế hộ nông dân phát triển. Đặc biệt, sự ra đời và phát triển của các HTX kiểu mới tạo ra các chuỗi liên kết sản phẩm hiệu quả giữa khu vực sản xuất với doanh nghiệp, thị trường, tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông sản.

Huyện Hoa Lư, sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng thường với quy mô nhỏ. Diện tích sản xuất phân tán, manh mún, sản phẩm tạo ra không đủ lớn, chất lượng thấp, hiệu quả kinh tế không cao, khó áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, khó xây dựng thương hiệu vì chưa tạo ra được nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa lưu thông trên thị trường. Vì thế, giữa các hộ nông dân có nhu cầu hỗ trợ lẫn nhau rất lớn. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể của nông dân, được xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Một trong những vai trò của hợp tác xã là sự tương trợ, nó thể hiện rất rõ trong thực tế sản xuất, từ các khâu đầu vào như mua hạt giống, phân bón, áp dụng kỹ thuật, sử dụng máy móc…đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…Nếu mua chung cùng một mặt hàng với số lượng lớn sẽ giảm được giá thành, chí phí vận chuyển.

Muốn xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thành thị để chiếm lĩnh thị trường, thì các hộ cá thể phải kết hợp với nhau thành một tổ chức có pháp nhân. Khi đó, sản xuất nông nghiệp mới tạo ra hiệu quả kinh tế, có hiệu quả kinh tế, có chiến lược cạnh tranh, nâng cao vị thế kinh tế, vị thế xã hội; qua đó sẽ ổn định kinh tế gia đình.

Từ năm 2011, với mục tiêu dần hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung, quy mô diện tích đủ lớn để làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo hướng hàng hóa và xây dựng thương hiệu lúa gạo tại địa phương; từ nhiều nguồn vốn khác nhau, các địa phương trong huyện đã xây dựng nhiều mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng. Qua đánh giá kết quả cho thấy: Mô hình “Cánh đồng lớn”

bước đầu đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội như: từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tiến đến mô hình sản xuất tập trung, nông dân cùng sử dụng một giống lúa xác nhận, cùng canh tác một quy trình kỹ thuật; từng bước được dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ, …các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Đánh giá cũng cho thấy, việc chọn những hợp tác xã mạnh, có tiềm lực kinh tế; ban quản lý có năng lực quản lý tốt để tổ chức sản xuất, có uy tín để tuyên truyền vận động người dân tham gia là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của mô hình. Trong mối liên kết 4 nhà, chính hợp tác xã là nơi gặp gỡ và tổ chức ký kết hợp đồng giữa nông dân và các doanh nghiệp đầu tư ứng trước về vốn; vật tư; các hoạt động hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, về chuyển giao công nghệ …cho đến tiêu thụ sản phẩm.

Ởmột góc độ khác, hợp tác xã cũng là đơn vị triển khai áp dụng và tổ chức thực hiện một số chính sách của nhà nước trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn nói riêng.

Đến thời điểm hiện nay, vai trò của các hợp tác xã trong xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa thể hiện qua mối liên kết sau:

* Hợp tác xã là trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp: Trong mô hình này hợp tác xã được nông dân ủy quyền ký hợp đồng với doanh nghiệp, cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện được mối liên kết này, hợp tác xã cần phải có mối quan hệ rộng trong sản xuất kinh doanh, có đủ uy tín để có được sự tin cậy của cả 2 đối tác là doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay, Hợp tác xã Đại Phú đang tiến hành thực hiện liên kết theo mô hình này.

Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Minh Quang là doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia dự án có trách nhiệm cung ứng giống lúa DQ11, LT2, đảm bảo về số lượng, chất lượng phục vụ kịp thời việc triển khai và thực hiện.

Công ty Phân Lân Ninh Bình cung ứng phân bón NPK cho các đơn vị tham gia dự án, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn sử dụng phân bón cho các đơn vị, các hộ nông dân tham gia dự án.

Tổng công ty lương thực miền Bắc đã chủ động liên hệ, ký hợp đồng và tổ chức thu mua 60 tấn lúa thương phẩm DQ11 ở vụ xuân năm 2016 với giá 7.800 đồng/kg và thu mua 75 tấn lúa DQ11 ở vụ xuân năm 2017 với giá 8.000đồng/kg bước đầu đã tạo sự liên kết giữa người sản xuất với đơn vị bao tiêu sản phẩm.

Các doanh nghiệp đã giới thiệu, tư vấn và cung ứng cho các tập thể, cá nhân mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp đảm bảo chất lượng, có chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng.

Hộp 4.1. Ý kiến của lãnh đạo huyện về liên kết sản xuất của HTX

Trước đây, trong sản xuất nông nghiệp thường mạnh ai người đấy làm. Anh Doanh nghiệp thì chỉ biết bán hàng, thu tiền ngay chứ không chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân. Các nhà khoa học thì thường đứng ở đâu đó rất xa, chỉ đạo chung chung sách vở. Nhà quản lý ngại “ôm rơm nặng bụng”. Nhà nông thì cứ theo kinh nghiệm mà làm: tự ý để giống, tự ý gieo cấy, bón phân phun thuốc. Vì vậy liên kết trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn để nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là điều kiện hết sức cần thiết. Mà cốt lõi nhất vẫn là liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ.

(Phỏng vấn ông Bùi Duy Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư, ngày 18 tháng 11 năm 2017).

Dù với hình thức liên kết nào đi nữa thì vai trò hỗ trợ, làm lợi cho người nông dân của các hợp tác xã là hết sức quan trọng. Vì vậy các hợp tác xã cần chủ động tìm thời cơ, đầu mối liên kết; tạo động lực thúc đẩy chính là vấn đề đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ HTX về liên kết sản xuất

Để HTX hoạt động hiệu quả, bên cạnh sự năng động, nhiệt tình của Ban Giám đốc, bí quyết cốt lõi là phải có chữ "tín". Chữ "tín" trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần giúp HTX thành công và phát triển. Ban Giám đốc luôn trân trọng chữ "tín"

với các đối tác và các thành viên trong HTX. Trong HTX, mọi hoạt động đều công khai, minh bạch nên tất cả các thành viên đều tin tưởng vào sự điều hành của Ban Giám đốc,...

Những yếu tố đó góp phần đưa HTX hoạt động ngày càng hiệu quả".

(Phỏng vấn ông Đinh Khánh Phong, Phó Giám đốc HTX Đại Phú, xã Ninh Khang, ngày 19 tháng 11 năm 2017) Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ giữa người nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để nâng cao giá trị sản

xuất gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa. Nhờ vai trò trung gian của HTX trong quá trình sản xuất mà quy mô sản xuất nông nghiệp cũng được mở rộng.

Những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp, HTX và nông dân đều có lợi nhuận cao và ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w