Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lao động là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải cho xã hội, là đội ngũ tạo ra nguồn thu nhập cơ bản cho các hộ sản xuất và các đơn vị trong tỉnh. Dân số và lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau, số lao động tỷ lệ thuận với quy mô của dân số. Cụ thể là dân số tăng đồng nghĩa với lực lượng lao động ngày một dồi dào và ngược lại, nếu dân số giảm thì lực lượng lao động ngày một ít đi. Song song với sự phát triển của lực lượng lao động thì đi kèm với nó là chất lượng lao động và vấn đề việc làm cần giải quyết như thế nào.
Theo số liệu của phòng thống kê, năm 2017 huyện Hoa Lư có 19.612 hộ với 68.645 người, mật độ dân số của huyện là 663 người/km2 ; số nhân khẩu bình quân là 3,5 người/hộ. Hoa Lư là một trong những huyện có mật độ dân số cao của tỉnh Ninh Bình. Tổng số lao động toàn huyện năm 2017 là 41.919 người. Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, lao động nông nghiệp chiếm 50,75%, lao động phi NN là 49,25%, huyện Hoa Lư có tỷ lệ lao động phi NN khá cao vì những năm gần đây, người dân chuyển sang làm dịch vụ khá nhiều vì huyện Hoa Lư có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Bình quân số nhân khẩu trên một hộ của huyện Hoa Lư là 3,5 khẩu, trong đó bình quân lao động trên hộ là 2,14 lao động.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Hoa Lư năm 2015 - 2017
Chỉ tiêu
I.Tổng số nhân khẩu II.Tổng số hộ
1.Hộ NN 2.Hộ phi NN
III.Tổng số lao động 1.Lao động NN 2.Lao động phi NN IV.Một số chỉ tiêu BQ 1.Nhân khẩu/hộ
2.Lao động/hộ
3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Giao thông: Huyện Hoa Lư có ưu thế về giao thông, trên địa bàn huyện có các tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 38B, đại lộ Tràng An đi qua.
Giao thông là một hệ thống có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu với các vùng lân cận. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm gần đây huyện đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông. Năm 2016, huyện đã xây dựng khoảng 70km đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng. Về giao thông đường bộ cho thấy các xã đều có đường ô tô chạy đến các xã, tuy nhiên số km được cứng hoá, nhựa hoá còn ít, vẫn còn số lượng lớn đường đất nên vào mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm hàng hoá.
- Về lưới điện và thông tin liên lạc: Hiện nay toàn huyện Hoa Lư có 11 xã, thị trấn đều đã có hệ thống điện lưới quốc gia, 100% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thông tin liên lạc: Toàn huyện có 1 tổng đài, 11 trạm bưu điện xã. Hệ thống điện và thông tin liên lạc được cải thiện đã tạo điều kiện cho việc tuyên truyền và thực hiện các hoạt động, các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả. Các xã đã có báo phát hàng ngày.
- Về y tế và giáo dục: Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm Thị trấn Thiên Tôn và 11 trạm xá đặt tại các xã. Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các cơ sở Y tế đều có đội ngũ y bác sỹ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngoài huyện. Về giáo dục, toàn huyện có 35 trường học các cấp. Hệ thống giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân.
3.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế xã hội của huyện Hoa Lư qua các năm
Trong 3 năm 2015-2017 thực hiện Nghị quyết của đại hội các cấp, triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong điều kiện có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn như thời tiết, khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, mưa úng xảy ra trên diện rộng, tình hình lạm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá một số nông sản, nguyên liệu chủ yếu tăng cao làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân. Với tinh thần khắc phục khó khăn trong công tác chỉ đạo và điều hành, cùng với sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự cố gắng của hệ thống
chính trị và toàn thể nhân dân. Giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện.
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh huyện Hoa Lư qua 3 năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp – xây dựng Thương mại – dịch vụ Cơ cấu giá trị sản xuất Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp – xây dựng Thương mại – dịch vụ Thu nhập BQ đầu người Tốc độ tăng trưởng BQ/năm
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư (2017) Trong giai đoạn 2015- 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 22,27%, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 3,78%, công nghiệp xây dựng đạt 27,50%, thương mại dịch vụ đạt 30,40%. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất năm 2017 đạt 1.739 tỷ đồng (giá cố định năm 94). Trong đó doanh nghiệp nhà nước là 341 tỷ 29 triệu đồng, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1.049 tỷ 174 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 181 tỷ 127 triệu đông, sản xuất cá thể 167 tỷ 409 triệu đồng. Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng khá như: Mỹ nghệ, may mặc, thêu ren, sản phẩm từ kim loại. Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm sản lượng như: khai thác đá xây dựng, xi măng. Dịch vụ - thương mại, du lịch ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 14%/năm. Năm 2017, giá trị sản xuất của ngành này đạt 352 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển khá đa dạng, nhanh cả về số lượng, quy mô hoạt động và hình thức kinh doanh. Những năm qua,
hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, số khách tham quan du lịch ngày một tăng từ 1.340.000 lượt khách năm 2015 lên trên 3.218.000 lượt khách năm 2017. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xin thuê đất trên địa bàn huyện để phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại. Hoạt động giao thông vận tải đấp ứng yêu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống dân sinh, tổng doanh thu dịch vụ vận tải bình quân năm đạt 100 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng liên tục từ 38.175 tấn năm 2015 đến 38.637 tấn năm 2017. Hàng năm diện tích đất nông nghiệp bắt đầu bị thu hẹp do tốc độ phát triển các điểm công nghiệp và khu du lịch. Tuy nhiên, huyện đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa quả tươi, cây ăn quả, chăn nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu trứng…phục vụ nhu cầu nhân dân trong và ngoài huyện.