CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Xây dựng thang đo
3.2.4. Kích thước mẫu nghiên cứu
Lựa chọn kích thước mẫu rất quan trọng đối với nghiên cứu, đối với các nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ thường có hai cách tiếp cận để xác định quy mô mẫu đại diện cho tổng thể là: theo phương pháp thống kê mô tả và theo mô hình định lượng lựa chọn cho nghiên cứu (Đinh Phi Hổ, 2014).
Phương pháp thống kê mô tả
Theo Yamane (1967), cơ sở của việc lựa chọn mẫu từ tổng thể trong nghiên cứu có thể được xác định theo công thức như sau:
n = N/(1+N(e)2) Trong đó:
n: Số lượng mẫu cần xác định N: Tổng số mẫu (tổng thể)
e: Mức độ chính xác mong muốn (Mức sai sót 0.05 hay mức độ tin cậy 95%).
Mô hình định lượng
Các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu thông qua công thức kinh nghiệm, tùy theo phương pháp định lượng lựa chọn của nghiên cứu. Hai phương pháp định lượng chủ yếu là mô hình phân tích nhân tố khám phá và hồi quy.
Mô hình phân tích nhân tố khám phá
Đối với mô hình này, kích thước mẫu được xác định dựa vào (i) Mức tối thiểu và (ii) số lượng biến đưa vào phân tích mô hình (Hair et al., 1998).
Mức tối thiểu là 50
Pj: Số biến quan sát của thang đo thứ j (j từ 1 đến t)
k: Tỷ lệ của số quan sát so với số biến quan sát (5/1 hay 10/1) Quy mô mẫu (n) đòi hỏi là:
t
n = ∑ kPj
j=1
Nếu n <50, chọn n = 50; nếu n >50, chọn quy mô mẫu là n.
Minh họa: Mô hình định lượng của nghiên cứu là mô hình phân tích nhân tố khám phá. Mô hình có tất cả 5 thang đo, mỗi thang đo đều có 5 biến quan sát.
Nếu chọn k = 5, số mẫu tối thiểu là: n =(5*5) + (5*5) + (5*5) + (5*5) + (5*5)
= 125. Nếu chọn k = 10, số mẫu tối thiểu là: n =(5*10) + (5*10) + (5*10) + (5*10) + (5*10) = 250.
Chọn k = 5 hay k = 10 là tùy thuộc vào nguồn lực của người nghiên cứu.
Nguyên tắc k càng lớn, sai số càng nhỏ.
Mô hình hồi quy
Theo Green (1991) và Tabachnick and Fidell (2007), tùy theo dạng dữ liệu sử dụng mà ta có cách xác định quy mô mẫu khác nhau.
- Nếu dữ liệu là dạng số liệu chuỗi thời gian, quy mô mẫu được xác định là: n- k >20; với k là số biến độc lập của mô hình. Minh họa: Công trình nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với 5 biến độc lập và số liệu thống kê theo chuỗi thời gian. Theo đó, n > 20 + 5, vậy quan sát tối thiểu là 26 năm.
- Nếu dữ liệu là dạng dữ liệu chéo, quy mô mẫu được xác định là n ≥ 50 + 8k;
với k là số biến độc lập của mô hình.
Nghiên cứu này sử dụng cả mô hình hồi quy và mô hình phân tích nhân tố khám phá, vì vậy quy mô mẫu tối ưu là lấy số lớn nhất của hai mô hình này. Số biến quan sát trong thang đo chính thức các khái niệm nghiên cứu là 32 và mô hình có 5 biến độc lập.
Đối với mô hình phân tích nhân tố khám phá, chọn k = 10 thì n = 40*10 =400 quan sát. Đối với mô hình hồi quy n ≥ 50 + 8*5 = 90. Như vậy kích cỡ mẫu được chọn là Max(90;400), để đảm bảo quy mô mẫu, nghiên cứu sẽ phát ra 400 bảng câu hỏi.
Tóm tắt chương 3
Chương này đã trình bày thiết kế nghiên cứu của luận văn trong đó có những nội dung như phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi.
Thang đo trong luận văn dựa trên thang đo đã có sẵn trên thị trường và được khám phá, bổ sung và điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận nhóm. Thang đo trong mô hình nghiên cứu gồm 40 biến quan sát, trong đó Thành phần tin cậy (REL) gồm 6 biến quan sát; thành phần Đáp ứng (RES) gồm 7 biến quan sát; thành phần năng lực phục vụ (ASS) có 6 biến quan sát; thành phần Đồng cảm (EMP) có 4 biến quan sát; thành phần phương tiện hữu hình gồm 8 biến quan sát; thành phần hợp tác doanh nghiệp (CCO) gồm 5 biến quan sát; thành phần hợp tác trường quốc tế (COU) gồm 4 biến quan sát; thành phần khái niệm phụ thuộc (SAT) gồm 3 biến quan sát.
Trên cơ sở thang đo, nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin từ sinh viên chính quy đang học tại trường Công nghệ Tp.HCM. Mẫu nghiên cứu là 400 quan sát.
Chương tiếp theo sẽ kiểm định giả thuyết và mô hình thang đo lường, dựa trên số liệu thu thập từ bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng, các nội dung về đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến sẽ được thực hiện.