Phương pháp sửa chữa ụ động

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 63 - 66)

Bài 3. Sửa chữa hệ thống thủy lực

2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG THỦY LỰC

1.2. Phương pháp sửa chữa ụ động

Những chi tiết bị mòn cần đƣợc phục hồi hoặc thay mới của ụ động là đế, thân, nòng và bộ truyền trục vít đai ốc.

Phục hồi chính xác lỗ gá nòng ụ động trong thân ụ sau và chiều cao tâm là những việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Sửa chữa bộ truyền trục vít me - đai ốc của ụ động giống nhƣ phần sửa chữa bộ truyền trục vít đai ốc ở phần hệ bàn dao nhƣ đã nêu.

Phần này sẽ nêu cách phục hồi độ chính xác lắp ghép giữa thân với đế ụ động, giữa đế với băng máy, giữa thân với nòng ụ động và độ chíng xác chiều cao thân ụ sau.

Muốn vậy phải sửa chữa ba chi tiết cơ bản là thân, đế và nòng ụ động.

Khi lỗ côn ở nòng ụ động và lỗ lắp nòng của thân ụ động mòn ít, khe hở lắp ghép giữa lỗ thân và nòng chƣa quá 0,05 mm, độ côn và độ ô van chƣa quá 0,01mm và các bề mặt làm việc không bị xây sát thì chỉ cần cạo sơ bộ mặt trƣợt của đế ụ động theo băng máy. Nếu chiều cao tâm ụ động thấp hơn tâm trục chính thì dùng căn đệm nâng chiều cao tâm nên .

Khi nòng và lỗ thân ụ động mòn nhiều thì phải sửa chữa, có hai phương pháp sửa chữa:

1.2.1. Sửa chữa ụ động bằng phương pháp gia công cơ (doa lỗ thân ụ)

Sửa chữa ụ động bằng phương pháp gia công cơ tiến hành theo trình tự sau:

Cạo mặt dưới của thân ụ động .Số lượng các vết sơn tiếp xúc khi kiểm tra bằng mặt phẳng mẫu không dưới 10 điểm trên diện tích 25x25 mm.

Hình 25.26. Phục hồi ụ động bằng phương pháp doa lỗ lắp nòng Phay mặt trên của đế ụ động rồi lắp thử với thân. Nếu bề mặt lẳp ráp của sống trượt đế ụ động không tiếp xúc với rãnh tương ứng ở thân thì phải dùng đệm dán hoặc bắt vít vào bề mặt sống trƣợt cho cao và dầy nên.

Cạo các bề mặt tiếp xúc của đế ụ với thân ụ. Độ tiếp xúc phải đạt từ 10 vết trở lên trên diện tích 25x25 mm.

44

Cạo các mặt dưới của đế ụ dộng theo băng máy nhằm hai mục đích: đạt tới độ thăng bằng của mặt trượt đế ụ động với thân ụ và đạt độ tiếp xúc tốt giữa các mặt dưới của đế ụ động với băng máy phải đạt từ 10 đến 15 vết sơn tiếp xúc trên diện tích 25x25 mm.

Bắt chặt thân và đế ụ động .

Đẩy ụ động tới vị trí để gia công lỗ bằng phương pháp dùng dao doa.

Đẩy bàn dao tới chạm vào ụ động,dùng bích lắp trên bàn dao ép nhẹ ụ động trên băng máy thử cho bàn dao chạy dao tự động xem có đẩy đƣợc ụ động dễ dàng không rồi trả lại vị trí cũ.

Lắp trục dao doa vào lỗ trục chính và luy nét. Dùng đồng hồ so kiểm tra vị trí tâm trục dao doa. Phải gá luy nét sao cho lỗ sau khi doa sẽ có đường tâm lỗ trục chính 0,05÷0,1 mm (dùng để bù trừ khi xiết chặt và cạo sau này). Doa lỗ.

Gia công nòng theo lỗ đã doa.

Lắp nòng vào lỗ để nong thò ra khỏi lỗ 100 mm, hãm nòng lại, sẽ dùng nòng làm chuẩn dể cạo rà mặt dƣói của đế ụ theo băng máy.

Cạo rà các mặt dưới của đế ụ với băng máy theo những điều kiện sau đây:

- Tâm ụ sau cao hơn tâm trục chính 0,02 mm;

- Độ không song song của đường tâm ụ sau trong mặt phẳng ngang đối với sống trƣợt băng máy không quá 0,01 mm trên chiều dài 100 mm (chỉ cho phép mũi tâm ụ sau lệch về phía dao tiện để triệt tiêu biến dạng do lực cắt gây nên).

- Độ không song song của đường tâm ụ sau trong mặt phẳng đứng đối với sống trƣợt băng máy không đƣợc quá 0,02 mm (chỉ cho phép mũi tâm ụ sau lệch trên để triệt tiêu biến dạng do trọng lƣợng vật gia công gây nên).

Dùng phương pháp đúc bạc bằng chất dẻo.

Khi sửa chữa ụ động bằng phương pháp đúc bạc bằng chất dẻo (hình 25.26) ngoài việc cạo rà đế như ở phương pháp gia công cơ, tiếp theo ta còn phải thực hiện những công việc sau:

Mài nòng tới kích thước sửa chữa.

Tiện rộng lỗ ở thân ụ động trên máy tiện ren vít vạn năng rộng thêm 5÷6

- theo đường kính, độ nhám cần thiết của mặt gia công Rz = 160 m, độ côn và độ ô van cho phép không quá 0,5 mm.

Hình 25.27. Phục hồi ụ động bằng phương pháp đúc bạc sửa chữa 45

Gia công trục mẫu để lắp vào lỗ côn trục chính máy tiện. Đường tâm trục chính đƣợc điều chỉnh song song với băng máy. Phần phía ngòai của trục mẫu có chiều dài đủ để luồn qua lỗ ở thân ụ sau và còn thò ra ngoài 20÷30 mm. Đường kính trục mẫu lớn hơn đường kính nòng ụ sau đã sửa chữa 0,005÷ 0,01 mm .

Lắp trục mẫu vào lỗ côn trục chính, đường tâm trục mẫu lệch so với đường tâm trục chính là 0,07÷0,08 mm. Muốn vậy cần căn lỗ côn trục chính ở một phía bằng giấy có chiều dày tương ứng.

Quay trục chính để kiểm tra độ đảo của trục mẫu. Độ đảo phải trong khoảng 0,14÷0,17 mm. Định vị để đảm bảo chiều cao tâm ụ động đạt điều kiện kỹ thuật sửa chữa trong trường hợp dùng bạc bổ sung bằng chất dẻo (cao hơn tâm trục chính 0,05÷0,07 mm).

Khoan ba lỗ đường kính 6÷8 mm ở thân ụ sau.

Tẩy sạch dầu mỡ, dung dịch trơn nguội ở ba lỗ khoan chờ từ 15÷20 phút cho khô hẳn.

Bôi một lớp xà phòng mỏng vào trục mẫu, đẩy ụ sau vào cho trục này luồn qua lỗ ở thân ụ sau và cố định ụ sau trên băng máy.

Trát đất sét vào hai đầu hở của lỗ thân ụ sau và bịt kín tất cả các lỗ dẫn từ lỗ này ra ngoài (trừ ba lỗ vừa khoan); đắp đất sét lên ba lỗ vừa khoan thành ba phễu (dùng loại đất sét lâu khô, đất sét nặn tƣợng).

Chuẩn bị dung dịch đông cứng nhanh xtirakrin và rót vào phễu giữa tới khi dung dịch lên đến nửa phễu thì ngừng.

Rót xong, để nguyên toàn bộ cụm trục chính và ụ sau nhƣ vậy trong hai giờ ở nhiệt độ bình thường.

Phá các chỗ bịt đất sét, tháo ụ sau cùng với lớp xtirakrin vừa đúc ra khỏi trục mẫu.

Nhƣ vậy đã sửa chữa xong.

So sánh hai phương pháp sửa chữa, ta thấy phương pháp thứ hai có ưu điểm sau đây:

Không phải thay nòng ụ sau mà chỉ cần phục hồi bằng cách mài tới kích thước sửa chữa;

Cùng một lúc đảm bảo độ đồng tâm, đồng trục giữa đường tâm ụ sau với đường tâm trục chính và độ song song giữa đường tâm ụ sau với băng máy;

Thao tác đơn giản;

Năng suất cao (gấp 3 lần so với phương pháp thứ nhất);

Giá thành rẻ.

Trong cả hai phương pháp trên đều có công việc phục hồi hoặc thay nòng ụ động.

Khi phục hồi phải sửa chữa lỗ côn và đường kính ngoài của nòng. Đường kính ngoài của nòng thường được phục hồi bằng mài tinh để khôi phục độ côn và độ ô van cho phép. Độ nhẵn bề mặt đạt Ra = 1,25 m. Khe hở lắp ráp giữa nòng với lỗ ở thân ụ là 0,05 mm.

Lỗ côn của nòng nếu bị mòn nhiều sẽ đƣợc phục hồi bằng cách lắp bạc sửa chữa.

46

Muốn vậy, trước tiên ủ rồi tiện rộng lỗ côn thành lỗ trụ, đường kính lỗ trụ to hơn đường kính đầu côn lớn khoảng 4m m hoặc hơn nữa (phụ thuộc vào chiều dầy nòng ụ sau), độ nhẵn bề mặt đạt Rz = 10 m.

Sau đó gia công bạc sửa chữa bằng thép thấm các bon rồi tôi mặt côn tới độ cứng 58–60 HRC. Đường kính ngoài của bạc nhỏ hơn đường lỗ lắp ghép với nó của vòng 0,05 mm, độ nhám bề mặt đạt Rz = 10 m tới Ra = 2,5 m, Chiều dài bạc bằng chiều dài lỗ của nòng. Bạc đƣợc lắp vào lỗ ở nòng bằng keo dán. Đợi 24 giờ cho keo khô hẳn thì mài lỗ côn đạt kích thước yêu cầu.

Sau khi phục hồi, nếu các vặch khắc ở mặt ngoài của nòng bị mờ hoặc mất hẳn thì phải khắc vạch mới.

- THỰC HÀNH SỬA CHỮA Ụ ĐỘNG - Điều kiện thực hiện

- Bản vẽ.

Bản vẽ Ao hệ bàn dao.

- Thiết bị:

Hệ bàn dao.

- Dụng cụ:

Hộp dụng cụ tháo lắp, sửa chữa máy.

- Trình tự sửa chữa Ụ động

Bước 1. Sửa chữa quay tay quay mấy vòng mới thấy nòng ụ động chuyển động.

Bước 2. Sửa chữa khóa nòng ụ động mà nòng ụ động vẫn chuyển động.

Bước 3. Sửa chữa khi khóa ụ động mà ụ động vẫn chuyển động.

Bước 4. Sửa chữa quay tay quay thấy nòng ụ động chuyển động tròn hoặc nặng.

Bước 5. Sửa chữa khi tháo tay quay hãm ụ động mà đòn hãm và thanh hãm không trở về vị trí ban đầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)