Bài 3. Sửa chữa hệ thống thủy lực
2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG THỦY LỰC
2.3. Kiểm tra , điều chỉnh hộp xe dao sau khi lắp
2.3.1. Kiểm tra sửa chữa các chi tiết và mối ghép hỏng
Việc xác định các hư hỏng của chi tiết và cụm chi tiết phải dựa theo chức năng làm việc của chi tiết hoặc cụm đó. Khi phát hiện chi tiết đó không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ta tiến hành sửa chữa thay thế chi tiết đó.
Nhất thiết trước khi kiểm tra sửa chữa cần phải làm sạch, lau khô chi tiết đó.
Ví dụ đối với then là chi tiết dễ hư hỏng nhất, bề mặt làm việc của then là 2 mặt bên. Trong quá trình làm việc do bị chịu tải nên then rất dễ bị dập hoặc cắt đứt.
Nếu là then của tay gạt điện hay then của các bánh răng di trượt dễ bị mòn hai mặt bên,. tất cả các sai hỏng đó phải được phân loại nó thuộc sai lệch trong khoảng cho phép hay không? Nếu ngoài khoảng cho pháp thì phải tiến hành lập phương án gia công ,thay thế.
2.3.2. Lắp ráp và điều chỉnh
Sau khi đã kiểm tra tất cả các chi tiết hoàn chỉnh , bước tiếp theo tiến hành lắp ráp.
Trước khi lắp chi tiết phải được tra dầu mỡ để chống rỉ sét và là trơn mối lắp Việc lắp ráp phải đảm bảo nguyên tắc chi tiết nào tháo sau thì được lắp trước, cứ tiến hành cho đến hoàn chỉnh.
Sau khi lắp ráp từng cụm, bộ phận phải kiểm tra và điều chỉnh vị trí lắp cho từng chi tiết, Điều chỉnh vị trí và sự ăn khớp của các bánh răng; siết chặt các vít trí của định vị các bánh răng.
4.2. Các dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa.
4.3. Các bước thực hiện.
5. Sửa chữa hộp bước tiến.
5.1. Những yêu cầu cần thiết của hộp bước tiến.
a.Cấu tạo
Trong hộp có 5 trục :
- Trục1 là trục bán then hoa, nửa trục trơn lắp 3 khối bánh răng Z39, Z26 quay lồng không trên trục. Nửa trục then hoa lắp các bánh răng di trượt Z24, Z48, Z36.
- Trục 2 là trục bán then hoa, đầu trục có lắp bánh răng thay thế(a,b,c,d). Trên trục then hoa có lắp các bánh răng cố định bằng các vít trí ( Z27, Z30, Z22, Z38,).
Nửa trục
trơn lắp 3 khối bánh răng Z52,Z39 quay lồng không trên trục, hai đầu được cố định bằng vòng găng và vít định vị.
Sáu khối bánh răng quay lồng không trên trục 1 và trục 2 tao thành khối bánh răng mêan( Z26,Z39,Z52).
- Trục3 là trục then hoa, trên có lắp 2 bánh răng di trượt Z39. Nhận chuyển độnh từ bánh răng Z26 hoặc Z39 để truyền chuyển động sang trục 4 hay trục 5.
- Trục4 trên trục có lắp bánh răng Z39 được cố định bằng then và vít trí. Trục này
được nối với trục trơn bằng khớp nối cứng để tiện trơn.
- Trục5 bên trên có lắp bánh răng Z39 được cố định bằng then và vít trí. Trục này
được nối với trục vít me bằng khớp nối cứng để tiện ren.
Đặc điểm và nguyên lý làm việc của hộp bước tiến - Đặc điểm làm việc
Hộp làm việc trong môi trường kín, mà phương pháp bôi trơn bằng phương pháp vung té.
Hộp làm việc với tốc độ khác nhau nhờ hệ thống bánh răng di trượt trên trục then hoa tạo ra, hệ thống bánh răng này liên tục thay đổi vị trí làm việc nhờ hệ thống tay gạt.
Hộp truyền động với tốc độ thấp.
Tải trọng làm việc của hộp nhỏ.
- Nguyên lý làm việc của hộp bước tiến
Hộp bước tiến nhận chuyển động từ hộp trục chính qua bánh răng thay thế xuống trục I của hộp bước tiến.
Làm gấp bội tỷ số truyền nhờ khối bánh răng mêan. Nó làm thay đổi các bước tiến khác nhau của bàn xe dao. Khi muốn thay đổi bước tiến cần tác độngvào cơ cấu điều khiển bước tiến, cơ cấu điều khiển bước tiến sẽ tác dụng vào miếng gạt và chuyển động theo ngàm gạt. Ngàm gạt sẽ tác dụng vào khối bánh răng di trượt đi đến các vị trí khác nhau và ăn khớp với bánh răng cố định. Vì vậy sẽ tạo ra được các bước tiến khác nhau của hệ bàn dao.
Sơ đồ nguyên lý làm việc của hộp bước tiến.
27 47
30 39
52 48 39 26
26
26
52
I II
III
52 52 26
36 26
39
26
52
24
52 39 52 26
27 26
39
26
39
26
52
36 52 39 52 39 52 26
3939 Tiện ren .
III
3939 Tiện trơn.
c. Nguyên tắc chung tháo, lắp hộp bước tiến.
- Trước khi tháo máy phải nghiên cứu thông qua thuyết minh của máy để nắm vững được được bản vẽ lắp hộp bước tiến. Từ đó vạch được kế hoạch tiến độ và lập quy trình công nghệ tháo - lắp hộp bước tiến.
- Nếu không có bản vẽ, sơ đồ động của máy thì nhất thiết phải lập được sơ đồ đó trong quá trình tháo hộp bước tiến. Đối với các cụm máy phức tạp nên thành lập sơ đồ tháo. Công việc này sẽ tránh được nhầm lẫn hoặc lúng túng khi lắp trở lại.
- Thường bắt đầu tháo từ vỏ, các tấm che chắn, bảo vệ để có chỗ mà tháo các chi tiết bên trong; tháo từ trên xuống dưới và quá trình lắp ngược với quá trình tháo( các chi tiết tháo sau thì lắp trước và ngược lại).
- Trong quá trình tháo cần xác định và phát hiện các chi tiết bị hư hỏng và lập phiếu sửa chữa trong đó có ghi cụ thể tình trạng kỹ thuật cần sửa chữa.
- Khi phải tháo hộp bước tiến để tránh nhầm lẫn ta phải đánh dấu từng cụm máy bằng một kí hiệu riêng và xếp vào một hộp riêng.
- Khi cần phải giữ nguyên vị trí tương quan của những chi tiết quan trọng ta phải vạch dấu vị trí của các chi tiết đó để khi lắp trở lại đã có dấu cũ. Có thể dùng những cách sau để đánh dấu:
Dùng trám để đóng số lên bề mặt không làm việc của chi tiết không tôi. Cách nàychỉ dùng cho chi tiết không bị biến dạng khi đóng dấu;
Quét sơn màu. Cách này có thể áp dụng cho mọi bề mặt chi tiết nhưng trước khi tháo phải rửa sơn cũ bằng xăng hoặc axetôn;
Treo biển. Dùng biển có ký hiệu và lấy sợi dây buộc vào chi tiết máy.
- Mỗi thiết bị và cụm máy phải tháo ra tương ứng với phiếu sửa chữa căn cứ vào trình tự công nghệ tháo đã dự kiến.
d. Kỹ thuật tháo, lắp hộp bước tiến + Kỹ thuật tháo hộp bước tiến
- Tháo cụm bánh răng thay thế
Dùng clê tháo đai ốc bắt giữ bánh răng thay thế. Sau đó dung tay đưa chi tiết ra ngoài.
Tháo đai ốc bắt trạc đầu ngựa(giá dỡ cbrtt).
- Tháo trục trơn, Trục vít me
Dùng tay xoay mâm cặp làm cho trục trơn, trục vít me quay. Sao cho đầu nhỏ của chốt côn hướng lên trên sau đó dùng đột, búa nguội đóng chốt ra.
Dùng thanh kẹp, kẹp trục trơn sát thành bên phải HXD và đóng đai ốc hai nửa, quay tay quay làm cho trục đi ra.
- Tháo hộp ra khỏi máy
Dùng clê đầu chìm tháo 4 bu lông đầu chìm. Sau đó khiêng hộp ra ngoài.
Tháo các bộ phận bên ngoài:
(xác định đầu nhỏ chốt).
Dùng đột búa nguội tháo chốt ở 2 tay gạt và rút tay gạt ra.
Dùng clê đầu chìm tháo mặt bích. Sau đó đưa các chi tiết ra ngoài.
- Tháo trục nối với trục vít me
Dùng clê tháo 2 đai ốc công , đưa 2 ổ bi chặn ra . Sau đó nới vít định vị bánh răng và
Dùng vam rút , rút trục ra ngoài.
- Tháo trục nối với trục trơn - Tháo trục I ( trục then hoa )
Dùng kìm panh tháo vòng găng đầu trục và dùng tông đồng đóng trục ra ngoài .
Dùng vam 3 càng tháo vòng bi ra.
Chú ý : Khi đóng trục , đặt tông đồng vào tâm của trục để đóng . - Tháo trục II ( trục có lắp bánh răng cố định )
Dùng tuốc nơ vít nới lỏng tất cả các vít định vị .
Sau đó dùng tông đông , búa nguội đóng trục ra ngoài . - Tháo trục III ( trục có lắp bánh răng di trượt ):
Dùng tuốc nơ vít nới lỏng các vít định vị .
Dùng kìm panh mở vòng găng cho lên trên trục để có thể trượt trên trục . Sau đó dùng tông đồng , búa nguội đóng trục ra
Dùng vam 3 càng tháo vòng bi và tháo rời , đánh số các chi tiết theo thứ tự . + Kỹ thuật lắp hộp bước tiến
Quy trình công nghệ lắp ngược với quy trình công nghệ tháo.
Chú ý: Những chi tiết tháo sau thì lắp trước.