Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tác động của chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Long An (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích kết quả hồi quy

Thông qua dữ liệu thu thập được từ CQT, sử dụng phương pháp hồi quy và thống kê để phân tích đã xác định tất cả 11 biến đề xuất ban đầu đều có ảnh tác động đến số thuế TNDN phải nộp của DN FDI tại tỉnh Long An như sau:

- X1: Doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu có hệ số = -0,329 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, nghĩa là doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu có quan hệ nghịch chiều với thuế TNDN. Điều này thể hiện khi doanh thu xuất khẩu càng lớn thì số thuế TNDN phải nộp càng giảm. Kết quả này cho thấy khi các DN FDI thực hiện việc bán hàng xuất khẩu hay gia công hàng hóa với giá thấp để trốn thuế, khách hàng nước ngoài chủ yếu là công ty liên kết nên giá bán được công ty mẹ, công ty liên kết quy định thấp hơn so với thị trường; còn đối với hàng bán cho thị trường trong nước thì DN FDI bán theo giá thị trường. Kết quả thanh tra thuế tại tỉnh Long An cũng cho thấy mặc dù hàng năm các DN FDI đều tiến hành báo cáo về việc xác định giá trong giao dịch liên kết thông qua các phương pháp xác định giá thị trường, tuy nhiên căn cứ xác định giá của các DN FDI là chưa hợp lý, giá bán cho công ty mẹ vẫn thấp hơn giá thị trường.

- X2: Đầu vào mua từ công ty mẹ trong tổng đầu vào có hệ số = -0,697 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, nghĩa là đầu vào mua từ công ty mẹ trong tổng đầu vào có quan hệ nghịch chiều với thuế TNDN. Khi đầu vào mua từ công ty mẹ trong tổng đầu vào của DN FDI tăng lên, số thuế TNDN phải nộp của DN FDI giảm xuống, phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Điều này cho thấy phương pháp phổ biến mà các DN FDI thực hiện nhằm tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp là nâng chi phí đầu vào từ công ty mẹ, nâng cao giá trị tài sản góp vốn, mua nguyên vật liệu, hàng tồn kho, ở đây cũng cho thấy tình trạng độc quyền cung ứng nguyên vật liệu cho các DN FDI bởi công ty mẹ, công ty liên kết. Do đó việc kiểm soát giá nguyên liệu cũng như giá xuất khẩu các sản phẩm trong mối quan hệ này sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi các sản phẩm lại được xuất khẩu sang nước trung gian thứ 3.

Kết quả thanh tra thuế tại tỉnh Long An cũng cho thấy rằng, cách thức chuyển giá phổ biến là nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, trong khi lại hạ thấp giá xuất khẩu đầu ra để có kết quả tài chính lỗ nhằm không phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam. Việc nâng giá nhập cao hơn thực tế sẽ làm kinh doanh thua lỗ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thuế TNDN mà còn ảnh hưởng đến thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

- X3: DN FDI có giao dịch liên kết có hệ số = -0,914 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Khi DN FDI có tham gia giao dịch liên kết giữa các bên, thuế TNDN của DN FDI phải nộp giảm. Điều này cho thấy nếu không có quan hệ giao dịch liên kết, đồng nghĩa với không có hoạt động chuyển giá. Thực tế, để nhận diện dấu hiệu chuyển giá của DN FDI thì thông tin kê khai về giao dịch liên kết của DN rất quan trọng. Khi DN có quan hệ giao dịch liên kết sẽ có điều kiện thực hiện được các hình thức chuyển giá như nâng chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, hạ giá bán đầu ra nhằm mục đích giảm tối thiểu lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư, do đó số thuế TNDN phải nộp giảm hoặc không nộp (bị lỗ). Tuy nhiên, việc mua bán nội bộ giữa các DN liên kết là vấn đề khó kiểm soát của CQT nhất là khi bên liên kết là các DN nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam.

- X4: Kinh nghiệm DN của DN FDI có hệ số = 0,017 và có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Thực tế cho thấy DN mới thành lập phải mất thời gian từ 1 đến 3 năm để đầu tư và sau thời gian đó mới bắt đầu kinh doanh. Bên cạnh đó, với chính sách thu hút vốn FDI của Nhà nước, các DN FDI được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong một khoảng thời gian kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Do đó, khi DN đi vào hoạt động ổn định, thời gian hoạt động càng lâu năm thì các ưu đãi về thuế TNDN sẽ giảm dần, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, lợi nhuận tăng dẫn đến thuế TNDN phải nộp tăng.

- X5: Doanh thu của DN FDI có hệ số = 0,008 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Tác động của biến này thể hiện khi doanh thu càng lớn thì quy mô của DN cùng càng lớn, do đó số thuế TNDN phái nộp thông thường cũng cao hơn. Thực tế hầu hết các DN đều mong muốn tăng doanh thu và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận do đó thuế phải nộp tăng lên.

- X6: DN vi phạm thuế bị phát hiện truy thu có hệ số = 2,465 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu. Mức độ tác động của biến này đến thuế TNDN cùa DN FDI là lớn nhất. Do kết quả truy thu và

phạt của CQT thực hiện là số thuế TNDN và phạt mà DN phải nộp thêm so với kê khai ban đầu của DN nên có tác động lớn và trực tiếp. Điều này cho thấy tình hình chấp hành các quy định pháp luật về thuế TNDN của các DN FDI còn thấp. Công tác thanh kiểm tra trong kỳ của CQT phát hiện số thuế TNDN thực tế thường cao hơn so với DN đã kê khai, và sẽ bị truy thu và phạt nên số thuế TNDN sẽ tăng lên.

Thực tế việc thanh kiểm tra DN của CQT chỉ thực hiện được khoảng 10% trên sổ lượng DN do CQT quản lý. Tuy nhiên, công tác này cũng mang tính chấn chỉnh và răn đe đối với DN. Các DN sẽ tự giác hơn, tránh được những sai sót trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế nên thuế TNDN tăng lên.

- X7: DN được ưu đãi thuế có hệ số = -0,449 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Để khuyến khích các DN đầu tư, Nhà nước có chính sách ưu đãi thuế TNDN để động viên thu nhập từ nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức thuế TNDN vào NSNN. Do đó, chính sách ưu dãi càng nhiều thi thuế TNDN phải nộp càng giảm. Đây là một mặt bất lợi có tác động trực tiếp đến thuế TNDN không chỉ trên địa bàn tình Long An mà còn tác động đến các địa phương đang thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư FDI bằng việc hưởng ưu đãi thuế TNDN.

- X8: Chi phí lãi vay từ công ty mẹ có hệ số = -0,048 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Khi DN đầu tư xây dựng nhà máy và nhu cầu vốn lưu động để sản xuất bị thiếu hụt nên việc vay vốn từ công ty mẹ là điều tất yếu. Thông qua đó có thể ghi tăng chi phí lãi vay phải trả cho công ty mẹ. Đây là phương pháp được rất nhiều DN FDI áp dụng nhằm tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp. Phương pháp này được các DN FDI thực hiện rất chặt chẽ thông qua việc đầu tư với số vốn thấp hơn nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và việc vay vốn công ty mẹ là điều hợp lý. Từ khoản vay vốn này sẽ phát sinh khoản chi phí lãi vay hợp lý nhằm mục tiêu tối thiểu hóa lợi nhuận.

- X9: Chi phí quản lý từ công ty mẹ có hệ số = -0,438 và có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Trong quá trình sản xuất

kinh doanh DN FDI chịu sự quản lý về hoạt động của công ty mẹ không chỉ thông qua việc quản lý trực tiếp mà còn quản lý gián tiếp. Với các chức vụ quản lý chuyên môn cao thì chi phí quản lý phải trả cho công ty mẹ là không nhỏ, đây là một đặc thù nghề nghiệp của các DN FDI đòi hỏi sự quản lý chất lượng cao nhất nên chi phí này là đáng kể. Tuy nhiên, thông qua đây có thể thấy được DN FDI có thể ghi tăng chi phí quản lý cho những khoản chi phí không cần sự quản lý từ công ty mẹ. Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều DN FDI áp dụng nhằm tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp.

- X10: Đầu tư TSCĐ có hệ số = 0,423 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%.

Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Trong quá trình đầu tư xây dựng DN FDI nhập rất nhiều máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền,... phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh; đây là những yêu cầu tất yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc nhập các loại máy móc là một vấn đề cần được chú ý bởi phần lớn các DN chuyển giá thường nhập máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền,... của công ty mẹ và ghi tăng giá trị so với giá trị thực, từ đó làm tăng chi phí khấu hao nhằm mục đích giảm lãi, làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Ngoài ra, một số DN FDI tuy làm ăn thua lỗ nhưng vẫn muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chứng là việc nhập máy móc thiết bị là một vấn đề cần được quan tâm, điều này cho thấy việc chuyển giá thông qua việc đầu tư TSCĐ là có thực.

- X11: Ngành nghề kinh doanh có hệ số = 0,000014 và có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Nghĩa là, DN FDI trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nộp thuế TNDN cao hơn DN FDI trong lĩnh vực công nghiệp. Thực tế, đối với những DN FDI đầu tư vào ngành công nghiệp đa số cần lượng vốn lớn, thời gian cho giai đoạn đầu tư thường kéo dài, chi phí thành lập lớn, do dó để đi vào hoạt động hoàn chỉnh thường phải từ 3-5 năm. Đồng thời, lại được hưởng chính sách ưu đãi nhiều hơn so với các DN FDI trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Ngoài ra, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 71% tổng vốn đầu tư tại Long An (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2015) nên có thể thấy dấu hiệu chuyển giá trong nhóm ngành công nghiệp là phổ

biến hơn ngành dịch vụ. Vì vậy, thuế TNDN phải nộp của DN FDI đầu tư trong ngành công nghiệp thường thấp hơn.

Tóm tt chương 4

Chương 4 tác giả đã trình bày được: thống kê mô tả các biến trong mô hình thông qua số liệu thu thập được, kiểm định các giả thuyết của phương pháp OLS.

Từ kết quả các kiểm định có liên quan cho thấy sự phù hợp để tính toán mô hình hồi quy và khẳng định tính đại diện của dữ liệu. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu cho thấy mức độ tác động và sự phù hợp của các biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là thuế TNDN.

Chương tiếp theo trình bày tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, kết luận, một số giải pháp chống chuyển giá trong các DN FDI tại tỉnh Long An, đóng góp cũng như những hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tác động của chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Long An (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)