Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và (2) nghiên cứu chính thức (dùng phương pháp định lượng).

- Nghiên cứu định tính:

Kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu định tính: Thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – kế toán là các giảng viên trường đại học, cao đẳng tại TPHCM, số người phỏng vấn là 05 người. Trên cơ sở mô hình đề xuất đã trình bày ở trên về chất lượng BCTC, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để thảo luận với các chuyên gia (Phụ lục 1).

Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CL BCTC được trình bày trong bảng 3.1

Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Xây dựng thang đo

Nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng

Phân tích dữ liệu, đề xuất kiến nghị

Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CL BCTC

Yếu tố Mức độ ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng

mạnh Ảnh hưởng rất mạnh phiếu Số Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ 1. Quy

mô doanh

nghiệp 0 0.0% 0 0.0% 1 20.0% 2 40.0% 2 40.0%

2. Đòn bẩy tài

chính 4 80.0% 1 20.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

3. Tài sản

thế chấp 0 0.0% 0 0.0% 2 40.0% 2 40.0% 1 20.0%

4. Hiệu quả sử dụng tài sản

3 60.0% 2 40.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

5. Mức độ tập trung quyền sở hữu

5 100% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

6. Cơ cấu hội đồng

quản trị 4 80.0% 1 20.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

7. Quy mô hội đồng quản trị

3 60.0% 2 40.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

8.Tình hình tài

chính 0 0.0% 0 0.0% 2 40.0% 1 20.0% 2 40.0%

9. Nhận thức của người chủ DN

0 0.0% 0 0.0% 1 20.0% 1 20.0% 3 60.0%

10. Đặc trưng văn bản kế toán Việt Nam

0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 1 20.0% 4 80.0%

11. Trình độ nhân viên kế toán

0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 5 100.0%

12. Vai trò cộng đồng kế toán

4 80.0% 1 20.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Từ kết quả bảng trên cho thấy các biến đòn bẩy tài chính, mức độ tập trung quyền sở hữu,hiệu quả sử dụng tài sản, quy mô hội đồng quản trị, cơ cấu hội đồng quản trị và vai trò cộng đồng kế toán bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu do các ý kiến cho rằng ở các DNNVV thì tình hình vay vốn còn ít, ít thế chấp tài sản, đa số

các DNNVV thì quy mô hội đồng quản trị nhỏ và khi lập BCTC thì ít cần đến các công ty kiểm toán, các biến này phù hợp hơn với DN lớn, không phù hợp với các DNNVV. Do đó các biến này loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.

Các ý kiến bổ sung hay điều chỉnh về yếu tố ảnh hưởng:

Đối với biến “Nhận thức của người chủ DN”: Đa số các ý kiến cho rằng dùng từ nhận thức thì chưa đủ, từ nhận thức phải đưa tới hành động nên đổi tên biến thành “Quyết định nhà quản trị”

Biến “Tài sản thế chấp” tương tự như quy mô doanh nghiệp, được đo lường dựa trên tổng tài sản của doanh nghiệp tính hết năm tài chính nên trong hai biến này chỉ giữ lại biến quy mô công ty.

Với biến “Đặc trưng văn bản kế toán Việt Nam”: Ý kiến cho rằng yếu tố này chưa bao quát, nên đổi lại thành “Hệ thống pháp luật” thì sẽ đầy đủ, dễ hiểu hơn

Đối với “Yếu tố tình hình tài chính”: Kết quả cho rằng yếu tố này chưa cụ thể, khó phản ánh được bản chất của yếu tố, tạo cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó hiểu nên biến này đổi lại thành “Lợi Nhuận”.

Yếu tố trình độ nhân viên kế toán: Ý kiến cho rằng dùng từ trình độ thì chưa đủ, do việc lập BCTC còn có liên quan đến đạo đức, ý thức trách nhiệm của kế toán viên. Do đó yếu tố trình độ nhân viên kế toán đổi thành yếu tố “Trách nhiệm nhân viên kế toán”.

Ngoài ra, có 5 ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm biến “Thuế” dựa theo nghiên cứu của Soderstrom and Sun (2007) và Trần Đình Khôi Nguyên (2013) cũng cho rằng công tác kế toán của các DNNVV ở Đà Nẵng chịu tác động bởi việc kê khai và tính thuế rất nhiều nên biến Thuế được lựa chọn bổ sung vào mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, có 4 ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm biến “Thời gian hoạt động” vào mô hình nghiên cứu dựa theo nghiên cứu cứu của Galani & cộng sự (2011)

Tóm lại, dựa vào mô hình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2013), nghiên cứu của Cheung et al. (2007) và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã lựa chọn ra các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các DNNVV bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, Quyết định của nhà quản trị, Trách nhiệm nhân viên kế toán, Lợi nhuận, Thuế, Hệ thống pháp luậtThời gian hoạt động.

- Nghiên cứu định lượng:

Được thiết kế với dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức. Dữ liệu được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.

Kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu định lượng: Gửi bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn và in ra cho kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)