CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Phân tích hồi quy
Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến Chất lượng BCTC của các DNNVV và kết quả phân tích EFA cho thấy các yếu tố Quyết định của nhà quản trị, Chính sách pháp luật, Trách nhiệm nhân viên kế toán, Thuế, Quy mô doanh nghiệp, Tỷ suất lợi nhuận và Thời gian hoạt động ảnh hưởng đến Chất lượng BCTC của các DNNVV.
Phương trình hồi quy:
Y = β1 NQT + β2 PL + β3TA + β4 KT + β5 SIZE + β6 ROE + β7 TIMEMH + ε Trong đó:
Biến DA: Quyết định của nhà quản trị
Biến KT: Trách nhiệm của nhân viên kế toán Biến PL: Chính sách pháp luật
Biến TA: Thuế
Biến SIZE: Quy mô doanh nghiệp Biến ROE: Tỷ suất lợi nhuận
Biến TIMEMH: Thời gian hoạt động ε : hệ số nhiễu
β: hệ số hồi quy
Y: Chất lượng BCTC của các DNNVV
Kết quả phân tích hồi quy lần 1 cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (R2 hiệu chỉnh = 0.525) nhưng giá trị Sig biến TIMEMH > 0.1 nên loại biến này khỏi mô hình. Kết quả hồi quy lần 2 cho hệ số R2 là 0.549 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted Square) là 0.524 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu 52.4%. Điều này cũng có nghĩa là có 52.4% sự biến thiên chất lượng BCTC của các DNNVV được giải thích chung bởi 6 biến độc lập trong mô hình.
Bảng 4.10: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình
Model Summaryb Mô
hình
R R bình
phương
R bình phương hiệu chỉnh
Độ lệch chuẩn Durbin- Watson
1 .741a .549 .524 1.525 1.716
a. Predictors: (Constant), LOGSIZE1, THUE, PL, LOGROE, KT, NQT b. Dependent Variable: CL
Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kiểm định này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không.
Giả thuyết H0 là: β1= β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = 0 Kiểm định F và giá trị sig.
Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, chúng ta có thể kết luận các biến đốc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này đồng nghĩa mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu các biến.
Bảng 4.11: Bảng phân tích ANOVA ANOVAa
Mô hình Tổng bình
phương Bậc tự
do Trung bình
bình phương F Sig.
1
Hồi quy 297.795 6 49.632 21.341 .000b
Phần dư 244.196 105 2.326
Tổng 541.991 111
a. Biến phụ thuộc: Q
b. Biến độc lập: LOGROE, TA, KT, thoi gian hoat dong ma hoa lai, DA
Kết quả từ bảng 4.11 cho thấy giá trị Sig = .000 (< 0.05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp và có thể sử dụng được.
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy
Mô hình Hệ số chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
t Sig. Thống kê đa cộng tuyến
B Std.
Error
Beta Hệ số
Tolerance
Hệ số VIF
1
(Constant) -10.936 4.000 -2.734 .007
NQT .227 .091 .182 2.498 .014 .809 1.236
PL .481 .086 .411 5.577 .000 .789 1.267
KT .415 .100 .291 4.153 .000 .872 1.147
THUE .193 .096 .133 2.008 .047 .972 1.029
LOGROE 1.476 .715 .138 2.063 .042 .963 1.038
LOGSIZE 2.078 .837 .165 2.483 .015 .971 1.030
a. Dependent Variable: CL
Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy hệ số Sig của 6 yếu tố độc lập đều < 5%
và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (<2) và Hệ số Tolerance đều < 10 điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các biến độc lập.
Phương trình hồi quy:
Chất lượng BCTC của các DNNVV = 0.411 Chính sách pháp luật + 0.291 Trách nhiệm nhân viên kế toán + 0.182 Quyết định nhà quản trị + 0.165 Quy mô doanh nghiệp + 0.138 Lợi nhuận + 0.133 Thuế.
Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng yếu tố độc lập đối với chất lượng BCTC của các DNNVV ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Theo đó, yếu tố nào có trọng số Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là yếu tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ thuộc. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 6 yếu tố ảnh hưởng chất lượng BCTC
của các DNNVV thì yếu tố Chính sách pháp luật ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0.411; yếu tố Trách nhiệm của nhân viên kế toán ảnh hưởng thứ hai với hệ số Beta
= 0.29 ; yếu tố Quyết định nhà quản trị ảnh hửơng mạnh thứ ba với Beta = 0.182, Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh thứ tư với Beta = 0.165, Lơi nhuận ảnh hưởng mạnh thứ sáu với hệ số Beta = 0.138 và ảnh hưởng thấp nhất là Thuế với hệ số Beta = 0,133. Tác động của các yếu tố đến chất lượng BCTC của các DNNVV được giải thích như sau:
- Chính sách pháp luật: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ thuận giữa lợi nhận và chất lượng BCTC của các DNNVV ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi chinh sách pháp luật tăng thêm 1 điểm thì chất lượng BCTC tăng thêm 0,411 điểm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2013) đã khẳng định rằng đặc trưng các văn bản kế toán Việt Nam ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV, từ đó là ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Yếu tố này lại được khẳng định một lần nữa ở nghiên cứu này và phù hợp với thực tế của Việt Nam hiện nay.
- Trách nhiệm của nhân viên kế toán: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ thuận giữa lợi nhận và chất lượng BCTC của các DNNVV ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi trách nhiệm của nhân viên kế toán tăng thêm 1 điểm thì chất lượng BCTC tăng thêm 0,29 điểm.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Đính Khôi Nguyên (2013) cho rằng các kế toán viên không cần quan tâm đến nội dung của chuẩn mực mà chỉ quan tâm đến các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành, trình độ của nhân viên kế toán cùng với sự tác động của hệ thống luật pháp đã ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực, ảnh hưởng tới chất lượng BCTC. Điều này phù hợp với thực tế của các DNNVV của Việt Nam hiện này. Bộ phận kế toán ở các DNNVV chỉ chú trọng lập BCTC cho mục đích kê khai thuế mà ít quan tâm đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán trong quá trình lập BCTC. Hơn nữa trình độ của kế toán viên cũng ảnh hưởng đến khả
năng lựa chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích của DN mình.
- Quyết định nhà quản trị: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ thuận giữa lợi nhận và chất lượng BCTC của các DNNVV ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi quyết định nhà quản trị tăng thêm 1 điểm thì chất lượng BCTC tăng thêm 0,182 điểm. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Healy & palepu (2001) và cũng phù hợp với thực tế tại các DNNVV của Việt Nam hiện này vì bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp này thường xử lý nghiệp vụ theo ý muốn và định hướng của nhà quả trị khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Quy mô doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ thuận giữa lợi nhận và chất lượng BCTC của các DNNVV ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi quy mô doanh nghiệp tăng thêm 1 điểm thì chất lượng BCTC tăng thêm 0,165 điểm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiện cứu của Cohen (2004), Cheung et al (2007) và Phạm Ngọc Toàn (2015) cũng đã khẳng định rằng công ty có quy mô lớn thì minh bạch hơn công ty nhỏ. Điều này cũng phù hợp với thực tế hiện này vì các doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhu cầu vốn lớn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Để được tài trợ nhiều vốn thì các doanh nghiệp cần phải minh bạch thông tin hơn các doanh nghiệp nhỏ.
- Lơi nhuận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ thuận giữa lợi nhận và chất lượng BCTC của các DNNVV ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi lợi nhận tăng thêm 1 điểm thì chất lượng BCTC tăng thêm 0,138 điểm. Hay nói các khác là doanh nghiệp có lợi nhận tốt sẽ sẵn sang công bố thông tin nhiều hơn những doanh nghiệp có lợi nhận thấp.
Yếu tố này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Lang anh Lundholm (1993) và tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2014).
- Thuế: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ thuận giữa lợi nhận và chất lượng BCTC của các DNNVV ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi thuế tăng thêm 1 điểm thì chất lượng BCTC tăng thêm 0,133 điểm. Kết quả này phù hợp với thực tế của DNNVV của Việt Nam
vì đối tượng sử dụng BCTC chủ yếu là các cơ quan thuế thì việc cung cấp thông tin đảm bảo chất lượng không được đặt nặng, bộ phận kế toán tại các DNNVV khi thực hiện nghiệp vụ của mình chủ yếu ưu tiên vận dụng các quy định thuế trong công tác kế toán của mình để giúp cho việc khai báo và quyết toán được thuận lợi.