Đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đánh giá thang đo

Như đã trình bày trong chương 3, thang đo về các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của DNNVV bao gồm: Quyết định của nhà quản trị; Chính sách pháp luật; Thuế; Trách nhiệm nhân viên kế toán; Quy mô doanh nghiệp; Lợi nhuận; Thời gian hoạt động. Trong đó thành phần về Quy mô doanh nghiệp đo lường trên 1 biến quan sát là SIZE; Lợi nhuận đo lường một biến quan sát, được kí hiệu là ROE;

Quyết định nhà quản trị đo lường trên năm biến quan sát, được kí hiệu từ NQT1 đến NQT5; Chính sách pháp luật đo lường trên bốn biến quan sát, ký hiệu từ PL1 đến PL4; Trách nhiệm nhân viên kế toán đo lường năm biến quan sát, được kí hiệu từ KT1 đến KT5; thuế đo lường ba biến quan sát, được kí hiệu từ TA1 đến TA3 và

Thời gian hoạt động đo lường một biến quan sát, được kí hiệu TIME, chất lượng BCTC đo lường trên 6 biến quan sát, được ký hiệu từ CL1 tới CL6.

Các thang đo Quyết định của nhà quản trị, Chính sách pháp luật, Trách nhiệm nhân viên kế toán, Thuế, Chất lượng báo cáo tài chính của các DNNVV đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.

Nguyên tắc loại biến: Khi biến đó có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3, hoặc khi biến bị loại lại làm cho hệ số Crobach Alpha tăng lên.

Nguyên tắc chấp nhận thang đo: Khi thang đo có độ tin cậy Crobach Alpha lớn hơn 0.60. Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo có Crobach Alpha lớn hơn 0.7.

Sau khi chạy Crobach Alpha, loại biến NQT5 và CL6 ra khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và khi loại 2 biến này thì hệ số Crobach Alpha chung của thang đo tăng lên.

Bảng 4.1 Kết quả phân tích Cronbach Alpha các thang đo

Biến

quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Quyết định của nhà quản trị Alpha = .773

NQT1 11.63 1.624 .621 .699

NQT2 11.61 1.790 .631 .688

NQT3 11.53 1.999 .587 .716

NQT4 11.53 2.161 .486 .762

Chính sách pháp luật Alpha = .863

PL1 11.84 2.010 .786 .793

PL2 11.89 2.097 .698 .830

PL3 11.91 2.046 .744 .811

PL4 11.74 2.248 .617 .862

Trách nhiệm nhân viên kế toán Alpha = .873

KT1 15.65 1.472 .761 .831

KT2 15.64 1.511 .800 .821

KT3 15.65 1.706 .536 .886

KT4 15.66 1.776 .604 .868

KT5 15.64 1.493 .824 .815

Thuế Alpha = 0.762

TA1 7.99 1.144 .529 .762

TA2 7.88 1.203 .657 .619

TA3 7.96 1.152 .606 .666

Chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Alpha = .848

CL1 16.29 3.197 .639 .823

CL2 16.35 3.022 .777 .784

CL3 16.30 3.330 .667 .815

CL4 16.19 3.361 .568 .841

CL5 16.34 3.307 .646 .820

Trước khi thực hiện mô hình hồi quy, cần xem xét các biến tham gia vào mô hình có phù hợp không. Các biến tham gia vào mô hình tốt nhất là các biến có phân phối chuẩn và để đánh giá điều đó cần dựa vào giá trị Skewness và Kurtosis. Những biến có giá trị Skewness càng gần với 0 và Kurtosis càng gần với 3 thì càng giống phân phối chuẩn.

Dựa vào kết quả bảng 4.2, ta thấy biến quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận có mức đối xứng không cao, lệch so với phân phối chuẩn. Để giảm bớt chênh lệch này thì biến có giá trị dương (>0) là quy mô doanh nghiệp (đo bằng tổng tài sản) và tỷ suất lợi nhuận sẽ được biến đổi bằng cách lấy logarit giá trị gốc ban đầu.

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến CL BCTC của DNNVV

Yếu tố SL Mức tối

thiểu

Mức tối đa

Mức trung bình

Độ lệch chuẩn

Skewness Kurtosis

Quy mô DN (Triệu đồng)

112 3820 45392 15846.83 7447.146 1.919 4.091

Tỷ suất lợi nhuận (ROE) %

112 1.63 21.85 6.6436 3.28602 1.717 4.498

Thời gian hoạt động (Năm)

112 4 15 8.81 2.451 .165 .312

NQT 112 12.00 20.00 15.4286 1.76918 .090 .431

THUE 112 6.00 15.00 11.9196 1.53129 -.859 3.370

PL 112 8.00 20.00 15.7946 1.88946 -.865 2.348

KT 112 14.0 25.0 19.562 1.5526 -1.560 5.310

Kết quả thống kê mô tả các biến đã lấy log được thể hiện ở bảng 4.3. Độ lệch chuẩn của các biến sau khi biến đổi đã giảm đáng kể. Việc biến đổi như vậy làm giảm các mức không đối xứng của phân phối nhưng không làm ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng 4.3 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đã được lấy log

Yếu tố SL Mức tối

thiểu

Mức tối đa

Mức trung bình

Độ lệch chuẩn

Skewness Kurtosis

Log Quy mô doanh

nghiệp 112 3.58 4.66 4.1624 .17549 .423 1.309

Log Tỷ suất lợi

nhuận 112 .21 1.34 .7752 .20622 -.283 1.059

Như vậy, thông qua công cụ phân tích hệ số Cronbach alpha có 24 biến quan sát thuộc 8 yếu tố trên đạt về hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan tổng nên được giữ lại để tiếp tục phân tích khám phá EFA. Mục đích của việc phân tích EFA là để tìm ra thang đo có độ tin cậy tốt nhất cho các yếu tố để phân tích hồi quy, việc phân tích EFA có thể sẽ tìm ra yếu tố mới cho mô hình, tuy nhiên sẽ loại bỏ các biến quan sát để tìm ra thang đo có độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu là điều chắc chắn và có thể việc loại bỏ biến ở bước phân tích này khá nhiều, đặc biệt đối với những nghiên cứu còn khá mới và được nghiên cứu trong những trường hợp nghiên cứu khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)