Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm Thành phố Việt Trì 15 km và cách thị xã Phú Thọ 12 km.
Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ; Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và TP Việt Trì.
Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 157,36 km2. Gồm có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã).
Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32 km); tuyến đường quốc lộ 2 dài 18 km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B… là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút thông tin, công nghệ, vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của huyện (UBND huyện Phù Ninh, 2017).
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phù Ninh là 15.736,97 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 12.158,74 ha chiếm 77,26% diện tích đất tự nhiên;
đất phi nông nghiệp có 3.522,45 ha chiếm 22,38% và đất chưa sử dụng là 74,23 ha, chiếm 0,47%. Phần lớn đất của huyện Phù Ninh nằm trên địa hình đồi núi thấp, chủ yếu là đất mùn trên đá sỏi, đất sét pha cát lẫn sỏi ở vùng dốc tụ và đất phù sa (Chi cục Thống kê Phù Ninh, 2017).
Tiềm năng đất đai của huyện Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp; đất có tầng dày canh tác, chất lượng đất khá tốt. Tuy nhiên, do địa hình không bằng phẳng, nằm xen lẫn với đồi núi thấp nên huyện Phù Ninh không có mặt bằng rộng để xây dựng các khu công nghiệp lớn, tập trung như huyện Lâm Thao…
42
Bảng 3.1. Tình hình đất và sử dụng đất của huyện Phù Ninh qua ba năm (2015-2017)
TT Chỉ tiêu
Tổng diện tích
1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm
* Trong đó: đất ruộng lúa Đất trồng cây lâu năm
1.2 Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.4 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
2.2 Đất phi nông nghiệp khác
3 Đất chưa sử dụng
Với trên 99,5% diện tích đất đã được quy hoạch sử dụng bao gồm cả đất trồng rừng, đất chuyên dùng, đất quốc phòng an ninh,... đánh giá chung huyện Phù Ninh có diện tích tự nhiên nhỏ, chỉ chiếm xấp xỉ 4,5% diện tích của tỉnh Pú Thọ, địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, do vậy trong các năm trước 2010 chỉ tập trung quy hoạch sử dụng đất trong nông-lâm nghiệp. Sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2010-2015 mới đẩy mạnh quy hoạch và xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp có diện tích từ 30-100ha.
Đất ở của huyện được xác định theo các tuyến đường lớn như: Quốc lộ 2, tỉnh lộ 323 B, C, D, E, H, G, huyện lộ P1,2,3,... do đó có diện tích không nhiều tương ứng với dân số thấp.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Phù Ninh là huyện có sông Lô chảy qua, trữ lượng nước rất lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Con sông này chảy qua 8 xã của huyện, có tổng chiều dài là 32km, đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài ra, nguồn nước hồ đầm của huyện Phù Ninh chiếm diện tích khá lớn, bao gồm các đầm tự nhiên, hồ đầm nhân tạo. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm, dễ dàng khai thác. Nguồn nước mưa với tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.717 mm, cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; bổ sung lượng nước cho các sông, ngòi, hồ, đầm, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện (UBND huyện Phù Ninh, 2017).
c. Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng của huyện Phù Ninh đang dần dần được phục hồi và tăng trưởng khá với tổng diện tích toàn huyện là 3.255,34 ha, trong đó quỹ đất rừng sản xuất là 3.154,4 ha, rừng phòng hộ là 76,9 ha, rừng đặc dụng là 24,04 ha. Hầu hết rừng của huyện Phù Ninh là rừng bạch đàn, keo, tràm... làm nguyên liệu giấy, cung cấp cho Công ty giấy Bãi Bằng (UBND huyện Phù Ninh, 2017).
Hiện nay rừng và đất rừng của huyện Phù Ninh góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông, lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và làm cho sản phẩm xã hội ngày càng thêm phong phú.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Huyện Phù Ninh tuy chưa có khảo sát quy mô dưới lòng đất, nhưng trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, trữ lượng khá đáp ứng được nhu cầu xây dựng và
công nghiệp của địa phương. Ngoài ra, còn có nguồn cát sỏi dồi dào trên tuyến sông Lô ở các xã Trị Quận, Phú Mỹ, Hạ Giáp, Tiên Du. Sản lượng khai thác hàng năm của nguồn cát sỏi này khoảng 24.000 m3, giải quyết hàng trăm lao động có công ăn việc làm, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng trong huyện (UBND huyện Phù Ninh, 2017).
e. Tài nguyên nhân văn:
Phù Ninh là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội đến Nhà Bà xã Tiên Du, đền mẫu Âu Cơ thị trấn Phong Châu, chùa Hoàng Long xã An Đạo, Lễ hội chọi trâu Phù Ninh. Huyện Phù Ninh (trước đây là huyện Phong Châu) gắn với khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng và các lễ hội văn hóa dân tộc về cội nguồn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 47 di tích, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia như Chùa Hoàng Long xã An Đạo, Chùa Viên Sơn, Đình Chanh, Đình Nhượng Bộ xã Vĩnh Phú, di chỉ khảo cổ Xóm Dền xã Gia Thanh (UBND huyện Phù Ninh, 2017).