Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 54)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Từ bảng 3.2 dưới đây ta có thể thấy, 03 năm qua, huyện Phù Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực về mặt kinh tế.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Phù Ninh

TT Chỉ tiêu

1 Tốc độ tăng trưởng

kinh tế

2 Tổng thu ngân sách

3 Thu nhập bình quân

đầu người

4 Tỷ lệ Hộ nghèo

Nguồn: UBND huyện Phù Ninh (2017) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tương đối ổn định và có xu hướng tăng đều qua các năm (so sánh với tỉnh Phú Thọ năm 2017 là 7,75%); thu ngân sách trên địa bàn đảm bảo kế hoạch đề ra tuy nhiên vẫn còn thấp, mới đạt trên 130 tỷ

33

của huyện tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh (tỉnh Phú Thọ năm 2017 là 35,1 triệu đồng/người). Tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, kết quả chính do sự thay đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế đã giúp cải thiện tình trạng nghèo, đói của huyện, làm thay đổi cơ bản bộ mặt đời sống, kinh tế-xã hội của nhân dân.

Bảng 3.3 thể hiện giá trị tăng thêm các ngành và cơ cấu đóng góp vào kinh tế chung của huyện. Ta có thể thấy Công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới 55% cơ cấu kinh tế của huyện và giá trị tăng bình quân gần 10% một năm, đang là động lực chính cho sự phát triển của địa phương. Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cùng với thương mại, dịch vụ tỷ trọng còn thấp chiếm dưới 25% cơ cấu kinh tế, mặc dù tăng trưởng đều qua các năm, bình quân từ 7% đến 11%/năm nhưng tổng giỏ trị chỉ bằng ẵ cụng nghiệp, xõy dựng dự tỷ trọng tương đương, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.3. Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế huyện Phù Ninh

TT Chỉ tiêu

I Giá trị tăng thêm

theo giá thực tế

1 Nông - lâm - ngư Tr.đ

nghiệp

2 Công nghiệp - xây

dựng

3 Dịch vụ

II Cơ cấu kinh tế

1 Nông - lâm - ngư

nghiệp

2 Công nghiệp –

xây dựng

3 Dịch vụ

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh (2017) Do tác động chủ quan, khách quan khiến sản xuất nông nghiệp không theo

34

3.1.2.2 Về văn hoá - xã hội

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 nhà trẻ, trường mầm non, 42 trường học cấp phổ thông với trên 17.000 học sinh. Năm 2017 có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và 6 trường công nhận lại sau 5 năm. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99,04%; tỷ lệ thi đỗ vào THPT đạt 74,3%; tỷ lệ tốt nghiệp bậc THPT đạt 100%.

Trên địa bàn huyện có 01 đài tryền thanh huyện, 19/19 xã, thị trấn có hệ thống loa phát thanh. Bên cạnh đó có 19 đơn vị trạm y tế xã, thị trấn, 01 trung tâm y tế, 3 đơn vị y tế công lập trên địa bàn và 15 cơ sở y tế ngoài công lập trực thuộc huyện quản lý.

Bảng 3.4. Tình hình dân số của huyện Phù Ninh

TT Chỉ tiêu

A Tổng dân số I Theo giới tính

1 Nam 2 Nữ AI Theo khu vực

1 Thành thị 2 Nông thôn

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh (2017) Bảng 3.4 trên thể hiện quy mô dân số huyện Phù Ninh giai đoạn 2015-2017, quy mô dân số của huyện là trên 100.000 dân, dân số phân theo giới tính khá cân bằng, chênh lệch 0,26%. Phân theo khu vực, trên 84% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này không thay đổi đáng kể quả các năm, mức tăng bình quân của các chỉ tiêu khoảng 2% đến 3% mỗi năm chủ yếu do dịch chuyển dân cư do việc làm. Thời gian gần đây, do sự mở rộng của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, lực lượng lao động nông thôn đã di chuyển khỏi địa phương để làm việc tại các khu công nghiệp. Dân cư ở khu vực nông thôn sẽ là đối tượng chủ yếu được nghiên cứu tại Luận văn này.

Bảng 3.5 thể hiện tình hình lao động của huyện Phù Ninh. Ta có thể thấy với trên 50% dân số là lao động đã có việc làm, phần lớn số lao động này tham

gia trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp không có bằng cấp hoặc qua đào tạo bài bản, ngoài ra lực lượng lao động trong các ngành chế biến, xây dựng cũng có trình độ không cao, tham gia lao động thủ công; lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu làm hành chính tại các doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước trên địa bàn. Năm 2017 đã giải quyết việc làm cho 1.713 lao động, trong đó có 1.325 lao động có việc làm mới và 269 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Bảng 3.5. Tình hình lao động của huyện Phù Ninh

TT Chỉ tiêu

1 Tổng số lao động

2 LĐ đã qua đào tạo,

có chứng chỉ, GCN

3 Tỷ lệ LĐ đã qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w