Tổ chức hoạt động của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 117 - 124)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2. Tổ chức hoạt động của Hội Nông dân

Theo sơ đồ 4.2, Hội Nông dân huyện Phù Ninh thuộc khối cơ quan đoàn thể của huyện, theo ngành dọc, Hội chịu chỉ đạo trực tiếp của Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ thực hiện các nhiệm vụ do Hội cấp trên chỉ đạo. Đồng thời, Hội Nông dân huyện chịu sự quản lý của Huyện uỷ Phù Ninh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hội triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở Hội thực hiện các nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) toàn huyện đề ra. Dưới cơ sở Hội là các chi, tổ nông dân.

BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH PHÚ THỌ

BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG

DÂN HUYỆN PHÙ NINH HUYỆN ỦY

BCH HỘI NÔNG DÂN XÃ, THỊ TRẤN

Chi hội nông dân

Tổ nông dân

Hội viên

Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức Hội Nông dân huyện Phù Ninh

Nguồn: Hội Nông dân huyện Phù Ninh (2017)

Bảng 4.23 thể hiện tổ chức cơ sở Hội Nông dân huyện Phù Ninh giai đoạn 2015-2017.

Bảng 4.23. Tình hình tổ chức cơ sở Hội nông dân huyện Phù Ninh

STT Chỉ tiêu

1 Số cơ sở hội 2 Số chi hội

3 Tổng số hội viên 4 Tỷ lệ tập hợp (%) 5 Hội viên mới

Trong 03 năm qua, số cơ sở hội và số chi hội nông dân không có sự thay đổi. Tổng số hội viên hàng năm đều tăng, tuy nhiên biến động không nhiều, mức tăng khoảng 0,7% - 0,8%/năm; Hội viên mới được kết nạp vào hệ thống tổ chức hội hàng năm khoảng trên 200 hội viên do tuy nhiên tỷ lệ tập hợp đã đạt trên 90%, đây mà mức cao so với bình quân của tỉnh và bao trùm hầu khắp các đối tượng cần tập hợp của tổ chức hội. Với trên 15.800 hội viên, hệ thống tổ chức cơ sở hội nông dân từ huyện đến xã trong những năm qua không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; đồng thời phát huy sức mạnh tập thể, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững.

Qua kết quả điều tra ở bảng 4.24, từ đánh giá của lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã có 93,33% Hội Nông dân xã thường xuyên tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền xã triển khai các nội dung hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế thành một nội dung độc lập, có kế hoạch, có tổ chức thực hiện; 6,67% số ý kiến còn lại đánh giá Hội cấp xã có thực hiện, tuy nhiên chỉ được báo cáo thông qua các nội dung lồng ghép trong chương trình công tác năm; không có đơn vị nào đánh giá công tác tham mưu của HND xã kém. 100% số ý kiến trả lời Hội Nông dân xã đã làm tốt công tác phối hợp hai chiều với cấp ủy, chính quyền, các ban,

86

Bảng 4.24. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về hoạt động của tổ chức hội

STT Chỉ tiêu

1 Công tác tham mưu - Thường xuyên tham mưu

- Lồng ghép vào nội dung công tác định kỳ -Chưa làm tốt

2 Công tác phối hợp -Tốt

-Chưa tốt 3 Sự lãnh, chỉ đạo

-Có Thường xuyên đôn đốc, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ; tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí tối đa.

-Đôi khi xao nhãng, chưa có hướng chỉ đạo rõ ràng. Phụ thuộc vào Hội cấp trên.

4 1 0 5 0

4 80 5 100 4 80 13 86,67

1 20 0 0 1 20 213,33

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Các đối tượng là cán bộ các xã, thị trấn được phỏng vấn đều đánh giá thời gian qua, hoạt động của Hội Nông dân các khu dân cư và cấp xã hoạt động rất tích cực, thường xuyên phối hợp với các ban, ngành tại địa phương theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, do đó, các hoạt động tham gia của Hội cơ sở đều bám sát, đảm bảo được mục tiêu chung của cả địa phương, các hộ phát triển kinh tế một cách bền vững.

Ngoài ra, 86,67% số ý kiến trả lời cho biết cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác hội, đến các phong trào thì đua sản xuất kinh doanh giỏi, các chương trình hỗ trợ tham gia phát triển kinh tế hộ, thường xuyên đôn đốc, lãnh chỉ đạo HND nói riêng, các tổ chức CT-XH nói chung thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện tối đa để các đoàn thể có văn phòng làm việc riêng, được

trang bị máy tính có kết nối Internet và đặc biệt là quan tâm kinh phí cho hoạt động của Hội; 13,33% số ý kiến còn lại thừa nhận công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc còn xao nhãng, có lúc còn máy móc trong thực hiện các nhiệm vụ của Hội cấp huyện triển khai, do đó hiệu quả hoạt động của Hội cấp xã không cao. Một số

ý kiến khi trả lời cũng phản ánh có đôi khi hoạt động của các đoàn thể ở xã bị coi nhẹ, phụ thuộc nhiều vào nội dung công tác của địa phương, nhiều nội dung đoàn, hội cấp trên triển khai chưa nhận được định hướng đúng đắn của lãnh đạo xã để tiến hành tham gia được hiệu quả hơn.

Xét về từng địa phương, kết quả điều tra thể hiện hoạt động của Hội Nông dân xã cơ bản đã được cấp ủy, chính quyền, các cơ quan phối hợp đánh giá cao.

Tuy nhiên về tổng thể, Hội xã Gia Thanh hoạt động có lúc còn chưa tập trung trong tham mưu, triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó, do ngân sách khó khăn (sẽ đánh giá thêm ở mục sau) nên hoạt động còn cầm chứng, chính chủ động không cao bằng Phú Lộc, Tiên Du.

Bên cạnh đánh giá của lãnh đạo địa phương, các hộ cũng có những đánh giá khách quan trên cơ sở được trực tiếp làm việc về các nội dung tham gia của HND các xã, thị trấn. Bảng 4.25 dưới đây thể hiện kết quả đánh giá chất lượng hoạt động của HND cấp xã.

Chất lượng hoạt động của Hội Nông dân xã được đánh giá trên các tiêu chí:

+ Phong cách làm việc với người dân.

+ Trách nhiệm trong tiếp nhận, xử lý các yêu cầu của hội viên, nông dân.

+ Tần suất làm việc tại trụ sở.

+ Trình độ, nhận thức, khả năng truyền đạt, giải quyết các vấn đề.

Theo đó, 78,33% hộ được hỏi đánh giá chất lượng hoạt động của HND xã là tốt, trong đó HND xã Tiên Du được đánh giá cao nhất với 80% ý kiến trả lời tốt, HND xã Gia Thanh được đánh giá thấp nhất với 63,75% số ý kiến. Như vậy, có tới trên 36% số ý kiến đánh giá HND xã Gia Thanh làm chưa tốt, tỷ lệ này đối với HND xã Tiên Du là 20%. Kết quả này phần nào thể hiện chất lượng hoạt động của HND cấp cơ sở huyện Phù Ninh.

Xét về độ tuổi, 74,58% số hộ được hỏi đánh giá là phù hợp, giúp việc tiếp xúc, trao đổi dễ dàng. Đặc biệt có tính năng động vừa phải, tạo được sự tin tưởng

đối với hội viên, nông dân. Như đã trình bày, độ tuổi chỉ là một yếu tố ảnh hưởng, không mang tính quyết định, do đó như bảng 4.21 thể hiện, độ tuổi của cán bộ HND xã Tiên Du mặc dù không được hộ đánh giá phù hợp nhất tuy nhiên thực tế hoạt động của đơn vị Tiên Du rất tốt.

Bảng 4.25. Đánh giá của người dân về hoạt động của tổ chức hội

STT Chỉ tiêu

1 Chất lượng hoạt động của Hội Nông dân xã - Tốt

- Chưa tốt 2 Độ tuổi của cán

bộ HND xã - Cao - Phù hợp - Thấp

3 Thái độ làm việc -

trách nhiệm -

khi hình thức 4 Điều kiện cơ sở

vật chất - Tốt

- Chưa đảm bảo

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Về thái độ làm việc của cán bộ hội, 70,42% số ý kiến trả lời cán bộ hội nhiệt tình trong tiếp xúc, trách nhiệm trong tiếp nhận các công việc. Gần 30% số ý kiến còn lại đánh giá cán bộ xã còn thể hiện quan liêu, tiếp nhận và xử lý công việc quá thời gian quy định, còn nhiều lỗi khi trả kết quả,... Xã Gia Thanh được đánh giá thấp

89

cao nhất với 80% số ý kiến tích cực, chỉ có 20% số ý kiến tiêu cực.

Về cơ sở vật chất làm việc ở xã phía bắc là Gia Thanh, Phú Lộc mới đtạ mức tối thiểu, chưa đảm bảo yêu cầu công tác, HND xã Tiên Du cơ bản được trang bị cơ sở vật chất làm việc tốt như có phòng làm việc, được trang bị máy tính, máy in và có kết nối Internet để khai thác thông tin, điện thoại liên hệ thuận lợi cho các hoạt động của Hội, hội viên, nông dân đến làm việc đảm bảo yếu tố lịch sự, tế nhị. Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tổ chức Hội nông dân cấp cơ sở.

Hộp 4.4. Ý kiến của hội viên về trình độ, năng lực của cán bộ Hội Nông dân

“…cán bộ khóa trước của Hội Nông dân xã Gia Thanh đã làm việc lâu năm nên làm rất tốt, từ thái độ tiếp dân đến thời gian giải quyết công việc. Sau Đại hội Đảng, ông này được chuyển công tác sang vị trí khác và cán bộ mới thay thế mới có tuổi đời trẻ hơn do đó ít kinh nghiệm và tác phong cũng không còn gần gũi, có tư tưởng hội nông dân là bước đệm cho vị trí cao hơn trong cơ quan chính quyền, nên mặc dù học thức cao nhưng không nhiệt tình với công tác Hội Nông dân, không nhiệt tình với hội viên”.

Nguồn: Phỏng vấn anh Hán Xuân Hà - đại diện nhóm hội viên nông dân chi hội 2, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, lúc 15h17’ ngày 28/10/2017 tại UBND xã Gia Thanh Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, ngoài những yêu cầu về trình độ, năng lực là những yếu tố bắt buộc cán bộ làm công tác hội nông dân, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay cần phải có tinh thần trách nhiệm, xác định tư tưởng, chuyên tâm thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao cho, tránh tình trạng mưu lợi cá nhân trong đảm nhận và thực hiện nhiệm vụ. Ý thức việc tham gia trong phát triển kinh tế hộ là tham gia xây dựng, phát triển tổ chức hội địa phương, góp phần xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt đời sống văn hóa xã hội và được nhân dân, hội viên tin tưởng, ghi nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w