Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) về sự tham
Để tổng hợp các nội dung đã trình bày trên cơ sở cô đọng, tập trung, tác
giả sử dụng bảng SWOT để xác định O – cơ hội, T – thách thức, S – điểm mạnh và W – điểm yếu đánh giá sự tham gia của các cấp tổ chức Hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình và đưa ra các phương án SO – Kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội, ST – Dùng điểm mạnh để phòng tránh các nguy cơ, WO – Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội, WT – xác định điểm yếu để phòng tránh các nguy cơ một cách cụ thể, kỹ càng. Bảng 4.28 dưới đây thể hiện các đánh giá SWOT.
Điểm mạnh (S )
- Các phong trào tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình được nhân rộng.
- Đội ngũ cán bộ Hội có nhiều kinh nghiệm.
- Hội tạo được uy tín trong nhân dân. Số lượng hội viên tập hợp ngày càng cao.
- Chương trình QG xây dựng Nông thôn mới đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đời sống, kinh tế nhân dân ngày càng cao.
- Sự phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành, đoàn thể, trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm.
Điểm yếu (W)
- Trình độ, năng lực cán bộ cơ sở không đồng đều.
- Công tác nắm bắt tư tưởng, nhu cầu phát triển kinh tế của hộ hạn chế.
- Chương trình, nội dung hoạt động theo chỉ thị từ trên xuống, chưa sáng tạo.
- Kinh phí hoạt động còn thấp; cơ sở vật chất còn hạn chế.
- Nguồn vốn hỗ trợ vẫn phụ thuộc vào nguồn ủy thác của NHCS.
- Hoạt động giới thiệu việc làm chưa đáp ứng nhu cầu của hội viên.
Cơ hội (O)
- Sự đầu tư quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền.
- Sự phát triển của KHKT
- Hội viên gương mẫu xây dựng các mô hình kinh tế giỏi.
- Nhân rộng các phong trào, hoạt động phát triển kinh tế hộ có kết quả cao làm cơ sở để nâng cao vai trò hoạt động Hội trong dân.
- Đời sống hội viên, nông dân được nâng cao; giúp hội viên giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Thách thức (T)
- Các ngành nghề nông nghiệp ngày càng giảm, nhu cầu của hội viên muốn sản xuất kinh doanh ngành nghề khác ngày càng tăng.
- Đội ngũ cán bộ Hội đương nhiệm sắp hết thời gian công tác, đội ngũ kế cận còn chưa được quy hoạch sử dụng hợp lý đặc biệt là các cán bộ cơ sở Hội
- Phát động các phong trào phải phù hợp với mỗi giai đoạn yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Lực lượng lao động đổ xô vào làm việc tại các khu công nghiệp.
Bảng 4.28. Bảng SWOT sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Chiến lược SO Chiến lược ST
- Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ sở hội, chú trọng công tác phát triển hội viên về mặt chất lượng.
- Chủ động, sáng tạo trong xây dựng và tham gia vào cáo đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế của địa phương nhằm hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong hội viên, chú trọng các chương trình giúp hội viên phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
- Tích cực tham mưu, đề xuất với cấp trên quản lý ngành ngang và ngành dọc tổ chức đa dạng các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Chiến lược WO Chiến lược WT
- Tăng cường phối hợp với NHCSXH, đề nghị tăng nguồn vốn cho địa phương. Làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát vốn vay.
-Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế cận đáp ứng yêu cầu công tác hội và tăng cường sự tham gia phát triển kinh tế hộ.
- Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật mới cho hội viên, nông dân.
- Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của hội trong tham gia phát triển kinh tế hộ.
-Biểu dương, khen thưởng kịp thời.
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
4.3.1. Định hướng phát triển và căn cứ xác định giải pháp
Trong thời gian tới, các cấp tổ chức hội tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đảm bảo sự tham gia hiệu quả, thực chất trong phát triển kinh tế hộ gia đình hội viên. Thực hiện các giải pháp để đổi mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với tăng cường các hoạt động để đáp ứng nhu cầu, lợi ích thiết thực của hội viên nông dân trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ.
Nghiêm túc trong thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đối với các cấp tổ chức hội và hội viên, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của huyện.
Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- 100% cán bộ và 95 % hội viên nông dân được tuyên truyền, học tập các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và gia đình nông dân văn hóa.
- Có 85% hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 70-80% hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
- Mỗi đơn vị giảm từ 2-3 hộ nghèo trở lên do Hội quản lý, không có hộ tái nghèo.
- Phối hợp mở từ 10 đến 15 lớp đào tạo dạy nghề mỗi năm, ngoài ra thường xuyên tập huấn kỹ thuật cho hội viên, nông dân.
-Mỗi đơn vị xây dựng 1 đến 2 mô hình kinh tế tập thể, thành lập 3 đến 5 tổ hợp tác.
- 100% cơ sở có quỹ Hội, với số vốn dư hàng năm 50.000đ/1 hội viên.
- Xây dựng quỹ Hỗ trợ nông dân huyện đạt 50 triệu đồng/ năm trở lên.
- Vận động hội viên, nông dân các xã tích cực tham gia các hoạt động góp phần thực hiện thành công 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012- 2015 và những năm tiếp theo.
- 100% gia đình hội viên nông dân đăng ký đạt gia đình nông dân văn hóa, trong đó có 90 % trở lên đạt tiêu chuẩn.