Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý và quy trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 64 - 73)

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu giai đoạn 2015-2017

4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý và quy trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN

PHÒNG TÀI CÁC CƠ QUAN

CHÍNH - KH CHUYÊN MÔN

CÁC ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu

Ghi chú sơ đồ

: Hướng chỉ đạo của đơn vị cấp trên đối với cấp dưới : Hướng báo cáo công việc cấp dưới đối với cấp trên : Thể hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị

Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu được tổ chức quản lý theo hình thức chuyên trách, các đơn vị trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, các đơn vị Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các Ban quản lý kiêm nhiệm, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn) và các cơ quan

chuyên môn khác của huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra, Hội đồng giải phóng mặt bằng..)

Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu được tổ chức quản lý theo hình thức chuyên trách, các đơn vị trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, các đơn vị Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các Ban quản lý kiêm nhiệm, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn) và các cơ quan chuyên môn khác của huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra, Hội đồng giải phóng mặt bằng..).

- Hội đồng nhân dân (HĐND): là cơ quan phê duyệt dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện bao gồm cả danh mục dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư XDCB, phê duyệt quyết toán ngân sách cấp huyện do Ủy ban nhân dân huyện trình. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân còn làm nhiệm vụ giám sát quá trình thực hiện dự toán ngân sách nói chung và giám sát quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý nói riêng.

- Ủy ban nhân dân huyện (UBND): Đóng vai trò là người quyết định đầu tư đối với các dự án, công trình đầu tư từ ngân sách huyện và là chủ đầu tư đối với các dự án, công trình đầu tư từ ngân sách cấp trên giao (ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh..). UBND huyện có nhiệm vụ tổng hợp và phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các xã, thị trấn. Giao chi tiết kế hoạch vốn và kế hoạch đầu tư cho từng đơn vị chủ đầu tư sau khi được HĐND huyện phê chuẩn. Thực hiện phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đối với các dự án do mình quyết định đầu tư.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch (TCKH): Là đầu mối thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư, theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư, tổng hợp dự toán ngân sách, kế hoạch vốn đầu tư XDCB, thẩm tra phương án phân bổ kế hoạch vốn và dự toán ngân sách hàng năm, thẩm định, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các công tác về lựa chọn nhà thầu (Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu..), thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và thẩm tra quyết toán ngân

sách huyện hàng năm, trình UBND huyện. Đồng thời tham gia phối hợp với chủ đầu tư, các đơn vị liên quan thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư.

- Các cơ quan chuyên môn (Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra, Hội đồng giải phóng mặt bằng..): Đóng vai trò thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành (giao thông, dân dụng, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật..), thực hiện công tác thẩm định dự án, thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình; kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện đầu tư cũng như chất lượng công trình, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nghiệm thu nhà nước các công trình hoàn thành trước khi bàn giao, đưa vào sử dụng.

- Kho bạc nhà nước: Đóng vai trò kiểm soát chi từ nguồn ngân sách theo các quy định của nhà nước.

- Các đơn vị Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, các Ban quản lý công trình kiêm nhiệm, UBND các xã, thị trấn): Theo quy định tại Điều 62 – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội, huyện Mai Châu đã thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu tại Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2016. Bên cạnh đó, do đặc thù một số công trình thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia, một số công trình đầu tư từ các nguồn vốn như: cấp bù thủy lợi phí, kinh phí chống hạn.. có quy định riêng và một số công trình thuộc dạng đặc thù của địa phương miền núi (sạt lở, khắc phục lũ bão…) nên huyện vẫn tồn tại một số Ban quản lý kiêm nhiệm thực hiện vai trò chủ đầu tư các công trình đặc thù. Các chủ đầu tư đóng vai trò thực hiện triển khai, quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình từ bước chuẩn bị đầu tư tới khi kết thúc dự án: thực hiện khảo sát, lập dự án, khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình; tổ chức lựa chọn nhà thầu, triển khai thi công xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư, quản lý hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

4.1.1.2. Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Quy trình thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2. Quy trình thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu

Đơn vị thực hiện Trình tự thực hiện Tài liệu liên quan Các cơ quan chuyên

Lập nhu cầu đầu tư về Quy trình lập kế hoạch

môn, UBND các xã,

phát triển KTXH; Luật

thị trấn xây dựng

Đầu tư công

Phòng Tài chính – Kế Tổng hợp, cân đối ngân Danh mục đề xuất, kết quả

sách, kế hoạch đầu tư, thảo luận ngân sách với

hoạch

trình duyệt

cấp trên

Hội đồng nhân dân và Danh mục được phê duyệt,

Ủy ban nhân dân

Phê duyệt kế hoạch vốn và khả năng

huyện cân đối vốn

Phòng Tài chính – Kế Xác định đơn vị giao

Quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm đầu tư, tính chất

hoạch nhiệm vụ làm CĐT

phức tạp của dự án

Ủy ban nhân dân Phê duyệt Thông báo giao nhiệm vụ

huyện Chủ đầu tư

Lập dự án, Báo cáo KT

Luật Xây dựng; các Nghị

Chủ đầu tư KT định, Thông tư hướng dẫn,

định mức, tiêu chuẩn..

Sở chuyên ngành, cơ

Thẩm định, trình duyệt Luật Xây dựng; các Nghị

quan chuyên môn của định, Thông tư hướng dẫn,

huyện định mức, tiêu chuẩn..

Ủy ban nhân dân Phê duyệt Quyết định phê duyệt dự

huyện án/ Báo cáo KTKT

Phòng Tài chính – Kế

Thẩm định, trình duyệt

Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP; Thông tư hoạch

10/2015/TT-BKHĐT..

Ủy ban nhân dân

Phê duyệt

Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP; Thông tư huyện

10/2015/TT-BKHĐT..

51

Đấu thầu Luật Đấu thầu, Nghị định

Chủ đầu tư 63/2014/NĐ-CP; các

Thông tư liên quan..

Phòng Tài chính – Kế Thẩm định kết quả đấu Luật Đấu thầu, Nghị định

63/2014/NĐ-CP; các

hoạch

thầu, trình duyệt Thông tư liên quan..

Ủy ban nhân dân Phê duyệt Luật Đấu thầu, Nghị định

63/2014/NĐ-CP; các

huyện

Thông tư liên quan..

Chủ đầu tư Ký HĐ, giao mặt bằng, Luật Xây dựng; Nghị định

khởi công

37/2015/NĐ-CP…

Chủ đầu tư, KBNN Nghiệm thu, thanh toán Luật Xây dựng; Nghị định 59/2015/NĐ-CP…

Sở chuyên ngành,

Nghiệm thu nhà nước Luật Xây dựng; Nghị định phòng ban chuyên

59/2015/NĐ-CP…

môn của huyện

Chủ đầu tư Nghiệm thu, bàn giao Luật Xây dựng; Nghị định

đưa vào sử dụng

59/2015/NĐ-CP…

Chủ đầu tư Lập Hồ sơ quyết toán, Luật Xây dựng; Thông tư

trình thẩm tra 09/2016/TT-BTC..

Phòng Tài chính – Kế Thẩm tra quyết toán, Luật Xây dựng; Thông tư hoạch

trình duyệt

09/2016/TT-BTC..

Ủy ban nhân dân Phê duyệt Luật Xây dựng; Thông tư

huyện 09/2016/TT-BTC..

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Châu, (2017) - Lập nhu cầu đầu tư, tổng hợp, cân đối ngân sách, lập kế hoạch đầu tư: Hàng năm, căn cứ quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Luật Đầu tư công, Kế hoạch trung hạn.. các phòng ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch trung

52

hạn của huyện, tham vấn cộng đồng.. sẽ lập đề xuất nhu cầu đầu tư gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp. Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, kế hoạch trung hạn của huyện.. để sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch đầu tư, trình Ủy ban nhân dân huyện. Ủy ban nhân dân huyện xem xét, trình Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt.

- Xác định đơn vị, giao nhiệm vụ Chủ đầu tư và phê duyệt: Phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ kế hoạch đầu tư phê duyệt, quy định về phân cấp quản lý đầu tư, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm xây dựng, tính chất, độ phức tạp của dự án để xác định giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện hoặc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư. Xét đề nghị của Phòng Tài chính – Kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, ra thông báo giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

- Lập dự án/Báo cáo KTKT, trình thẩm định, phê duyệt: Các đơn vị Chủ đầu tư trên cơ sở thông báo giao nhiệm vụ Chủ đầu tư thực hiện lựa chọn các đơn vị tư vấn, thực hiện khảo sát, lập dự án/Báo cáo KTKT theo quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, định mức, tiêu chuẩn.. lập thành Hồ sơ dự án/Hồ sơ Báo cáo KTKT trình các sở chuyên ngành hoặc phòng ban chuyên môn của huyện thẩm định theo phân cấp. Các Sở chuyên ngành, phòng ban chuyên môn của huyện thẩm định dự án/báo cáo KTKT theo quy định, xem xét tính khả thi, hợp lý, hiệu quả kinh tế xã hội, sự phù hợp về thiết kế, kết cấu, dự toán tính đúng, tính đủ theo các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá hiện hành, lập báo cáo thẩm định. Các đơn vị Chủ đầu tư trên cơ sở báo cáo thẩm định dự án/báo cáo KTKT được thẩm định, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

- Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (kế hoạch đấu thầu): Chủ đầu tư căn cứ Hồ sơ dự án/báo cáo KTKT được phê duyệt, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Thông tư số 10/2015/

TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các quy định liên quan trình Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định. Phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ các quy định hiện hành, thẩm định và trình UBND huyện ra Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Đấu thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Sau khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, Chủ đầu tư tiến hành thực hiện công tác đấu thầu. Tùy thuộc vào phạm vi công việc, hình thức lựa chọn nhà thầu, năng lực của Chủ đầu tư mà Chủ đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện công tác đấu thầu từ bước lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu đến đánh giá Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất làm cơ sở trình Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, tiếp trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Các bên liên quan tới công tác đấu thầu cần nắm rõ quy trình, thủ tục theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các Thông tư hướng dẫn chi tiết từng công đoạn của đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

- Ký kết hợp đồng, giao mặt bằng, khởi công: Sau khi có Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư tiến hành ký kết Hợp đồng với đơn vị trúng thầu, thực hiện các thủ tục về Hợp đồng: Bảo đảm thực hiện Hợp đồng, bố trí nhân sự, máy móc theo Hồ sơ dự thầu (Theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng). Sau đó, tiến hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, bắt đầu khởi công công trình (Chủ đầu tư phải bảo đảm khi bàn giao mặt bằng cho nhà thầu phải có mặt bằng sạch).

- Nghiệm thu, thanh toán: Trong quá trình thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát do Chủ đầu tư lựa chọn thường xuyên có mặt tại công trình để giám sát việc thực hiện của nhà thầu, nghiệm thu công việc và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Khi có đề nghị thanh toán của nhà thầu, Chủ đầu tư phải kiểm tra, đối chiếu với khối lượng đã nghiệm thu và căn cứ vào nguồn vốn, điều khoản hợp đồng thực hiện các thủ tục thanh toán và gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho nhà thầu theo quy định bởi Hợp đồng kinh tế giữa hai bên.

- Nghiệm thu nhà nước: Công trình sau khi thi công xây dựng hoàn thành phải thực hiện nghiệm thu nhà nước theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Công tác nghiệm thu nhà nước được thực hiện bởi các sở chuyên ngành hoặc các phòng ban chuyên môn của huyện theo phân cấp. Công tác nghiệm thu nhà nước để kiểm tra tổng thể về khối lượng, chất

lượng của công trình có đảm bảo đề bàn giao đưa vào sử dụng hay không, những vấn đề còn tồn tại yêu cầu nhà thầu thi công phải sửa chữa, bổ sung.. để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng của công trình. Sau khi nhà thầu sửa chữa những tồn tại được nêu trong Biên bản làm việc với đơn vị thực hiện nghiệm thu nhà nước, Chủ đầu tư báo cáo về việc thực hiện khắc phục các tồn tại, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiệm thu nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra và ban hành văn bản đồng ý cho công trình nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng sau khi các tồn tại đã được khắc phục.

- Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng: Sau khi có văn bản đồng ý cho nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng của đơn vị nghiệm thu nhà nước. Chủ đầu tư sẽ tiến hành tổ chức bàn giao công trình lại cho đơn vị hưởng lợi để đưa vào sử dụng kèm theo một bộ hồ sơ đầy đủ để đơn vị hưởng lợi thực hiện ghi tăng tài sản theo quy định.

- Lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: Không muộn quá 3 tháng sau ngày nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc nhóm C.

Chủ đầu tư phải hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm tra quyết toán.

Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành về các nội dung: trình tự thủ tục, sử dụng nguồn vốn, quyết toán hợp đồng A-B, xác định công nợ và đưa ra các kiến nghị về việc thực hiện dự án đầu tư của Chủ đầu tư cũng như những kiến nghị về việc bổ sung vốn đầu tư để thanh toán những khoản phải trả và thu hồi những khoản phải thu sau quyết toán và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Quyết toán dự án hoàn thành là bước kết thúc dự án đầu tư. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng dự án, vốn đã cấp.. Chủ đầu tư tiếp tục thực hiện các kiến nghị về công nợ của dự án và khắc phục những tồn tại được nêu trong Báo cáo thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành của Phòng Tài chính – Kế hoạch. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đánh giá là công tác xuyên suốt quá trình đầu tư do các đơn vị chức năng thực hiện, công tác này có thể diễn ra tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình thực hiện quản lý vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w