Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 115 - 118)

4.4. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

4.4.1.1. Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên cho thấy: Về cơ bản công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Mai Châu đã thực hiện đảm bảo theo quy trình và quy định.

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện và tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển bền vững, ổn định và lâu dài theo định hướng chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Mai Châu cũng còn bộ lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế cần giải quyết triệt để. Những tồn tại, hạn chế đó tồn tại xuyên suốt trong hầu hết các giai đoạn của công tác quản lý vốn đầu tư, từ công tác lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch phân bổ vốn, đến công tác thẩm định, phê duyệt dự án, thanh toán, giải ngân, thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá, quyết toán.. Các tồn tại, hạn chế này có tác động tiêu cực đến công tác quản lý vốn đầu tư của huyện Mai Châu, làm giảm hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư của huyện.

Đây chính là cơ sở quan trọng và thực tiễn nhất để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu trong thời gian tới.

4.4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Bên cạnh cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng, để đảm bảo đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình địa phương, cần phải xem xét đến cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.

* Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển y tế, văn hoá thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm mới cho người trong độ tuổi lao động, bảo đảm an sinh xã hội ổn định.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng huyện Mai Châu thành huyện du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp được đầu tư tập trung theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa;

Tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng Thị trấn Mai Châu theo tiêu chí đô thị loại IV, phát triển kinh tế các xã vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng Mai Châu thành huyện có trình độ phát triển ngang bằng với mức trung bình của tỉnh, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân so với mức bình quân chung của cả nước, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội (Hội đồng nhân dân huyện Mai Châu, 2016).

* Định hướng đến năm 2025

- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện. Tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tăng trưởng, từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách về mức sống và dân trí giữa các vùng trong huyện.

- Tập trung cho phát triển nông nghiệp, sử dụng dụng đất có hiệu quả, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Ưu tiên các nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới, gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển mạnh du lịch tại các xã và điểm du lịch quốc gia tại Thị trấn Mai Châu và 03 xã lân cận. Tập hợp các giải pháp để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Quan tâm đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, nhanh chóng tạo ra những yếu tố bên trong bền vững về con người và hệ thống chính sách để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tạo sự thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát triển yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, viên chức, có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài.

- Phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương (Hội đồng nhân dân huyện Mai Châu, 2016).

* Các chỉ tiêu chủ yếu (theo định hướng đến năm 2025) - Các chỉ tiêu kinh tế:

+ Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm (theo giá cố định): 1.386.748 triệu đồng.

Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 537.971 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 38,79%); Công nghiệp - xây dựng đạt 356.254 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 31,90%); Thương mại và dịch vụ đạt 327.288 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 29,31%).

+ Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm (theo giá hiện hành): 2.753.119 triệu đồng. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 993.599 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 36,09%);

Công nghiệp - xây dựng đạt 893.883 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 32,46%); Thương mại và dịch vụ đạt 865.637 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 31,44%).

+ Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020: Từ 40 triệu đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực dạng hạt bình quân hằng năm đạt: Từ 33.500 tấn trở lên.

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hằng năm, phấn đấu vượt dự toán từ 12,5% trở lên.

+ Số xã đạt 23 chí tiêu xây dựng nông thôn mới: Tăng thêm 08 xã.

+ Diện tích trồng rừng mới: 157ha/năm.

- Các chỉ tiêu xã hội:

+ Giải quyết việc làm mới bình quân 5 năm: 1.680 lao động.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân 5 năm: Từ 45,12% trở lên.

+ Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm từ 2%/năm trở lên.

+ Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia hằng năm: 99,9%.

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm: <1,0%.

+ Tỷ lệ người dân tham gia BHYT bình quân 5 năm: Từ 87% trở lên.

+ Giữ vững tỷ lệ chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt: 100%.

+ Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia: Từ 18 trường học trở lên.

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bình quân 5 năm xuống < 10,58%.

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hằng năm <20‰.

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi hằng năm <25‰.

+ Số giường bệnh/vạn dân bình quân 5 năm: 32,6 giường/vạn dân.

+ Số bác sỹ/vạn dân bình quân 5 năm: 7,24 bác sỹ/vạn dân.

+ Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: Thêm 15 xã.

- Chỉ tiêu về văn hóa

+ Tỷ lệ làng, bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 70,0%.

+ Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 98%.

+ Tỷ lệ Trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 98%.

+ Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 85%.

- Các chỉ tiêu về môi trường

+ Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh bình quân 5 năm: 99%

+ Tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định ở mức 70,8%.

- Chỉ tiêu về xây dựng chính quyền, đoàn thể

+ Hằng năm có 87% số xã, thị trấn đạt chính quyền vững mạnh.

(Hội đồng nhân dân huyện Mai Châu, 2016) Để thực hiện đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như trên đòi hỏi phải có các giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w