Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong phương pháp nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu được xem là bước quan trọng nhất, bởi điểm nghiên cứu cần phù hợp với nội dung, mục tiêu muốn nghiên cứu và quyết định sự thành công của luận văn.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành chọn điểm là các doanh nghiệp lớn trong 3 nhóm doanh nghiệp: doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Những doanh nghiệp lớn có lượng lao động rất lớn vì thế nên áp lực về vấn đề điều kiện làm việc và môi trường sống của người lao động cũng lớn hơn.
Chính vì vậy, nghiên cứu chọn điểm nghiên cứu tại các doanh nghiệp này.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Bao gồm các tài liệu giáo trình, các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề
việc làm và đời sống của người lao động; các báo cáo, luận văn của những người nghiên cứu trước. Các loại tài liệu đã được tỉnh, huyện công bố.
3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp bao gồm thông tin định tính và thông tin định lượng được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người sản xuất rau thông qua chọn mẫu điều tra, phân loại theo cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn.
Các tài liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và bảng câu hỏi dựa vào phương pháp điều tra chọn mẫu:
- Chọn mẫu chia thành 3 tổ:
+ Lao động làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam
+ Lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh
+ Lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Số lượng mẫu là 146:
+ 50 lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong nước.
+ 49 lao động làm việc cho doanh nghiệp liên doanh.
+ 47 lao động làm việc cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Phương pháp điều tra: điều tra bằng bảng câu hỏi.
- Nội dung điều tra: thông tin chung của người lao động (giới tính, tuổi, quê quán, thời gian làm việc…), điều kiện làm việc, mức lương, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, đời sống của người lao động.
Giới thiệu chung về các DN được điều tra
Các doanh nghiệp điều tra đều là các doanh nghiệp lớn trong KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3, số lượng lao động nhiều.
Bảng 3.3. Các doanh nghiệp được điều tra
Nội dung
1. Doanh nghiệp VN Công ty CP cơ khí Thuận Thành
Công ty TNHH Hà Trung 2.
Doanh nghiệp liên doanh
Công ty cơ khí Hà Nội (Việt Nam và Đức)
Công ty CP dược phẩm Tuấn Tú (Việt Nam và Pháp)
3. DN 100% vốn nước ngoài
Công ty TNHH
Seoung Ji (Hàn quốc) Công Ty TNHH
SHINHWA (Hàn Quốc)
Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay 2010 và đồ kim loại thông
dụng 2012 Sản xuất đồ gỗ
-Sản xuất máy công cụ.
-Thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghiệp.
-Dịch vụ, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
-Xuất nhập khẩu và kinh doanh 2015 vật tư thiết bị.
-Thực hiện các chức năng đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
-Kinh doanh bất động sản và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2008 Sản xuất các sản phẩm dược
2008 Sản xuất linh kiện điện tử
2008 Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn
320 230
1148
430
1234
976
Nguồn: Ban quản lý KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 (2016)
3.2.3. Phương pháp xử lí thông tin
Kiểm tra và làm sạch phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng vấn sẽ được kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.
Xử lý số liệu: Đề tài tiến hành xử lý số liệu trên công cụ Excel trong bộ MicroSoft Office.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
- Đề tài sử dụng các bản thống kê mô tả, biểu đồ để phân tích số liệu;
- Thống kê mô tả bao gồm các số tuyệt đối, số tương đối, phần trăm, trung bình.
3.2.4.2. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh các tiêu thức nghiên cứu giữa các lao động với nhau, giữa lao động của các doanh nghiêp, so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm và đời sống của người lao động…
3.2.4.3. Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp phân tích định tính bằng cách định lượng. Phương pháp này giúp chúng ta mã hóa được các thông tin về điều kiện làm việc và đời sống của người lao động như:
môi trường làm việc của lao động như thế nào, có được quan tâm đến an toàn lao động, chính sách của công ty đến đời sống lao động…
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động
- Số lao động làm việc ở KCN;
- Cơ cấu lao động: theo giới tính, tuổi tác;
- Trình độ học vấn của người lao động.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc làm của người lao động
- Công việc chủ yếu của người lao động;
- Tính chất công việc;
- Thu nhập bình quân hàng tháng;
- Thời gian làm việc 1 ngày.
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống của người lao động
- Điều kiện sống của người lao động;
- Hình thức nhà ở của người lao động;
- Tác động của môi trường làm việc đến sức khỏe của người lao động;
- Sự giúp đỡ mà người lao động nhận được từ chính quyền địa phương.