Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người
4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động khu công nghiệp
4.2.1.1. Độ tuổi ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
Vì công việc trong các DN ở KCN thường là áp lực lớn nên độ tuổi lao động ở KCN nhiều nhất là lao động trẻ tuổi. Lao động trên 40 chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của độ tuổi tới việc làm của người lao động trong KCN
Độ tuổi 16 - 30 Độ tuổi 30 – 40 Độ trên 40 Nội dung
Lao động quản lý Nhân viên văn phòng
Công nhân
CC
(%) 6,25 28,57 52,94
Độ tuổi là một yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của người lao động tại KCN. Thông qua một số chỉ tiêu nghiên cứu bảng có thể thấy được sự khác biệt về vị trí việc làm giữa các nhóm tuổi khác nhau.
Ở nhóm tuổi trẻ từ 16-30 tuổi thì số lượng lao động đảm nhiệm vị trí lao động quản lý rất là ít, chỉ chiếm hơn 6% còn chủ yếu người lao động ở độ tuổi này làm công nhân chiếm gần 53%. Ngược lại ở nhóm tuổi trên 40 thì lao động
quản lý chiếm hơn 56% còn công nhân chỉ chiếm gần 12%. Như vậy, những người ở nhóm tuổi trẻ kinh nghiệm làm việc chưa có và nhiều lao động chỉ học qua phổ thông đi làm; mặt khác, vị trí công việc công nhân đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt và nhanh nhạy nên vị trí công việc độ tuổi này đảm nhận chủ yếu là công nhân. Còn ở độ tuổi trên 40 thì họ là những lao động có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng quản lý tốt và sức khỏe của họ không bằng nhóm tuổi trẻ.
4.2.1.2. Giới tính ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
Ngoài độ tuổi thì giới tính cũng là một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Từ hình 4.1 có thể thấy được số lao động nữ tại khu công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, gần gấp đôi lao động nam. Lý do là do đặc thù của các công việc tại các DN của KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 thì cần sự cẩn thận và chăm chỉ nhiều nên những công việc này phù hợp với lao động nữ hơn.
Hình 4.5. Tỷ lệ lao động quản lý theo giới tính
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Từ hình trên cho thấy lao động nam làm quản lý nhiều hơn là lao động nữ, chiếm tới hơn 81%, lao động nữ chỉ chiếm gần 19%. Do vị trí lao động quản lý đòi hỏi người lao động phải có khả năng quản lý, lãnh đạo, ra quyết định tốt, chính xác mà vấn đề này thì ít lao động nữ có thể làm được. Lao động nữ có tính cách nhẹ nhàng hơn, nên khó có thể quản lý được nhân viên của mình.
Lao động nữ có tính cách cẩn thận hơn nên thích hợp hơn với công việc văn phòng. Cụ thể, có đến 68% lao động nữ đảm nhiệm vị trí vông việc này, còn lao động nam chỉ chiếm 32%.
Hình 4.6. Tỷ lệ nhân viên văn phòng theo giới tính
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Hình 4.7. Tỷ lệ lao động công nhân theo giới tính
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua hình 4.7 thì tỷ lệ lao động nam và nữ làm việc tại vị trí công nhân không hơn nhau là mấy, tuy nhiên thì lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn.
4.2.1.3. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Trình độ học vấn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người
lao động tại KCN. Trình độ học vấn của người lao động Khai Sơn – Thuận Thành 3 được chia làm 4 cấp bậc như sau:
- Chỉ học hết cấp 3
- Trung cấp
- Cao Đẳng
- ĐH và trên ĐH
Bàng 4.31. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới việc làm của người lao động trong KCN
Nội dung
Lao động quản lý Nhân viên văn phòng Công nhân
Cao Đẳng ĐH và trên ĐH SL CC SL CC (Người) (%) (Người) (%)
5 31,25 9 56,25
8 28,57 12 42,86
26 25,49 16 15,69 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm thuộc các trình độ học vấn khác nhau. Những người có trình độ cao hơn thường có công việc tốt hơn. Đối với lao động chỉ học hết cấp 3 thì 100% lao động chỉ làm ở vị trí công nhân. Lao động có trình độ trung cấp thì số người làm việc tại vị trí quản lý và nhân viên văn phòng cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ vẫn ở mức thấp, hơn 12% làm quản lý và lao động làm nhân viên văn phòng chiếm hơn 28%. Lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì tỷ lệ người làm công việc quản lý cao hơn so với các công việc khác. Tuy nhiên thì, vẫn có nhiều lao động có trình độ vẫn đi làm công nhân, lao động trình độ cao đẳng là hơn 25%, lao động ĐH và trên ĐH là gần 17%. Lý giải cho điều này đó là do tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn, tỷ lệ lao động cao đẳng và đại học ngày càng nhiều, nhiều người lao động có bằng cấp nhưng giấu đi để đi xin vào làm công nhân cho các DN trong KCN.
4.2.1.4. Môi trường và điều kiện làm việc ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
Điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động cũng như
chất lượng công việc và tâm lý của người lao động. Người lao động làm việc trong một môi trường có điều kiện lao động không tốt thì hiệu quả công việc không cao.
Bảng 4.32. Thông tin về điều kiện làm việc của người lao động Nội dung
1. Tiện nghi phục vụ người lao động khi làm việc Quạt điện
Ánh sáng Nhà vệ sinh Nước uống
2. Công cụ bảo hộ Quần áo
Gang tay bảo hộ Giầy bảo hộ
Dụng cụ bảo hộ khác 3. Làm việc trong điều kiện Có nhiều tiếng ồn
Có bụi
4. Áp lực công việc
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Hầu hết các lao động làm việc trong các DN đều được trang bị các tiện nghi như quạt điện, nước uống, ánh sáng. Tuy nhiên mức độ là hoàn toàn khác nhau. Với các DN Việt Nam chỉ dừng lại ở quạt to, khi nóng quạt hấp hơi gây cảm giác rất khó chịu; ánh sáng thì bình thường chưa được tốt (dùng đèn sợi đốt). Đối với DN liên doanh và 100% vốn nước ngoài điều kiện làm việc của lao động tốt hơn nhiều, ngoài quạt điện thì còn có quạt hơi nước có nhiều doanh nghiệp trong xưởng có điều hòa, ánh sáng nơi làm việc rất tốt.
Người lao động tại KCN phần lớn làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn và có bụi bẩn, các DN nước ngoài thì ít bụi hơn.
Về trang bị bảo hộ thì người lao động tại các DN nước ngoài được trang bị
đầy đủ các công cụ bảo hộ, còn DN trong nước thì có nhưng mà thiếu chỉ có quần áo.
Qua bảng trên ta có thể thấy được, điều kiện làm việc trong các DN nước ngoài rất là tốt đầy đủ tiện nghi, có những DN còn chuẩn bị nước mát cho người lao động. Điều kiện làm việc tốt sẽ làm cho người lao động cảm thấy thoải mái hơn và làm việc hiểu quả hơn.
Tuy nhiên, đối với các DN liên doanh hay 100% vốn nước ngoài thì người lao động lại phải đối mặt với nhiều áp lực hơn so với các DN trong nước.
4.2.1.5. Mối quan hệ nơi làm việc ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Đối với các DN trong nước thì mối quan hệ của mọi người trong DN tốt hơn, mọi người hòa đông hơn và thoải mái hơn vơi nhau so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân là do DN nước ngoài thì áp lực công việc quá lớn, người lao động thường phải gồng mình lên làm việc nên không có thời gian nói chuyện với nhau, chính vì vậy quan hệ nơi làm việc cũng không được tốt.